Chương 18: Dã tâm toàn cầu (Phần 1)

Mục lục

Lời nói đầu

1. Dã tâm thống trị thế giới của ĐCSTQ

1.1 ĐCSTQ có chiến lược toàn diện nhằm lật đổ và kiềm chế Hoa Kỳ

1.2 Kích động thù hận Hoa Kỳ để chuẩn bị chiến tranh

1.3 ĐCSTQ công khai ý đồ đánh bại Hoa Kỳ

2. Chiến lược xưng bá toàn cầu của ĐCSTQ

2.1 Sáng kiến “một vành đai, một con đường”: bành trướng lãnh thổ dưới cái lốt toàn cầu hóa

2.2 Chiến lược “Ngoại giao vùng biên lớn” của ĐCSTQ nhằm dồn ép Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

2.3 Chiến lược ở châu Âu: “Chia để trị”

2.4 Biến châu Phi thành thuộc địa theo “mô hình Trung Quốc”

2.5 Tiến quân vào Mỹ La-tinh

2.6 Năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của ĐCSTQ

Tài liệu tham khảo

****

Lời nói đầu

Tà linh cộng sản đã dành rất nhiều thời gian trong giai đoạn lịch sử hiện đại để xác lập vị trí của nó trong thế giới chúng ta, dù là bằng chế độ độc tài công khai hay bằng cách ngấm ngầm lật đổ. Cách mạng bạo lực của Bolshevik ở Nga đầu thế kỷ 20 đã trải đường cho diễn viên chính của tà linh cộng sản trong vở kịch lớn cuối cùng trên vũ đài thế giới: Đảng Cộng Sản Trung Quốc (ĐCSTQ).

ĐCSTQ do chi nhánh Viễn Đông của Quốc tế Cộng sản, dưới sự lãnh đạo của Liên Xô, thành lập vào năm 1921. Trong mấy chục năm sau đó, Liên Xô đã diễn vai chính trên vũ đài thế giới, trực tiếp đối kháng với phe tự do phương Tây trong Chiến tranh Lạnh, khiến người phương Tây coi Liên Xô và chính quyền cộng sản vệ tinh của nó ở Đông Âu là kẻ thủ cộng sản toàn diện. Trong khi đó, ĐCSTQ lại có thời gian rộng dài để thiết lập và hoàn thiện chính quyền. Năm 1949, nó ĐCSTQ đã đánh bại chính phủ Trung Hoa Dân quốc và thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH).

Năm 1991, Liên Xô sụp đổ, ĐCSTQ trở thành thế lực cộng sản chính trên vũ đài quốc tế. Trước hình thế địa chính trị mới, ĐCSTQ đã dùng phương thức mới khó phát giác, đó là tránh đối đầu: Nó lôi kéo thế giới gia nhập nền kinh tế thị trường cải tổ của nó trong khi vẫn duy trì chế độ chính trị độc tài toàn trị. Bởi vậy, nhiều học giả, doanh nhân, và chính khách phương Tây không còn nhìn nhận ĐCSTQ là chế độ cộng sản nữa, cho rằng nó đã thay đổi nguyên tắc tư tưởng thành lập thể chế của nó.

Song thực tế lại không phải vậy. Mặc dù cũng mang những hình thức của cơ chế thị trường, nhưng ĐCSTQ đã đẩy đặc tính “giả – ác – đấu” của chủ nghĩa cộng sản lên đến cực điểm, dựng lên một chính quyền vận hành bằng những phương thức giảo hoạt nhất, âm hiểm nhất trong mấy nghìn năm mưu quyền chính trị của nhân loại. ĐCSTQ dùng lợi ích để dụ dỗ người ta, dùng quyền lực khống chế người ta, dùng giả dối để lừa mị người ta. Nó tôi luyện những mánh khóe ma quỷ của nó đến mức “lư hỏa thuần thanh” (vô cùng nhuần nhuyễn), đã đạt đến độ “đỉnh phong tạo cực” (đỉnh cao cực độ).

Trung Quốc có 5.000 năm lịch sử và di sản truyền thống huy hoàng, khiến miền đất cổ kính này và dân tộc Trung Hoa được thế giới tôn trọng và mến mộ. ĐCSTQ đã lợi dụng những tình cảm tốt đẹp này. Sau khi đoạt được chính quyền và khống chế nhân dân Trung Quốc, nó đã trộn lẫn khái niệm Trung Quốc và chính quyền ĐCSTQ. Nó ẩn giấu dã tâm của mình dưới cái lốt “trỗi dậy hòa bình”, khiến cộng đồng quốc tế khó mà nhận ra động cơ thực sự của nó.

Nhưng căn cốt của ĐCSTQ chưa bao giờ thay đổi. Chiến lược hợp tác kinh tế của Đảng chỉ là vì để dùng “dinh dưỡng của cơ thể chủ nghĩa tư bản” mà nuôi dưỡng cơ thể chủ nghĩa xã hội của nó, để củng cố quyền thống trị của nó, thực hiện dã tâm của nó, chứ không phải là để Trung Quốc thật sự phồn vinh, giàu mạnh. [1] Trong thực tiễn, cách làm của nó chẳng đếm xỉa gì tới đạo đức căn bản và các giá trị phổ quát. Để sinh tồn và phát triển, xã hội nhân loại phải tuân thủ quy phạm hành vi, giữ gìn phẩm đức cao thượng, bảo đảm giá trị phổ quát, bảo vệ quyền tư hữu về tài sản. Sự phát triển kinh tế của một xã hội bình thường cần phải dựa trên chuẩn mực đạo đức tương ứng.

Nhưng chính quyền cộng sản Trung Quốc lại hữu ý đi ngược hẳn lại với đạo lý đó, tạo ra một thứ quái thai kinh tế, càng khiến cho đạo đức xuống dốc nghiêm trọng. Mục đích của tà linh khi an bài “kỳ tích kinh tế” này rất đơn giản: Sức mạnh kinh tế cho chính quyền ĐCSTQ ảnh hưởng đầy thuyết phục mà nó cần để áp đặt các điều khoản của nó cho thế giới. An bài này không phải là vì để mang lại lợi ích cho Trung Quốc và nhân dân Trung Quốc, mà là muốn lợi dụng sự sùng bái của con người đối với kim tiền, của cải, để thế giới phải thuận theo ĐCSTQ trong hợp tác kinh tế và các sự vụ quốc tế.

Về đối nội, ĐCSTQ sử dụng bạo chính và bộ phận bất hảo nhất trong chế độ tư bản để vận hành thể chế. Nó thưởng ác phạt thiện, để những kẻ xấu xa nhất được thành công nhất trong xã hội. Chính sách của nó phóng đại mặt ác trong nhân tính, lại dùng vô thần luận khiến con người không còn biết sợ gì mà triệt để sa đọa.

Về đối ngoại, ĐCSTQ cực lực cổ xúy hình thái ý thức “xã hội chủ nghĩa mang màu sắc Trung Quốc” trên toàn cầu, lợi dụng lợi ích kinh tế để dụ dỗ người của thế giới tự do, khiến họ buông lơi cảnh giác, từ bỏ nguyên tắc đạo đức, nhắm mắt làm ngơ trước những vụ xâm phạm nhân quyền nghiêm trọng và các cuộc bức hại tín ngưỡng của ĐCSTQ. Nhiều nhân vật chính trị và các tập đoàn ở các quốc gia phương Tây đã vì lợi ích mà phản bội lại giá trị của mình, thỏa hiệp với ĐCSTQ, chiểu theo quy tắc của ĐCSTQ mà hành sự.

Các quốc gia phương Tây kỳ vọng có thể giúp ĐCSTQ thay đổi trong hòa bình, còn Trung Quốc dù trên bề mặt, cũng đã tiến hành hiện đại hóa và Tây hóa ở mức độ nhất định rồi, nhưng cái cốt lõi của Đảng xưa nay chưa từng thay đổi. Mấy chục năm qua, kết quả thực tế của sự hợp tác đó lại là ĐCSTQ đã thành công và an nhiên ăn mòn dần cái gốc lập quốc và ý chí của dân chúng Mỹ.

ĐCSTQ là cánh tay chủ lực của chủ nghĩa cộng sản, nên chính là mối uy hiếp lớn nhất của mọi xã hội tự do. Dã tâm của tà linh cộng sản khi để cho ĐCSTQ khuếch trương thế lực ra toàn cầu là gieo rắc độc tố của nó tới mọi ngóc ngách trên thế giới, cuối cùng khiến con người phản bội truyền thống, chống lại Thần. Mặc dù ĐCSTQ chưa thành công tuyệt đối trong việc xác lập vị trí cho nó, nhưng trong quá trình này, nó đã đạt được mục đích đằng sau: khiến con người lìa bỏ các giá trị đạo đức vốn có. Nnó đã đạt được điều này bằng cách dụ dỗ bằng lợi ích kinh tế, thao túng bằng bẫy tài chính, thâm nhập vào thể chế chính trị, uy hiếp bằng vũ lực quân sự, và lung lạc bằng tuyên truyền.

Đối diện với nguy hiểm cực lớn như vậy, chúng ta phải xem xét kỹ lưỡng dã tâm, sách lược, và thủ đoạn của chính quyền ĐCSTQ.

1. Dã tâm thống trị thế giới của ĐCSTQ

ĐCSTQ không thỏa mãn với việc làm một nước lớn trong khu vực. Nó muốn làm bá chủ thế giới. Điểm này là do bản tính độc tài cố hữu của ĐCSTQ quyết định. Bản chất của ĐCSTQ là phản thiên, phản địa, phản truyền thống; nó muốn dùng bạo lực để đập tan “thế giới cũ”, tiêu diệt nhà nước, quốc gia, và giai cấp, với mục tiêu trá hình là “giải phóng toàn nhân loại”. Dã tâm không đổi của nó là không ngừng bành trướng, cho đến khi toàn thế giới đều đi theo hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa. Các học thuyết và thực tiễn của nó chính là chủ nghĩa toàn cầu, nếu xét theo định nghĩa về khái niệm này.

Nhưng vì văn hóa truyền thống đã bắt rễ sâu trong xã hội, nên ở một số thời gian, địa điểm cụ thể, chủ nghĩa cộng sản phải chọn cách tiệm tiến, hoặc đi đường vòng. Ở Liên Xô, Stalin tuyên bố cần phải “xây dựng chủ nghĩa xã hội ở một quốc gia”, còn ĐCSTQ lại chọn “xây dựng chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc”.

Khác với các đảng chính trị ở các nước dân chủ phương Tây có sự chia sẻ quyền lực hoặc luân phiên thay nhau cầm quyền, ĐCSTQ là nhà cầm quyền duy nhất. Nó đặt ra các mục tiêu chiến lược cho các giai đoạn mấy chục năm, trên trăm năm để thực hiện. Mấy năm sau khi giành chính quyền vào năm 1949, ĐCSTQ đã hô hào khẩu hiệu “vượt qua Anh, đuổi kịp Mỹ”, làm “Đại Nhảy Vọt”. Về sau, do hình thế quốc nội và quốc tế thúc ép, ĐCSTQ lại chọn thái độ cúi đầu, ngủ đông ẩn mình mấy chục năm.

Sau vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn (Lục Tứ), phần đông trong xã hội quốc tế đã tẩy chay chính quyền Trung Quốc. Lúc bấy giờ, ĐCSTQ đánh giá tình hình và kết luận vẫn chưa thể trực tiếp đối đầu với Mỹ. Bởi vậy, nó đặt ra kế sách “ẩn mình chờ thời” thay vì lãnh đạo trên trường quốc tế. Đây không phải là ĐCSTQ đã thay đổi mục tiêu của nó, mà chỉ là nó tùy thế thời mà vận dụng sách lược khác nhau mà thôi.

Từ một tầng diện khác mà quan sát, tà linh cộng sản đã dùng kế nghi binh cổ “Minh tu sạn đạo, ám độ Trần Thương”. Siêu cường quốc đầu tiên của chủ nghĩa cộng sản là Liên Xô, nhưng vai trò thật sự của Liên Xô là để nâng đỡ cho chính quyền ĐCSTQ phát triển và rèn luyện thành thục.

Kể từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, Hoa Kỳ vẫn luôn là cường quốc lớn nhất thế giới, giữ vai trò duy trì trật tự thế giới. Bất kỳ quốc gia nào muốn đảo lộn trật tự này ắt phải hạ bệ Hoa Kỳ. Bởi vậy, về phương hướng chiến lược tổng thể, ĐCSTQ vẫn luôn coi Hoa Kỳ là kẻ địch chính. Mấy chục năm qua vẫn luôn như vậy, trước giờ ĐCSTQ chưa hề ngừng nghỉ chuẩn bị cho một cuộc tổng tấn công đối với Mỹ.

Trong cuốn “Cuộc chạy đua đường dài trăm năm: Chiến lược bí mật của Trung Quốc hòng soán vị Mỹ trở thành siêu cường thế giới”, chuyên gia an ninh quốc gia Michael Pillsbury phân tích rằng Trung Quốc có một chiến lược dài hạn nhằm lật đổ trật tự kinh tế, chính trị thế giới mà Mỹ đang dẫn đầu và thay bằng chủ nghĩa cộng sản vào năm 2049, nhân kỷ niệm 100 năm ĐCSTQ nắm quyền cai trị Trung Quốc. [2] Pillsbury lưu ý bộ phim truyền hình “Cuộc giao tranh thầm lặng” (Silent Contest), do Đại học Quốc phòng Trung Quốc sản xuất, đã biểu thị minh xác dã tâm giao tranh với Hoa Kỳ: Trong quá trình thực hiện “sự nghiệp vĩ đại” trở thành bá chủ thế giới, ĐCSTQ “tất không thể tránh khỏi tình huống liên tục cọ sát và đấu tranh với vị trí đi đầu thế giới của Mỹ”, và “đây là cuộc giao tranh thế kỷ không thể thay đổi bằng ý chí con người”.

Chiến lược toàn cầu của ĐCSTQ tập trung vào việc đối kháng với Hoa Kỳ. Arthur Waldron, một giáo sư của Đại học Pennsylvania, một chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, trong một phiên điều trần tại Thượng viện đã chỉ ra rằng Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐGPND) là quân đội duy nhất trên thế giới chuyên hoạt động chống Hoa Kỳ. [3] Ngoài ra, đại bộ phận các quan hệ ngoại giao và hoạt động quốc tế của ĐCSTQ cũng đều trực tiếp hoặc gián tiếp nhắm vào Hoa Kỳ.

1.1 ĐCSTQ có chiến lược toàn diện nhằm lật đổ và kiềm chế Hoa Kỳ

ĐCSTQ có kế sách toàn diện để thực hiện mưu đồ thống trị thế giới. Về hình thái ý thức, nó cạnh tranh với Hoa Kỳ cũng như các nước dân chủ tự do. Nó dựa vào cưỡng chế chuyển giao công nghệ và đánh cắp sở hữu trí tuệ để rút ngắn khoảng cách về công nghệ, dùng sự phát triển kinh tế để chứng minh cho “niềm tin chế độ”. Về quân sự, nó âm thầm đối kháng với Hoa Kỳ, lấy “tác chiến bất đối xứng” và “chiến tranh không giới hạn” làm cơ sở chiến thuật, tích cực phát triển trang bị quân sự, như sự kiện Biển Đông. Nó chống lưng cho Triều Tiên, Iran và các chính quyền bạo ngược khác để ngáng trở Mỹ và khối NATO.

Về ngoại giao, ĐCSTQ thúc đẩy “Đại chiến lược ngoại biên” và sáng kiến “Một vành đai, một con đường”. Nó đồng thời mở rộng ảnh hưởng quốc tế sang các nước láng giềng, cũng như các nước châu Âu, châu Phi, châu Đại Dương, châu Mỹ La-tinh, mưu đồ thành lập một liên minh quốc tế, hình thành một khu vực do Trung Quốc dẫn đầu để cô lập Hoa Kỳ.

ĐCSTQ dùng nhiều thủ đoạn để có thể đạt được những mục tiêu này. CHNDTH thành lập tổ chức Hợp tác Thượng Hải vào năm 2001, mạng lưới hợp tác “16+1” (nay gọi là “17+1”) với các quốc gia Trung Âu và Đông Âu năm 2012, và Ngân hàng Đầu tư Cơ sở Hạ tầng Châu Á (Asian Infrastructure Investment Bank) năm 2015. Nó nhiệt tình hợp tác với các nước khối kinh tế BRICS (Brazill, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, và Nam Phi), dốc sức thúc đẩy quốc tế hóa đồng Nhân dân tệ. Nó tìm cách kiểm soát việc chế định tiêu chuẩn công nghiệp (như những linh kiện dùng cho mạng 5G), và khống chế dư luận.

ĐCSTQ lợi dụng quyền tự do báo chí ở Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây để tiến hành các hoạt động mặt trận thống nhất, phát tán tuyên truyền, và làm chiến tranh gián điệp. Đây là mưu đồ thao túng Hoa Kỳ ở mức độ tối đa và khống chế thay đổi từ trong nội bộ Hoa Kỳ mà không phải dùng đến chiến tranh thông thường.

Đặc vụ của ĐCSTQ đã mua chuộc các quan chức chính phủ, dân biểu, các nhà ngoại giao và quân nhân về hưu của Hoa Kỳ. ĐCSTQ dùng lợi ích kinh tế để dẫn dắt các nhà tư bản Mỹ làm thuyết khách cho các nhà cộng sản Trung Quốc và tác động vào chính sách của Hoa Kỳ đối với Trung Quốc. Nó cưỡng chế các công ty công nghệ cao hợp tác với ĐCSTQ về kiểm duyệt internet và Vạn Lý Tường Lửa (Great Firewall); bức ép và dụ dỗ nhiều người trong cộng đồng Hoa kiều làm bình luận viên thứ năm, và thâm nhập vào các viện chiến lược và các cơ sở học thuật. Nó thao túng các tổ chức này, khiến họ tự kiểm duyệt trong những chủ đề nhạy cảm mà phát ngôn theo lập trường của ĐCSTQ. Các công ty Trung Quốc chịu sự kiểm soát hoặc ảnh hưởng của ĐCSTQ đã đầu tư rất lớn vào Hollywood và ngành giải trí.

ĐCSTQ một mặt gia tăng ảnh hưởng của nó ở các nước trên thế giới nhằm bao vây, kiềm tỏa Hoa Kỳ, một mặt thiết lập căn cứ bí mật ngay trên đất Mỹ nhằm phá hoại nước Mỹ từ bên trong. Nó xây dựng một mạng lưới đặc vụ rộng khắp, thêm dầu vào lửa cho những rạn nứt trong xã hội Mỹ, trở thành mối đe dọa ngay bên trong nước Mỹ.

1.2 Kích động thù hận Hoa Kỳ để chuẩn bị chiến tranh

Hình thái ý thức của ĐCSTQ vận hành dựa trên sự thù hận. Kiểu yêu nước mà nó truyền bá gieo rắc nỗi hận Nhật Bản, hận Đài Loan, hận người Tây Tạng, hận dân tộc thiểu số Tân Cương, hận các nhóm người có tín ngưỡng, hận các nhân sỹ bất đồng chính kiến, và hận nước Mỹ. Trong cư dân mạng Trung Quốc có lưu truyền câu nói: “Chuyện nhỏ thì tìm Nhật Bản, chuyện lớn thì tìm nước Mỹ”, ý là chính quyền cộng sản Trung Quốc gặp phải chuyện phiền phức nhỏ thì kích động tâm tình chống Nhật trong dân chúng, gặp phải rắc rối lớn thì kích động tình cảm chống Mỹ để chuyển hướng dư luận ra kẻ thù nước ngoài, theo đó mà làm lắng dư luận trong cuộc khủng hoảng trong nước.

Trước khi nắm quyền, các nhà cộng sản Trung Quốc đã nhiều lần khen ngợi lòng hữu hảo của Mỹ đối với Trung Quốc cũng như chế độ dân chủ của Mỹ. Nhưng sau khi thành lập chính quyền, ĐCSTQ đã lập tức lợi dụng những khó khăn mà Trung Quốc đã trải qua trong lịch sử hiện đại cũng như khát vọng trở thành một cường quốc của nhân dân. ĐCSTQ tự tô vẽ bản thân thành vị cứu tinh của dân tộc khi khơi dậy lòng hận thù Mỹ và các nước khác.

Trên thực tế, ĐCSTQ chẳng đoái hoài gì đến sống chết của dân chúng, cũng không đoái hoài gì đến sự toàn vẹn lãnh thổ, hay sự phát triển lành mạnh, lâu dài của dân tộc Trung Hoa. Không thể kể xiết sự tà ác của ĐCSTQ trong việc bức hại dân chúng, phản bội chủ quyền quốc gia, phá hoại đạo đức và văn hóa truyền thống, hủy đi tiền đồ của Trung Quốc.

Khi kích động thù hận nước ngoài, ĐCSTQ muốn trước hết là tô vẽ cho bản thân thành vị cứu tinh để tạo ra tính hợp pháp cho sự thống trị tàn bạo của nó; hai là, lợi dụng tình cảm chủ nghĩa dân tộc để chuyển dịch sự chú ý của dân chúng khi trong nước có khủng hoảng; ba là, thu hút sự ủng hộ cho dã tâm bành trướng và mưu đồ của Đảng với cái cớ là rửa nỗi nhục thời hiện đại; bốn là, dùng hận thù để chuẩn bị tâm lý cần thiết cho chiến tranh trong tương lai.

Một thế hệ thanh niên bị ĐCSTQ nhồi nhét đầy đầu tư tưởng căm thù Mỹ, biến họ thành công cụ thuần phục để dùng vào nỗ lực soán vị Mỹ, xưng bá toàn cầu. Khi thời cơ chín muồi, ĐCSTQ ắt sẽ lợi dụng những thanh niên đó để thâm nhập vào Mỹ và các quốc gia dân chủ đồng minh của Mỹ bằng các loại thủ đoạn, khiến họ tham gia chiến tranh vũ trang toàn lực, chiến tranh không giới hạn, và khi cần, sẵn sàng hy sinh bản thân trong vụ thảm sát bằng hạt nhân.

Phản ứng vui mừng của công chúng Trung Quốc sau vụ tấn công khủng bố 11/9 cho thấy rõ rằng tuyên truyền của ĐCSTQ đã đơm hoa kết trái. Trên các diễn đàn chính trị, quân sự chính của Trung Quốc, khẩu hiệu “Trung-Mỹ ắt phải chiến một trận” hô hào mãi không dứt — cũng là một chỉ dấu cho thấy ĐCSTQ đã thành công trong việc tuyên truyền thù hận nước Mỹ trong dân chúng. Đây là cuộc vận động chiến tranh chống Mỹ lâu dài, theo phương thức tiệm tiến mà ĐCSTQ đã dày công suy tính và triển khai một cách có hệ thống.

Tuyên truyền thù hận Mỹ của ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở Trung Quốc. Ở quốc tế, ĐCSTQ còn âm thầm hoặc công khai hậu thuẫn các chính quyền bạo ngược và các tổ chức khủng bố chiến đấu với Mỹ, dưới hình thức viện trợ kinh tế, trang bị vũ khí, trang thiết bị, và cơ sở lý luận, huấn luyện chiến thuật và ủng hộ dư luận cho chúng. ĐCSTQ lèo lái các thế lực chống Mỹ trên toàn thế giới khi CHNDTH là cái trục chính dẫn dắt các quốc gia chống Mỹ.

1.3 ĐCSTQ công khai ý đồ đánh bại Hoa Kỳ

Năm 2008, khi Hoa Kỳ chật vật chống chọi với cuộc khủng hoảng kinh tế thì Trung Quốc lại đăng cai Thế Vận Hội tốn kém nhất trong lịch sử ở Bắc Kinh. Với vỏ ngoài thịnh vượng, chính quyền Trung Quốc đã nhảy lên vũ đài quốc tế. Bấy giờ, ngành công nghiệp chế tạo của Mỹ đang xuống dốc, đất nước trong cơn khủng hoảng đang tiến tới cuộc Đại Suy thoái khốc liệt. Trước những khó khăn như vậy về kinh tế, chính quyền Hoa Kỳ đã phải đề nghị Trung Quốc trợ giúp bằng cách mua trái phiếu của Mỹ. Truyền thông Trung Quốc lập tức rêu rao những tít báo: “Mỹ đang phải dựa vào đồng tiền của người dân Trung Quốc mà cầm cự”, “Mỹ đang xuống dốc; Trung Quốc đã sẵn sàng thế chỗ”, v.v.. Kiểu dư luận này đã chiếm thế chủ đạo trên truyền thông của ĐCSTQ, thậm chí còn trở thành cách nhìn phổ biến của truyền thông và giới học thuật phương Tây.

Sau năm 2008, Mỹ cho thấy dấu hiệu xuống dốc về mặt vị thế kinh tế, sức mạnh quân sự và ổn định chính trị. Về kinh tế, chính quyền Mỹ bấy giờ thúc đẩy y tế toàn dân, mở rộng phúc lợi xã hội, đưa các vấn đề khí hậu thành trọng tâm của các chính sách, và đặt ra các hạn chế đối với các ngành sản xuất truyền thống. Trong khi đó, ngành công nghiệp năng lượng xanh lại bị các sản phẩm made in China đánh bại, còn ngành sản xuất của Mỹ tiếp tục bị rỗng ruột. Các chính sách này không có cách nào để chống lại và bảo vệ bản thân trước tình trạng CHNHTH gian lận thương mại và đánh cắp lượng lớn quyền sở hữu trí tuệ.

Trước những xu thế này, nhiều người chỉ biết chấp nhận cách nói Trung Quốc đang trỗi dậy và Mỹ đang trên đà suy thoái. Về quân sự, Hoa Kỳ cắt giảm ngân sách, chủ trương ngoại giao yếu thế. Về chính trị, trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa ở Mỹ ngày càng hưng khởi, chia rẽ xã hội ngày càng lớn, chính trị dân chủ trở thành sân chơi của lợi ích đảng phái, nên thường làm tê liệt các chức năng của chính phủ. ĐCSTQ so sánh sự hỗn loạn này với chế độ độc tài tập trung của nó mà cười nhạo nền dân chủ của Mỹ là trò hề.

Năm 2010, Trung Quốc vượt qua Nhật Bản, trở thành nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Năm 2014, theo số liệu của Ngân hàng Thế giới, nếu tính theo sức mua tương đương thì GDP (tổng sản phẩm quốc nội) của Trung Quốc có thể đã vượt Hoa Kỳ. [4] Khi thấy cán cân quyền lực giữa Trung Quốc và Mỹ có dấu hiệu đảo chiểu, và tin rằng xu thế suy bại của Mỹ là không thể đảo ngược, ĐCSTQ đã bỏ chiến lược cũ là “ẩn mình chờ thời”. Thay vào đó, Đảng đã công khai và trực tiếp nhắm vào trật tự quốc tế mà Mỹ đang dẫn đầu. Các quan chức, truyền thông và chuyên gia của ĐCSTQ đã thể hiện lập trường chính thức, không e dè gì mà tuyên bố lộ liễu dã tâm bành trướng với “giấc mộng Trung Hoa”.

Năm 2012, trong Đại hội Toàn quốc thứ 18, ĐCSTQ đã đề ra ý tưởng xây dựng một “cộng đồng vận mệnh chung cho nhân loại”. Năm 2017, trong cuộc Đối thoại các Đảng Chính trị Thế giới, ĐCSTQ đã tạo ra giả tượng về “vạn bang đến triều” (các nước tới chầu triều đình Trung Quốc). ĐCSTQ đã công khai nguyện vọng xuất khẩu “mô hình Trung Quốc” cộng sản ra thế giới.

Khi truyền bá cái gọi là “mô hình Trung Quốc”, “phương án Trung Quốc”, “trí tuệ Trung Quốc”, ĐCSTQ tham vọng trở thành lãnh tụ thế giới và xác lập trật tự thế giới mới dưới. ĐCSTQ đã dày công chuẩn bị về mọi mặt cả mấy thập kỷ qua. Trật tự thế giới mới này nếu như thành hiện thực thì sẽ xuất hiện một trục tà ác mới, một kẻ thù của thế giới tự do, mà còn đáng sợ hơn nhóm đồng minh Axis [mà Đức, Ý, Nhật là trục chính] trong Chiến tranh Thế giới Thứ hai.

2. Chiến lược xưng bá toàn cầu của ĐCSTQ

2.1 Sáng kiến “một vành đai, một con đường”: bành trướng lãnh thổ dưới cái lốt toàn cầu hóa

Năm 2013, Bắc Kinh chính thức đưa ra kế hoạch “Một Vành đai, một Con đường” (One Belt One Road – OBOR), còn gọi là Vành đai Con đường. Theo kế hoạch này, chính quyền Trung Quốc sẽ đầu tư hàng nghìn tỷ đô la để xây dựng cơ sở hạ tầng trọng yếu như cảng biến, đường sắt, và hệ thống năng lượng ở hàng chục quốc gia. Đây là dự án đầu tư lớn nhất trong lịch sử.

“Một Vành đai” là nói đến Vành đai Kinh tế Con đường Tơ lụa, gồm ba tuyến đường bộ lớn: một là, từ Trung Quốc qua Trung Á và Nga sang Châu Âu và biển Baltic; hai là, từ Tây Bắc Trung Quốc qua Trung Á và Tây Á sang vịnh Ba Tư và Địa Trung Hải; ba là, từ Tây Nam Trung Quốc qua Bán đảo Đông Dương sang Ấn Độ Dương.

“Một Con đường” là chỉ Con đường Tơ lụa trên Biển Thế kỷ 21, với hai tuyến đường biển lớn: một tuyến đi từ các cảng biển Trung Quốc ra Biển Đông, qua eo biển Malacca, rồi qua Ấn Độ Dương sang Châu Âu; tuyến thứ hai hướng ra khu vực Nam Thái Bình Dương.

Cái khung chủ yếu của “Một vành đai” trên bộ gồm sáu hành lang kinh tế:

1) Hành lang Kinh tế Trung Quốc–Mông Cổ–Nga

2) Hành lang Cầu Đại lục Á-Âu Mới

3) Hành lang Kinh tế Trung Quốc–Trung Á–Tây Á

4) Hành lang Kinh tế Trung Quốc–Bán đảo Đông Dương

5) Hành lang Kinh tế Trung Quốc–Pakistan

6) Hành lang Kinh tế Bangladesh–Trung Quốc–Ấn Độ–Myanmar.

Hành lang Cầu Đại lục Á-Âu Mới sẽ dựa vào vận tải đường sắt giữa Trung Quốc và châu Âu, như từ Nghĩa Ô đến Madrid và từ Vũ Hán tới Hamburg và Lyon. Vận tải đường sắt từ Trung Quốc sang châu Âu chỉ mất hơn 10 ngày, trong khi đường biển là 30 ngày. Đường sắt Cao tốc Trung Quốc (China Railway Express) dọc theo các điểm trung chuyển này đã bắt đầu vận hành từ năm 2011 và đã trở thành một cấu phần quan trọng của OBOR.

Hành lang Kinh tế Trung Quốc–Pakistan là kế hoạch chung giữa chính phủ hai nước, bao gồm một đường cao tốc từ Khách Thập (Kashgar) ở tỉnh Tân Cương đến Cảng Gwadar ở Pakistan trên Ấn Độ Dương. Năm 2013, ĐCSTQ đã giành được quyền vận hành Cảng Gwadar, cánh cổng lớn của Pakistan ra Vịnh Ba Tư và Biển Ả Rập. Cảng này chiếm một vị trí chiến lược trọng yếu, nối Eo biển Hormuz với Biển Ả Rập, là con đường vận chuyển 40% lượng dầu thô của thế giới.

Đại khung của “Một Con đường” trên biển là xây dựng một loạt cảng biển chiến lược và giành quyền kiểm soát vận tải biển trên toàn cầu. Đối với các nước mạnh về tài chính, các công ty Trung Quốc tham gia cổ phần hoặc liên doanh. Đối với các nước có tài chính yếu hơn, Trung Quốc đầu tư những khoản tiền lớn vào địa phương và tìm cách nắm quyền vận hành các cảng biển.

Năm 2013, Công ty TNHH Cổ phần Cảng biển Chiêu Thương Trung Quốc (China Merchants Port Holdings Co. Ltd) đã mua 49% cổ phần của công ty cảng biển Terminal Link SAS ở Pháp, từ đó mà có được quyền vận hành 15 bến tàu ở 8 quốc gia và 4 châu lục, bao gồm Bến tàu Container Nam Florida ở Miami và Bến tàu Houston (hiện gọi là Bến Texas). [5]

Các cảng biển và bến tàu khác mà Trung Quốc kiểm soát còn có các cảng Antwerp và Zeebrugge ở Bỉ; Bến tàu Container Kênh đào Suez ở Ai Cập; Kumport (hay Ambarli) ở Thổ Nhĩ Kỳ; Cảng Piraeus ở Hy Lạp; Bến tàu Pasir Panjang ở Singapore; Bến tàu Euromax Rotterdam, được mệnh danh là “cửa ngõ của châu Âu” ở Hà Lan; bến tàu giai đoạn hai ở Cảng Khalifa ở các tiểu Vương quốc Ả Rập Thống nhất; Cảng Vado ở Ý, Cảng Kuantan ở Malaysia, Cảng Djibouti ở Đông Phi; và Kênh đào Panama.

Ngoài đầu tư, ĐCSTQ còn thông qua OBOR để tạo bẫy nợ nhằm giành được quyền kiểm soát những vị trí chiến lược. Sri Lanka, vì không đủ sức trả nợ cho các công ty Trung Quốc, nên năm 2017 đã ký một hợp đồng cho một công ty Trung Quốc thuê Cảng Hambantota với kỳ hạn 99 năm.

Năm 2018, ĐCSTQ lại khởi động Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số, với mục tiêu định hình lại hướng phát triển cơ sở hạ tầng mạng internet tương lai. Con đường Tơ lụa Kỹ thuật số được coi là giai đoạn cao cấp của OBOR, chủ yếu bao gồm xây dựng cơ sở hạ tầng cáp quang, dịch vụ thông tin kỹ thuật số, viễn thông quốc tế, và thương mại điện tử.

Nhiều quốc gia tham gia vào OBOR không có hệ thống tín dụng hoàn chỉnh. ĐCSTQ muốn đưa hệ thống thương mại điện tử và dịch vụ thanh toán điện tử của nó, như Alipay, tới những quốc gia này, trong khi triệt để loại trừ các đối thủ phương Tây. Vạn Lý Tường Lửa phỏng tỏa mạng ở Trung Quốc, nay cũng được xuất khẩu sang các nước OBOR, trở thành hệ thống giám sát mạng tập trung mà ĐCSTQ đã áp dụng ở Trung Quốc.

Từ quy mô đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng trên toàn cầu của ĐCSTQ, có thể thấy rõ phạm vi chiến lược của nó. Theo một bài báo tháng 11/2018 của New York Times, ĐCSTQ đã hoặc đang thi công hơn 40 ống dẫn và các dự án cơ sở hạ tầng dầu khí khác; hơn 200 cây cầu, đường bộ, và đường sắt; gần 200 nhà máy sản xuất năng lượng nguyên tử, khí ga tự nhiên, than đá và năng lượng tái tạo; hàng loạt đập thủy điện lớn. Tại thời điểm viết báo cáo này, ĐCSTQ đầu tư vào ít nhất 112 quốc gia, hầu hết tham gia sáng kiến OBOR. [6]

Khi OBOR đã định hình, dã tâm hất cẳng Mỹ trên trường quốc tế của ĐCSTQ cũng đã lớn. Nó ra sức thúc đẩy đồng Nhân dân tệ trở thành đồng tiền quốc tế, hệ thống tín dụng của nó cũng vậy. Mạng viễn thông do Trung Quốc chế tạo (gồm cả 5G) đang được thúc đẩy thành mạng viễn thông tương lai của nhiều quốc gia. Tuyến đường sắt cao tốc do Trung Quốc xây dựng cũng vậy. Mục đích của nó là cuối cùng xây dựng một bộ tiêu chuẩn do ĐCSTQ kiểm soát, và độc lập với bộ tiêu chuẩn hiện hành của phương Tây.

Trong những giai đoạn đầu xây dựng OBOR, ĐCSTQ tập trung vào các nước láng giềng, xa nhất cũng chỉ đến Châu Âu. Nhưng không lâu sau, nó đã vươn ra cả châu Phi, châu Mỹ La-tinh, thậm chí Bắc Băng Dương, bao phủ toàn thế giới. Con đường Tơ lụa trên Biển vốn chỉ có hai tuyến, sau này lại có thêm tuyến thứ ba – tuyến đường Bắc Cực qua Bắc Băng Dương, nối với Châu Âu, gọi là “Con đường Tơ lụa trên Băng”. Trước khi có OBOR, Trung Quốc đã đầu tư mạnh ở châu Phi và châu Mỹ La-tinh. Các nước này hiện đã là thành phần của kết cấu chính của OBOR, cho phép Trung Quốc mở rộng phạm vi tài chính và quân sự ở các lục địa này với cường độ lớn hơn, tốc độ nhanh hơn.

Động cơ trực tiếp nhất của OBOR là xuất khẩu sức sản xuất dư thừa của Trung Quốc qua các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng cơ bản như đường sắt và đường cao tốc ở nước ngoài. Các quốc gia này rất giàu tài nguyên và nguồn năng lượng. Khi xây dựng cơ sở hạ tầng cho các nước, ĐCSTQ đã đạt được hai mục đích: một là mở ra thông đạo trên lục địa để xuất khẩu sản phẩm sản xuất trong nước sang châu Âu nhanh hơn và rẻ hơn; hai là đảm bảo có được tài nguyên và nguồn năng lượng chiến lược của các nước tham gia OBOR. Ý đồ của ĐCSTQ là mở rộng xuất khẩu cho Trung Quốc đại lục, chứ không phải là muốn trợ giúp ngành chế tạo của các nước trong OBOR hay chuyển dịch ngành chế tạo của Trung Quốc sang những quốc gia này – ĐCSTQ sẽ không giúp tạo ra sự cạnh tranh cho ngành sản xuất của nó.

Còn dã tâm thực sự đằng sau OBOR là dùng sức mạnh kinh tế làm tiên phong để xác lập quyền khống chế huyết mạch tài chính và chính trị của các quốc gia khác, biến họ thành thuộc địa, thành con cờ trong trên trường quốc tế của chính quyền Trung Quốc. Một sản phẩm phụ khi tham gia OBOR là nhập khẩu những độc tố của chủ nghĩa cộng sản như tham nhũng, hủ bại, nợ nần, và đàn áp chuyên chế. Cho nên, OBOR căn bản chính là cái bẫy lừa đảo, sẽ không mang lại cho quốc gia bản địa sự phát triển kinh tế bền vững.

Những mối nguy này đã khiến nhiều nước bắt đầu cảnh giác, khiến chính phủ các nước dừng hoặc hạn chế tham gia dự án OBOR. Có lúc, chính Bắc Kinh cũng phải nhượng bộ rằng nó sẽ minh bạch hơn và sẽ điều chỉnh những bẫy nợ đang bị chỉ trích nặng nề.

Tuy vậy, kế hoạch của ĐCSTQ là không thể khinh thường. Các công ty phương Tây hoạt động trên cơ sở lợi nhuận và sẽ không tiếp tục đầu tư ở một quốc gia bất ổn sau vài năm. Còn ĐCSTQ lại tính toán đến cả thế kỷ tiếp theo, nó có thể chấp nhận trường kỳ hoạt động trong môi trường quốc tế bất ổn, bất chấp thua lỗ trước mắt.

Điều ĐCSTQ muốn là bồi đắp nên các chính phủ thân cộng để ủng hộ nó ở Liên Hợp Quốc. Dã tâm của ĐCSTQ là muốn làm bá chủ ở châu Á, châu Phi, và châu Mỹ La-tinh trong cuộc chiến chống lại thế giới tự do, cuối cùng soán vị Mỹ, trở thành cường quốc số một thế giới. Để đạt mục tiêu đó, ĐCSTQ có thể không tiếc sống chết của nhân dân. Chẳng hạn, những chi phí mà các công ty tư nhân phương Tây phải tự gánh mà không gánh nổi, thì ĐCSTQ có thể dễ dàng bắt tỷ mấy người dân Trung Quốc thắt lưng buộc bụng mà gồng gánh. Trong cuộc chiến chinh phục thế giới này, không phải chuyện ĐCSTQ lợi hại thế nào trên giấy, mà là nó có thể tùy ý sử dụng nguồn lực hàng trăm triệu người dân Trung Quốc, bất chấp sinh tử của họ. Nhân dân Trung Quốc chẳng qua là vật hy sinh của ĐCSTQ.

Nguyên trưởng cố vấn Chiến lược Nhà Trắng Steve Bannon cho hay, với dự án OBOR, chính quyền Trung Quốc đã tích hợp thành công lý luận về bá chủ thế giới của ba học giả Mackinder-Mahan-Spykman mà tổ thành một kế hoạch hoàn chỉnh. Andrew Sheng của Viện Nghiên cứu Châu Á Toàn cầu đã tổng kết lại quan điểm của Bannon như sau:

Ngài Halford Mackinder là một nhà địa lý/nhà sử học người Anh có ảnh hưởng lớn. Năm 1904, ông đã chỉ ra rằng ‘Ai khống chế được “Heartland” (Dải đất Trung tâm, tức Trung Á) thì người đó sẽ khống chế được “World-Island” (Đảo Thế giới, tức Âu-Á); ai khống chế được World-Island thì có thể khống chế được cả thế giới. Một người Mỹ cùng thời với ông là Alfred Mahan, nhà sử học hải quân đã xây dựng chiến lược khống chế quyền lực trên biển bằng cách mở rộng lý luận của đế chế hàng hải Anh về việc kiểm soát đường biển, các nút thắt và kênh đào bằng cách kiểm soát thương mại toàn cầu. Ngược lại, Nicholas John Spykman lại cho rằng Rimland (đường duyên hải bao quanh Châu Á) còn quan trọng hơn cả Heartland, như vậy: “Ai khống chế được Rimland thì có thể khống chế Âu-Á; ai khống chế được Âu-Á thì có thể khống chế vận mệnh của cả thế giới.” [7]

Quan điểm này đã phản ánh đúng sự cảnh giác ngày một gia tăng của phương Tây đối với dã tâm của ĐCSTQ trong dự án OBOR.

Kỳ thực, dã tâm của ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở OBOR. OBOR cũng không phải chỉ tập trung vào giành quyền kiểm soát các tuyến đường bộ, đường biển và các cảng biển lớn. ĐCSTQ muốn lợi dụng bất cứ sơ hở nào trên khắp thế giới, không đâu không nhập vào. Mấy chục năm qua, nhiều nước châu Á, châu Phi, châu Mỹ La-tinh trở thành quốc gia mới độc lập do quá trình phi thuộc địa hóa. Những khu vực này đã trải qua tình trạng quyền lực bị bỏ trống, tự nhiên trở thành mục tiêu nắm giữ của ĐCSTQ. Những quốc gia mới độc lập từng là một bộ phận của Liên Xô và các nước vệ tinh Đông Âu của Liên Xô còn yếu trong việc kiểm soát chủ quyền, cũng dễ trở thành mục tiêu của chính quyền ĐCSTQ. Những nước nhỏ, đảo quốc, quốc gia kém phát triển mà có vị trí chiến lược đều là món ngon trong mắt ĐCSTQ.

Ngay cả một số quốc gia từng vững như bàn thạch trong khối dân chủ phương Tây cũng đã trôi vào quỹ đạo của ĐCSTQ sau khi kinh tế bị suy yếu và nợ công cao. Xét về địa chính trị, ĐCSTQ đang dần bao vây Mỹ bằng cách khống chế nền kinh tế của các quốc gia khác. Mục đích là dần dần gạt ảnh hưởng của Mỹ ra rìa của những quốc gia này, cuối cùng loại bỏ Mỹ, đến lúc đó, ĐCSTQ đã thiết lập được một trật tự quốc tế khác, mà trung tâm là chính quyền độc tài cộng sản. Thủ đoạn này không có gì là mới mẻ. Nó bắt nguồn từ sách lược cũ của ĐCSTQ là lấy “nông thôn bao vây thành thị”, cuối cùng giành được thắng lợi trong cuộc Nội chiến Trung Quốc.

2.2 Chiến lược “Ngoại giao vùng biên lớn” của ĐCSTQ nhằm dồn ép Mỹ ra khỏi khu vực Châu Á-Thái Bình Dương

Theo định nghĩa về “ngoại giao vùng biên lớn” của các nhà chiến lược ĐCSTQ, “Trung Quốc có 14 nước láng giềng trên đất liền, 6 nước láng giềng ở bờ biển bên kia. Ngoài ra, phía Đông là khu vực Châu Á-Thái Bình Dương, phía Tây là cả đại lục Âu-Á. Có nghĩa là, bán kính quét qua các nước láng giềng mở rộng của Trung Quốc bao phủ 2/3 phạm vi chính trị, kinh tế, an ninh quốc tế. Bởi vậy, bố cục ngoại giao vùng biên không chỉ là một chiến lược khu vực đơn thuần… mà là một chiến lược lớn thật sự.” [8]

Châu Úc là mối liên kết yếu của phương Tây

Tháng 6/2017, sau năm tháng hợp tác điều tra, hãng tin FairFax và Tập đoàn Phát thanh Úc (Australia Broadcasting Corporation) đã công bố bộ phim tài liệu “Quyền lực và ảnh hưởng: Ngạnh cứng trong quyền lực mềm của Trung Quốc” (Power and Influence: The Hard Edge of China’s Soft Power), trong đó tiết lộ về sự thâm nhập và khống chế của ĐCSTQ đối với xã hội Úc trên diện rộng. [9] Sáu tháng sau, Sam Dastyari, một nghị sỹ của Công đảng Úc, tuyên bố từ chức khỏi Thượng nghị viện. Dastyari từ chức sau khi bị phanh phui là đã nhận tiền của các thương nhân Trung Quốc có quan hệ với ĐCSTQ để đưa ra những ngôn luận có lợi cho Bắc Kinh về tranh chấp lãnh thổ trên Biển Đông. Phát ngôn của ông về vấn đề trọng yếu này mâu thuẫn với chính lập trường của đảng của ông. [10]

Cũng trong tháng 6/2016, hãng tin ABC của Úc đăng bài báo tiết lộ các khoản quyên tặng chính trị của một thương gia Trung Quốc nhằm tác động đến chính sách thương mại Úc-Trung. Bài báo tiết lộ rằng từ năm 2013 đến 2015, Đảng Tự do và Lao động của Úc đã nhận các khoản quyên tặng với tổng trị giá 5,5 triệu USD từ các công ty, cá nhân có quan hệ với ĐCSTQ. [11] Không chỉ có vậy, mấy năm gần đây, các hãng truyền thông Úc còn ký hợp đồng với truyền thông nhà nước Trung Quốc để phát sóng những nội dung do truyền thông Trung Quốc cung cấp cho khán thính giả Úc. [12]

Năm 2017, cuốn sách “Cuộc xâm lược thầm lặng: Ảnh hưởng của Trung Quốc ở Úc” (Silent Invasion: China’s Influence in Australia) của tác giả Clive Hamilton bị các nhà xuất bản Úc từ chối ba lần vì sợ đắc tội với Trung Quốc. Cuối cùng, sau khi suy xét kỹ lưỡng, một nhà xuất bản đã đồng ý xuất bản cuốn sách này. Sự kiểm duyệt này khiến người Úc lo lắng về ảnh hưởng của Trung Quốc ở đất nước họ. [13]

Ngay từ năm 2015, Úc đã cho một công ty Trung Quốc có quan hệ thân cận với QĐGPND thuê Cảng Darwin với kỳ hạn 99 năm. Cảng Darwin giữ một vị trí quân sự trọng yếu của Úc để phòng vệ các cuộc tấn công từ phương Bắc. Cựu Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Richard Armitage cho biết ông thấy choáng trước thỏa thuận này, và rằng Hoa Kỳ quan ngại về bước tiến này. [14]

Số người thắc mắc vì sao Trung Quốc lại dồn nhiều nỗ lực vào Úc như vậy còn nhiều hơn. Giá trị chiến lược quân sự mà ĐCSTQ thu được khi thâm nhập và thao túng Úc là gì?

Sự thâm nhập của ĐCSTQ vào Úc có giá trị chiến lược gì? Mục đích chủ yếu là làm suy yếu liên minh Mỹ-Úc. [15] Trong Sách Trắng Ngoại giao 2017 của mình, chính phủ Úc đã nói: “Hoa Kỳ luôn là lực lượng chủ đạo trong khu vực chúng ta trong suốt lịch sử của Úc kể từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai. Hôm nay, Trung Quốc đang thách thức địa vị của Hoa Kỳ.” [16] Malcolm Davis, nhà phân tích kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Úc chỉ ra rằng Bắc Kinh đang cố gắng giành ưu thế chiến lược ở khu vực này, hòng đạt được mục tiêu cuối cùng của nó là chấm dứt quan hệ đồng minh của Úc với Hoa Kỳ. [17]

Úc là nơi đầu tiên mà ĐCSTQ thử nghiệm mở rộng quyền lực mềm ra nước ngoài theo chiến lược ngoại giao vùng biên. [18] Quá trình thâm nhập của cộng sản Trung Quốc vào Úc bắt đầu từ năm 2005, khi Thứ trưởng Ngoại giao bấy giờ là Châu Văn Trọng sang Canberra và truyền đạt cho quan chức cấp cao ở Đại sứ quán Trung Quốc về phương hướng ngoại giao mới của ĐCSTQ. Ông ta nói, mục tiêu đầu tiên khi đưa Úc vào chiến lược vùng biên lớn của Trung Quốc là để bảo đảm Úc sẽ trở thành cơ sở cung cấp đáng tin cậy và ổn định để Trung Quốc duy trì tăng trưởng kinh tế trong 20 năm tiếp theo. Nhiệm vụ của những người có mặt tại cuộc họp là phải hiểu ĐCSTQ làm thế nào để có thể tác động rộng rãi đến Úc trên các phương diện như kinh tế, chính trị, và văn hóa. [19]

ĐCSTQ lợi dụng sức mạnh kinh tế để ép buộc Úc nhượng bộ trong hàng loạt vấn đề quân sự và nhân quyền. Thủ đoạn thường dùng của ĐCSTQ để cưỡng chế người ta hợp tác với nó lợi ích kinh tế, đồng thời cũng ngầm uy hiếp bằng dọa dẫm. [20]

Sau nhiều năm điều tra, Clive Hamilton phát hiện “Các tổ chức lớn của Úc – từ trường phổ thông, đại học, các hiệp hội nghề nghiệp cho đến truyền thông của chúng ta; từ các ngành nghề khai khoáng, nông nghiệp và du lịch đến các tài sản quân sự như cảng biển và mạng lưới điện; từ nghị viện cấp địa phương và chính phủ cấp bang, cho đến các đảng phái tại Canberra của chúng ta – đều đang bị thâm nhập và chuyển hóa bởi một hệ thống kiểm soát phức tạp dưới sự giám sát của ĐCSTQ.” [21]

Kể từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008 đến nay, Úc đã chứng tỏ sự tự nguyện làm cơ sở cung ứng của ĐCSTQ vì rất nhiều người tin rằng ĐCSTQ đã cứu vãn nền kinh tế Úc khỏi cơn suy thoái. Hamilton chỉ ra, sở dĩ ĐCSTQ có thể thâm nhập và gây ảnh hưởng ở Úc là vì người Úc “đã cho phép nó xảy ra ngay trước mũi chúng ta, vì chúng ta mù quáng với niềm tin rằng chỉ Trung Quốc mới có thể bảo đảm cho sự phồn vinh của nền kinh tế chúng ta, và bởi chúng ta sợ phải đứng lên chống lại sự ức hiếp của Bắc Kinh.” [22]

Đại đa số những người phương Tây có thiện chí, mặc dù ban đầu cũng ý thức được sự thâm nhập và ảnh hưởng của ĐCSTQ ở xã hội phương Tây, đặc biệt là đối với các cộng đồng Hoa kiều, thì cũng chỉ ngây thơ cho rằng, mục tiêu chủ yếu của các loại sách lược của ĐCSTQ là “thụ động” – nghĩa là chỉ để dập tắt những tiếng nói chỉ trích và bất đồng chính kiến. Nhưng Hamilton chỉ ra, đằng sau những hoạt động mang tính “thụ động” này, ĐCSTQ còn có những dã tâm mang tính “chủ động” – đó là, lợi dụng người Hoa kiều để thay đổi kết cấu xã hội Úc, và khiến người phương Tây đồng tình với ĐCSTQ, để Bắc Kinh có thể gây dựng ảnh hưởng. Theo đó, Úc sẽ trở thành trợ thủ của ĐCSTQ trong dã tâm muốn trở thành một siêu cường quốc của châu Á, tiếp đến là của thế giới. [23]

Tương tự, ĐCSTQ đang mở rộng ảnh hưởng với nước láng giềng và đồng minh của Úc là New Zealand. Anne-Marie Brady, một chuyên gia về chính trị Trung Quốc của Đại học Canterbury New Zealand, đã viết bài báo mang tên “Vũ khí ma thuật: Các hoạt động gây ảnh hưởng chính trị của Trung Quốc dưới thời Tập Cận Bình” (Magic Weapons: ‘China’s Political Influence Activities Under Xi Jinping), cho biết một số nghị sỹ gốc Hoa của Quốc hội New Zealand từng có liên hệ mật thiết với Trung Quốc đại lục, và nhiều chính trị gia từng được hối lộ bằng những khoản chính trị cực lớn từ các thương gia Trung Quốc giàu có và các tổ chức mặt trận thống nhất của ĐCSTQ như các hiệp hội thương mại Trung Quốc ở New Zealand. [24] Không lâu sau khi công bố báo cáo này, văn phòng của Brady đã bị đột nhập. Trước vụ đột nhập này, bà còn nhận được một phong thư nặc danh đe dọa, và cảnh cáo rằng: “Bà sẽ là người kế tiếp.” [25]

CHNDTH còn tích cực lôi kéo các chính khách của New Zealand. Chẳng hạn, các trọng yếu của các chính đảng của New Zealand khi họ sang thăm Trung Quốc, trả lương cao để thuê các chính khách đã về hưu đảm nhiệm những vị trí quan trọng trong các doanh nghiệp Trung Quốc, hoặc dùng những lợi ích khác để khiến họ nghe theo sự chỉ đạo của Đảng. [26]

ĐCSTQ nhắm đến các đảo quốc ở Thái Bình Dương vì giá trị chiến lược

Các đảo quốc trên vùng biển Thái Bình Dương dù có diện tích nhỏ, nhưng lại có giá trị chiến lược trọng yếu; mỗi một hòn đảo đều có thể trở thành cứ điểm hàng hải quan trọng. Các đảo quốc ở Thái Bình Dương, đảo nhỏ biển lớn, tổng diện tích đất liền chỉ 53.000 km2, nhưng diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển lại lớn, tổng cộng lên đến 19 triệu km2, lớn gấp sáu lần diện tích vùng đặc quyền kinh tế trên biển của Trung Quốc. Xây dựng quan hệ khăng khít hơn với các đảo quốc Thái Bình Dương là chiến lược quân sự của ĐCSTQ. [27]

Hiện nay, khu vực Thái Bình Dương có thể chia thành năm vùng ảnh hưởng: Mỹ, Nhật, Úc, New Zealand, và Pháp. ĐCSTQ muốn phát triển năng lực hải quân trên Thái Bình Dương, thì lôi kéo các đảo quốc Thái Bình Dương là nhiệm vụ đầu tiên, khiến những đảo quốc này ngả về phía ĐCSTQ, sau đó mới có thể dần dần đẩy Mỹ ra. ĐCSTQ đã vượt xa Mỹ trong các hoạt động ở khu vực này khi đầu tư những khoản tiền lớn vào các dự án hạ tầng ở Melanesia, Micronesia, và Polynesia, cũng như quảng bá du lịch và xây dựng nền tảng thương mại. [28]

Sau khi viện trợ và đầu tư tài chính quy mô lớn vào những đảo quốc này, các quan chức ĐCSTQ lại có những hành vi cuồng vọng, phản ánh tâm thái thật của chính quyền này khi còn bạo gan, tự mãn về bản thân. Nó đối xử với người của các quốc gia yếu thế hơn giống như với người Trung Quốc dưới sự thống trị chuyên chế của nó. Mục đích của ĐCSTQ là khiến các quốc gia yếu thế hơn đều thần phục nó. Đương nhiên, kỳ vọng ĐCSTQ tuân thủ quy định và chuẩn tắc quốc tế là không thể nào.

Tại hội nghị thượng đỉnh APEC cuối năm 2018 tại Papua New Guinea, các quan chức ĐCSTQ đã có một loạt hành vi thô lỗ, thiếu văn minh, gây sốc cho người tham dự. Một quan chức cấp cao của Mỹ gọi hành vi của các quan chức ĐCSTQ là “ngoại giao phát khùng”. Các quan chức ĐCSTQ còn lớn tiếng quát khi cáo buộc các nước khác âm mưu chống Trung Quốc. Họ hung hãn cản trở nhà báo phỏng vấn người tham dự tại một diễn đàn giữa lãnh đạo Trung Quốc Tập Cận Bình và các nhà lãnh đạo của các đảo quốc Thái Bình Dương, yêu cầu tất cả các nhà báo dùng bản tin của Tân Hoa Xã để đưa tin. Để ngăn những chỉ trích về hành vi thương mại không công bằng của chính quyền ĐCSTQ bị đưa vào thông cáo chung của hội nghị, các quan chức ĐCSTQ đã yêu cầu hội kiến với ngoại trưởng của nước chủ nhà. Nhưng vì vị ngoại trưởng này đã từ chối để tránh ảnh hưởng tới vị thế trung lập của mình. [29]

ĐCSTQ dùng bẫy nợ để chiếm quyền kiểm soát tài nguyên của Trung Á

Sau khi Liên Xô giải thể, ĐCSTQ bắt đầu nỗ lực xây dựng và tăng cường mối quan hệ với các quốc gia Trung Á, như Kazakhstan, Kyrgyzstan, Tajikistan, Turkmenistan và Uzbekistan. Mục tiêu chiến lược của ĐCSTQ ở khu vực Trung Á bao gồm mấy tầng diện: Một là, Trung Á là tuyến đường bộ ắt phải qua khi ĐCSTQ mở rộng về phía Tây; hơn nữa, khi ĐCSTQ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ cho việc vận chuyển hàng hóa ra vào Trung Quốc, thì có thể tiến tới mở rộng lợi ích thương mại ở khu vực Trung Á. Hai là, Trung Quốc muốn chiếm tài nguyên thiên nhiên tại khu vực này, bao gồm than đá, dầu mỏ, khí ga, và kim loại quý. Thứ ba, khi khống chế được các nước Trung Á, vốn có vị trí địa lý và văn hóa gần với Tân Cương, Trung Quốc có thể thắt chặt kiểm soát đối với các dân tộc thiểu số ở Tân Cương.

ĐCSTQ hiện đã trở thành nhân vật có ảnh hưởng nhất ở khu vực Trung Á. Nhóm Khủng hoảng Quốc tế (International Crisis Group), một viện chiến lược có trụ sở tại Brussels, đã công bố một báo cáo vào năm 2013, chỉ ra rằng Trung Quốc đã lợi dụng sự bất ổn xã hội ở Trung Á để nhanh chóng phát triển thành một thế lực giữ vai trò chủ đạo về kinh tế ở khu vực này. Bắc Kinh coi Trung Á như một cơ sở cung cấp nguyên liệu thô, các tài nguyên, và là thị trường tiêu thụ hàng giá rẻ, chất lượng thấp của nó. [30] Trong khi đó, ĐCSTQ cũng bơm hàng triệu USD đầu tư và viện trợ ở Trung Á với danh nghĩa duy trì ổn định của khu tự trị Tân Cương.

Một mạng lưới khổng lồ gồm đường bộ, đường sắt, đường không, hệ thống thông tin liên lạc, và đường ống dẫn dầu đã kết nối Trung Quốc gần lại với Trung Á. Tổng Công ty Cầu Đường Trung Quốc (China Road and Bridge Corporation – CRBC) cùng các nhà thầu phụ trách việc xây dựng đường cao tốc, đường sắt và đường truyền điện ở Trung Á, trải đường ở một số địa hình hiểm trở, phức tạp nhất trên thế giới, thậm chí xây dựng những tuyến đường mới để vận chuyển hàng hóa của Trung Quốc sang Châu Âu, Trung Đông, cũng như các cảng ở Pakistan và Iran. Trong 20 năm, từ 1992 đến 2012, quan hệ ngoại giao, cũng như tổng kim ngạch thương mại giữa Trung Quốc và năm nước Trung Á, đã tăng gấp 100 lần. [31]

Ở khu vực Trung Á, ĐCSTQ chủ trương kế hoạch đầu tư vào vào các dự án lớn về cơ sở hạ tầng cấp vốn bằng tín dụng của nhà nước. Một số học giả dự đoán những khoản đầu tư này có thể trở thành cơ sở cho một trật tự quốc tế mới, mà trong đó, Trung Quốc sẽ giữ vai trò chủ đạo. Từ góc độ này mà nhìn, Trung Á, giống như Úc, cũng là một nơi thử nghiệm nữa cho cách mạng tư tưởng trong chiến lược ngoại giao của ĐCSTQ. [32]

Bắc Kinh có khuynh hướng ủng hộ các lãnh đạo độc tài tham nhũng ở các nước Trung Á, và các dự án đầu tư không rõ ràng của nó được cho là chỉ có lợi cho một bộ phận nhỏ giới tinh anh xã hội. Báo cáo của Nhóm Khủng hoảng Quốc tế ghi nhận rằng chính quyền Trung Á nào cũng yếu kém, tham nhũng, và đầy những bất ổn kinh tế, xã hội. [33] Các dự án cơ sở hạ tầng quy mô lớn mà Bắc Kinh thúc đẩy không chỉ liên quan đến những khoản nợ khổng lồ, mà còn phải có những phê duyệt chính thức và giấy phép, đều là dựa trên lợi ích. Điều này càng gia tăng và làm trầm trọng thêm tình trạng tham nhũng ở những chính quyền này.

Ở Uzbekistan, Islam Karimov, nguyên bí thư thứ nhất của Đảng Cộng sản nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Uzbekistan thuộc Liên Xô, đã nắm quyền tổng thống từ thời điểm độc lập vào năm 1991 mãi cho đến khi qua đời vào năm 2016. Năm 2005, lực lượng chính quyền đụng độ với người biểu tình ở thành phố Andijan ở miền Đông nước này, khiến hàng trăm người tử vong. ĐCSTQ tuyên bố là đồng minh của Karimov, liên tục ủng hộ chính quyền Uzbekistan và các nước khác trong khu vực trong việc duy trì an ninh, ổn định. [34]

Kết cấu kinh tế yếu của các nước Trung Á, cùng với các khoản nợ lớn vay của Trung Quốc để xây dựng cơ sở hạ tầng, đã khiến các nước này đặc biệt dễ rơi vào bẫy nợ của Trung Quốc. Turkmenistan đã bị khủng hoảng kinh tế nghiêm trọng, với tỷ lệ lạm phát năm 2018 lên đến 300%, tỷ lệ thất nghiệp ước tính hơn 50%, hàng hóa thiếu hụt nghiêm trọng, tham nhũng tràn lan. Năm 2018, Trung Quốc là khách hàng duy nhất mua khí gas của Turkmenistan, cũng là chủ nợ nước ngoài lớn nhất của nước này, lên đến 9 tỷ USD (chiếm 30% GDP năm 2018). [35] [36] Cuối cùng, Turkmenistan có thể không còn lựa chọn nào khác ngoài việc giao các mỏ khí gas tự nhiên cho Trung Quốc để thanh toán nợ, mà đây vốn là nguồn tạo ra 70% doanh thu cho đất nước này. [37]

Năm 2018, Tajikistan vay Trung Quốc hơn 300 triệu USD để xây dựng nhà máy điện. Đổi lại, nước này đã phải giao quyền sở hữu một mỏ vàng cho Trung Quốc để thanh toán nợ. [38]

Nền kinh tế của Kyrgyzstan cũng đang lâm nguy, khi các dự án xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn do ĐCSTQ tiến hành ở nước này đã khiến nó rơi vào bẫy nợ. Kyrgyzstan khả năng sẽ phải chuyển nhượng một bộ phận tài nguyên thiên nhiên của họ cho ĐCSTQ để trả nợ. Nước này còn hợp tác với Huawei và ZTE để xây dựng hạ tầng thông tin liên lạc số, tăng cường giám sát của chính phủ, điều này đồng thời cũng lưu lại cửa sau cho ĐCSTQ giám sát nước này. [39]

Bắc Kinh lợi dụng khoảng trống quyền lực sau khi Liên Xô giải thể, để tiến vào lĩnh vực năng lượng của Kazakhstan. Nền kinh tế nước này dựa vào sản xuất dầu thô, và doanh thu từ dầu để mua sản phẩm Trung Quốc giá rẻ. Ngoài khoan dầu, nền tảng công nghiệp của nước này còn mong manh. Khi sản phẩm giá rẻ Trung Quốc ồ ạt tràn vào, ngành công nghiệp sản xuất của Kazakhstan đã sụp đổ. [40]

Một động cơ khác của ĐCSTQ khi bành trướng ở khu vực Trung Á là để đàn áp những người Duy Ngô Nhĩ bất đồng chính kiến ở khu vực này. Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, một liên minh khu vực do Trung Quốc và Nga chỉ đạo, cho phép dẫn độ nghi phạm giữa sang các nước thành viên. Nước thành viên này thậm chí còn có thể phái nhân viên của mình sang các nước thành viên khác để tiến hành điều tra. ĐCSTQ mượn cách này mở rộng cuộc đàn áp người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài và bắt giữ người Duy Ngô Nhĩ bất đồng chính kiến tị nạn ở nước ngoài. [41]

ĐCSTQ dùng các quốc gia điểm tựa để chiếm đoạt tài nguyên

Trong chiến lược vùng biên lớn của ĐCSTQ liên quan đến việc tạo ra nợ nần kinh tế ở các “quốc gia điểm tựa” (pivotal states) làm cơ sở để đạt được mục tiêu chiến lược trong toàn khu vực. Cái gọi là quốc gia điểm tựa, theo cách nói của các nhà chiến lược của ĐCSTQ, là những nước có quyền lực đáng kể trong khu vực mà Bắc Kinh có năng lực và tài nguyên để dẫn dắt; những nước này không tồn tại xung đột trực tiếp với ĐCSTQ về lợi ích chiến lược, không có lợi ích thiết thân với Hoa Kỳ. [42] Ngoài Úc, Kazakhstan và các nước khác như đã đề cập trên đây, còn có những quốc gia điểm tựa khác cho chính quyền Trung Quốc như Iran ở Trung Đông, Myanmar.

Nước nhận đầu tư nhiều nhất của Trung Quốc ở Trung Đông là Iran. Iran là nước sản xuất dầu quan trọng ở khu vực này, và từ cuối những năm 1970 đã mang hình thái ý thức đối lập với phương Tây, khiến nước này tự nhiên trở thành đối tác kinh tế và quân sự của CHNDTH. Từ những năm 1980, Bắc Kinh đã bắt đầu duy trì quan hệ mật thiết về kinh tế và quân sự với Iran.

Năm 1991, Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế phát hiện Trung Quốc đại lục đã xuất khẩu uranium sang Iran, và Trung Quốc và Iran đã ký một thỏa thuận hạt nhân bí mật vào năm 1990. [43] Năm 2002, khi dự án làm giàu uranium của Iran bị tiết lộ, các công ty dầu phương Tây đã rút khỏi Iran, càng tạo cơ hội cho ĐCSTQ thừa cơ phát triển quan hệ mật thiết hơn với Iran. [44]

Kim ngạch thương mại song phương giữa CHNDTQ và Iran từ năm 1992 đến 2001 đã tăng trưởng hơn 100 lần, dù đã chậm lại do áp lực của các chế tài quốc tế đối với chính quyền Iran. [45] Với sự trợ giúp của Trung Quốc, Iran đã có thể chống trụ trước sự cô lập của cộng đồng quốc tế và phát triển một kho vũ khí đa dạng gồm tên lửa đạn đạo từ tầm ngắn đến tầm trung, cũng như tên lửa hành trình chống tàu biển. Trung Quốc còn cung cấp cho Iran thủy lôi và tàu tấn công tốc độ cao, và còn giúp Iran thành lập dự án vũ khí hóa học bí mật. [46]

Một quốc gia điểm tựa khác mà ĐCSTQ coi trọng là nước láng giềng Myanmar ở Nam Á. Myanmar có đường bờ biển dài, có thể mở ra con đường chiến lược sang Ấn Độ Dương. ĐCSTQ coi việc mở ra đường thông Trung Quốc-Myanmar là một bước đi chiến lược để giảm thiểu sự phụ thuộc vào eo biển Malacca. [47] Hồ sơ nhân quyền tồi tệ của chính phủ quân sự Myanmar vẫn luôn khiến nó bị xã hội quốc tế cô lập. Phong trào dân chủ năm 1988 ở Myanmar cuối cùng đã bị đè bẹp dưới sự trấn áp của quân đội. Ngay năm sau đó, ở Bắc Kinh, xe tăng của QĐGPND cũng đại khai sát giới trên Quảng trường Thiên An Môn.

Hai chính phủ độc tài này đều bị xã hội quốc tế lên án, trở nên đồng cảm trong hoạt động ngoại giao, từ đó bắt đầu mối quan hệ mật thiết. Tháng 10 năm 1989, Đại tướng Than Shwe của Myanmar thăm Trung Quốc, hai bên đã đi đến thỏa thuận mua bán vũ khí trị giá 1,4 tỷ USD. Trong những năm 1990, hai bên lại có nhiều thỏa thuận mua bán vũ khí nữa. Những trang thiết bị mà ĐCSTQ bán cho Myanmar gồm có chiến đấu cơ, tàu tuần tra biển, xe tăng và xe thiết giáp chở binh sỹ, pháo phòng không, và tên lửa. Sự hỗ trợ về quân sự, chính trị và kinh tế của ĐCSTQ đã trở thành nguồn sống của chính phủ quân sự Myanmar, vốn đang lay lắt hơi tàn. [48]

Năm 2013, Trung Quốc đầu tư 5 tỷ USD xây dựng đường ống dẫn dầu và khí Trung Quốc–Myanmar, được xem là thông đạo chiến lược nhập khẩu dầu khí lớn thứ tư của Trung Quốc. Mặc dù bị khăó nơi phản đối gay gắt, nhưng với sự hậu thuẫn của ĐCSTQ, năm 2017, đường ống dầu khí này đã đi vào hoạt động. [49] Những khoản đầu tư tương tự còn có Đập Thủy điện Myitsone (hiện đang bị đình lại vì vấp phải sự phản đối của địa phương), và Mỏ Đồng Letpadaung. Năm 2017, kim ngạch thương mại song phương giữa Trung Quốc và Myanmar đạt 13,54 tỷ USD. ĐCSTQ đang có kế hoạch xây dựng hành lang kinh tế Trung Quốc–Myanmar, trong đó, Trung Quốc góp 70% vốn. Dự án này bao gồm cả một cảng nước sâu mở ra Ấn Độ Dương phục vụ hoạt động thương mại, và khu công nghiệp Đặc khu Kinh tế Kyaukpyu ở Myanmar. [50] [51]

2.3 Chiến lược ở châu Âu: “Chia để trị”

Trong Chiến tranh Lạnh, châu Âu là trung tâm đối đầu giữa thế giới tự do và phe cộng sản. Hoa Kỳ và các nước Tây Âu duy trì quan hệ đồng minh thông qua Khối Hiệp ước Bắc Đại Tây Dương (NATO). Để chia rẽ châu Âu và Hoa Kỳ, ĐCSTQ đã chọn sách lược chia để trị đối với các nước châu Âu. Vì thế, Đảng đã điều chỉnh chiến lược để phù hợp với điều kiện địa phương trong khi từng bước thâm nhập và gây dựng ảnh hưởng ở châu Âu. Trong những năm gần đây, sự bất đồng giữa châu Âu và Hoa Kỳ trong nhiều vấn đề trọng đại càng ngày càng rõ rệt. Nguyên nhân cũng vì có bàn tay của ĐCSTQ.

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, ĐCSTQ lợi dụng các nước châu Âu yếu thế hơn về kinh tế đang cần gấp đầu tư nước ngoài, đã bơm lượng lớn tiền vào để đổi lấy sự thỏa hiệp về các vấn đề như luật pháp quốc tế và nhân quyền. Nó dùng phương thức này để tạo ra và khuếch đại sự rạn nứt giữa các nước châu Âu, từ đó mà trục lợi. Những nước rơi vào tầm ngắm của ĐCSTQ gồm có Hy Lạp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha, và Hungary.

Sau khi Hy Lạp xảy ra cuộc khủng hoảng nợ công, ĐCSTQ thừa cơ đầu tư mạnh vào Hy Lạp, dùng kim tiền để đổi lấy ảnh hưởng chính trị, và dùng Hy Lạp để bắt đầu gây dựng ảnh hưởng lớn hơn ở châu Âu. Trong vòng mấy năm, ĐCSTQ đã có được quyền vận hành trong 35 năm các bến tàu container thứ hai, rồi thứ ba ở Cảng Piraeus, cảng lớn nhất của Hy Lạp, và tiếp quản trung tâm trung chuyển trọng yếu của cảng này.

Tháng 5/2017, Trung Quốc và Hy Lạp ký kết một kế hoạch hành động ba năm, bao gồm xây dựng mạng lưới đường sắt, cảng biển, sân bay, đầu tư vào mạng lưới điện cũng như các nhà máy phát điện. [52] Đầu tư của ĐCSTQ đã cho ra thành quả chính trị. Từ năm 2016, Hy Lạp, với tư cách thành viên của Liên minh Châu Âu (EU), lại nhiều lần phản đối các đề xuất của EU về việc chỉ trích chính sách và hồ sơ nhân quyền của chính quyền Trung Quốc. Tháng 8/2017, một bài bình luận của thời báo New York Times cho hay “Hy Lạp đã tôn vinh những tiến bộ của Trung Quốc, đối tác nhiệt tình nhất và có tham vọng địa chính trị lớn nhất của nước này.” [53]

Năm 2012, chính quyền ĐCSTQ phát động khuôn khổ hợp tác “17+1”, Hungary là nước đầu tiên gia nhập sáng kiến này. Hungary cũng là nước châu Âu đầu tiên ký hiệp định OBOR với Trung Quốc. Năm 2017, kim ngạch thương mại song phương Trung Quốc-Hungary đã vượt mức 10 tỷ USD. Cũng như Hy Lạp, Hungary đã nhiều lần phản đối những chỉ trích của EU về tình hình nhân quyền của ĐCSTQ. Tổng thống Cộng hòa Czech thì thuê một thương gia giàu có Trung Quốc làm cố vấn cá nhân cho mình, và luôn giữ khoảng cách với Đạt Lai Lạt Ma. [54]

Trong 16 nước trong khuôn khổ hợp tác này, 11 nước là thành viên EU, còn 5 nước không thuộc EU. Ngoài ra, nhiều nước còn từng có giai đoạn lịch sử đảng cộng sản cầm quyền, và còn lưu lại nhiều vết tích tư tưởng và tổ chức của đảng cộng sản, do vậy dễ dàng bắt nhịp với ĐCSTQ.

Châu Âu có nhiều nước nhỏ, một nước đơn độc khó mà đọ sức được với ĐCSTQ. Lợi dụng điểm này, ĐCSTQ công phá từng nước một, khiến họ không dám phát biểu về tình hình nhân quyền và chính sách ngoại giao nguy hiểm của Trung Quốc.

Ví dụ điển hình nhất là Na Uy. Năm 2010, Hội đồng Giải Nobel Na Uy đã trao giải Nobel Hòa bình cho một người Trung Quốc bất đồng chính kiến từng bị cầm tù. ĐCSTQ liền hành động trả thù nước này, dựng lên rất nhiều rào cản cho việc xuất khẩu cá hồi của Na Uy của sang Trung Quốc, ở các phương diện khác cũng có rất nhiều khó khăn. Sáu năm sau, quan hệ hai nước lại “bình thường” trở lại, nhưng Na Uy vẫn im lặng về các vấn đề nhân quyền của Trung Quốc. [55]

Các nước Tây Âu vốn là cường quốc cũng cảm nhận được sức ảnh hưởng không ngừng mở rộng của ĐCSTQ. Đầu tư trực tiếp của ĐCSTQ vào Đức đã tăng trưởng mạnh từ năm 2010. Năm 2019, CHNDTH là đối tác thương mại lớn nhất của Đức trong bốn năm liền. Năm 2016, các nhà đầu tư Trung Quốc Đại lục và Hồng Kông đã mua lại 56 công ty Đức, với giá trị đầu tư lên đến 11 tỷ EUR. Những vụ thu mua và sáp nhập này cho phép các công ty Trung Quốc nhanh chóng tham gia thị trường và có được công nghệ tiên tiến, thương hiệu và các tài sản khác. [56] Viện Hoover, một viện nghiên cứu chiến lược của Hoa Kỳ gọi những thủ đoạn này là đầu tư “vũ trang” (weaponized). [57]

Thành phố công nghiệp Duisburg ở Tây Đức trở thành điểm trung chuyển ở châu Âu trong dự án OBOR. Mỗi tuần có 30 xe lửa chở đầy hàng hóa Trung Quốc đến thành phố này, từ đây lại được phân ra và vận chuyển đến các nước khác. Thị trưởng thành phố này nói, Duisburg là “Thành phố Trung Quốc” của Đức. [58]

Còn trong quan hệ với Pháp, ĐCSTQ từ lâu vẫn luôn sử dụng chiến lược “ngoại giao thương vụ” (transaction diplomacy). Chẳng hạn, năm 1999, khi lãnh đạo độc tài của ĐCSTQ, bấy giờ là Giang Trạch Dân, sang thăm Pháp, đã mua gần 30 chiếc máy bay Airbus, với tổng trị giá 15 tỷ Franc. Thương vụ quy mô lớn này khiến chính phủ Pháp ủng hộ Trung Quốc gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Sau vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn, Pháp là quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Trung Quốc. Tổng thống Pháp bấy giờ là người đầu tiên phản đối việc chỉ trích Trung Quốc tại hội nghị thường niên của Hội đồng Nhân quyền Liên Hợp Quốc tại Geneva, người đầu tiên ủng hộ mạnh mẽ việc gỡ bỏ lệnh cấm vận vũ khí của EU đối với Trung Quốc, và là lãnh đạo chính phủ đầu tiên của phương Tây ca ngợi ĐCSTQ. [59] Ngoài ra, cuối những năm 1990, đầu những năm 2000, ĐCSTQ còn lập ra Năm Văn hóa Trung Quốc quy mô lớn ở Pháp, mượn danh nghĩa giao lưu văn hóa, thực chất là để quảng bá hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa. [60]

Vương Quốc Anh xưa nay là một cường quốc châu Âu, và là đồng minh quan trọng của Hoa Kỳ, cũng là một trong những trọng mục tiêu dòm ngó của ĐCSTQ. Ngày 15/09/2016, chính phủ Anh chính thức phê chuẩn việc khởi động dự án điện hạt nhân tổ máy Hinkley Point C ở Somerset, England. Chính phủ Anh đang trả cho nhà máy này qua một liên doanh giữa Trung Quốc và một tập đoàn của Pháp. [61]

Dự án này bị các chuyên gia chỉ trích gay gắt, trong đó có các kỹ sư, các nhà vật lý, nhà bảo vệ môi trường, chuyên gia về vấn đề Trung Quốc, nhà phân tích kinh doanh, đều nhắc đến nguy cơ tiềm ẩn cực lớn đối với an ninh quốc gia Anh. Nick Timothy, cựu tham mưu trưởng của Thủ tướng Theresa May, chỉ ra rằng các chuyên gia an ninh “lo người Trung Quốc có thể lợi dụng vai trò của họ để tạo ra những điểm yếu trong hệ thống máy tính, mà có thể tùy ý tắt hệ thống sản xuất năng lượng của Anh.” [62]

Cũng như các nơi khác trên thế giới, các hoạt động mở rộng ảnh hưởng của chính quyền Trung Quốc tại châu Âu là đủ mọi hình thức, không kẽ hở nào không chen vào. Một số thủ đoạn đó là mua lại các công ty công nghệ cao của châu Âu; kiểm soát cổ phần của các cảng biển quan trọng; mua chuộc các chính khách quan trọng đã nghỉ hưu để họ tán dương ĐCSTQ; dụ dỗ các nhà Hán học hát bài ca ngợi ĐCSTQ; thâm nhập vào các trường đại học, viện chiến lược, viện nghiên cứu, v.v.. [63] Tờ báo lớn lâu đời của Anh The Daily Telegraph đã nhiều năm chèn tờ rời hàng tháng dưới cái tên China Watch do tờ báo tiếng Anh của ĐCSTQ China Daily biên soạn. Bắc Kinh đã trả 750.000 bảng Anh mỗi năm cho The Daily Telegraph để chèn tờ rời này vào báo của họ. [64]

Hoạt động của ĐCSTQ ở Châu Âu cũng khơi lên mối e ngại lớn giữa các nhà nghiên cứu. Năm 2018, European Institute of Public Policy, một viện nghiên cứu chiến lược hàng đầu của châu Âu, đã công bố một báo cáo nghiên cứu phơi bày các hoạt động thâm nhập của ĐCSTQ ở Châu Âu.

Trung Quốc có sẵn một bộ công cụ để gây ảnh hưởng toàn diện và linh hoạt, từ công khai đến ẩn tàng, chủ yếu triển khai trên ba phương diện: tinh anh chính trị và kinh tế, truyền thông và dư luận, xã hội dân sự và giới học thuật. Trong quá trình mở rộng tầm ảnh hưởng chính trị, Trung Quốc lợi dụng sự cởi mở một chiều của châu Âu. Cánh cửa châu Âu rộng mở, trong khi Trung Quốc lại tìm cách thắt chặt khả năng tiếp cận của ý tưởng, người thực thi và vốn nước ngoài [với thị trường trong nước].

Hệ quả của mối quan hệ chính trị bất đối xứng này đã bắt đầu lộ ra ở châu Âu. Các quốc gia châu Âu ngày càng có xu hướng điều chỉnh chính sách để vừa lòng phía Trung Quốc. Các chính khách hàng đầu trong Liên minh Châu Âu (EU) và các nước lân cận đã bắt đầu chạy theo lối lập luận và lợi ích của Trung Quốc, kể cả có làm tổn hại đến lợi ích quốc gia và/hoặc châu Âu đi nữa. Sự thống nhất của khối EU đã chịu hậu quả của thủ đoạn chia để trị của Trung Quốc, nhất là ở phương diện bảo vệ và biểu đạt giá trị tự do, nhân quyền. Bắc Kinh còn lợi dụng ‘dịch vụ’ của những người tự nguyện bắc cầu trong giới chính trị và giới chuyên môn của châu Âu để quảng bá giá trị quan và lợi ích của Trung Quốc. Không chỉ Trung Quốc tích cực gây dựng sự ủng hộ chính trị, mà cả ảnh hưởng lớn từ các chính khách hàng đầu kia của các nước thành viên EU vì muốn thu hút tiền bạc của Trung Quốc hoặc vì để có danh tiếng hơn trên phạm vi toàn cầu. [69]

Ngoài việc thâm nhập chính trị, kinh tế và văn hóa, ĐCSTQ còn tiến hành các hoạt động gián điệp ở Châu Âu. Ngày 22/10/ 2018, tờ báo Le Figaro của Pháp đăng tải loạt bài báo đặc biệt tiết lộ các hoạt động gián điệp của Trung Quốc ở Pháp. Trong đó, có còn sử dụng các trang mạng xã hội nghề nghiệp – đặc biệt là LinkedIn – để chiêu mộ người Pháp cung cấp thông tin tình báo để có thể thâm nhập vào lĩnh vực chính trị, kinh tế, và chiến lược của Pháp, đồng thời để nắm bắt được nhận định của người trong cuộc trên nhiều phương diện trong những tình huống cụ thể. Báo cáo còn cho biết những vụ việc như thế chỉ là phần nổi của tảng băng trong hoạt động gián điệp của ĐCSTQ ở Pháp. [66] Mục đích của ĐCSTQ là đánh cắp thông tin nhạy cảm về nội bộ quốc gia và tài sản kinh tế của Pháp trên quy mô lớn. Những hoạt động gián điệp tương tự cũng xuất hiện ở Đức. [67]

2.4 Biến châu Phi thành thuộc địa theo “mô hình Trung Quốc”

Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, các quốc gia châu Phi lần lượt từ nước thuộc địa trở thành độc lập. Cùng với việc phương Tây chuyển dịch công nghệ và vốn sang Trung Quốc, châu Phi bắt đầu mất đi sự quan tâm của các nước phương Tây. Được phương Tây tiếp máu mà trở nên lớn mạnh, ĐCSTQ lại từng bước xâm chiếm châu Phi, thâm nhập vào chính trị, kinh tế, và xã hội của châu Phi, và thay thế những gì mà các cường quốc phương Tây đã thiết lập ở các nước châu Phi.

Một mặt ĐCSTQ dùng danh nghĩa viện trợ phát triển quốc gia để lôi kéo các nước châu Phi, tạo ra một mặt trận thống nhất đối kháng với Hoa Kỳ và các quốc gia tự do khác ở Liên Hợp Quốc. Mặt khác, ĐCSTQ thông qua các thủ đoạn như hối lộ và viện trợ quân sự để không ngừng thao túng chính phủ các nước và các phe cánh đối lập ở Châu Phi, chi phối sự vận hành của các nước châu Phi, đồng thời áp đặt mô hình Trung Quốc và giá trị quan của ĐCSTQ lên châu Phi.

Từ năm 2001 đến 2010, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc do ĐCSTQ kiểm soát đã cung cấp cho các nước châu Phi khoản vay 62,7 tỷ USD. Lãi suất của những khoản vay này rất thấp, xét từ bề mặt thì không kèm theo bất kể điều kiện chính trị nào, hơn nữa rất không tính đến rủi ro đầu tư. Nhưng vì tài sản thế chấp của các hợp đồng cho vay này là tài nguyên thiên nhiên, nên ĐCSTQ đã được quyền khai thác lượng lớn tài nguyên ở các nước này.

Năm 2003, Ngân hàng Xuất Nhập khẩu Trung Quốc cấp cho Angola khoản vay có bảo đảm bằng dầu mỏ, gọi là “Mô hình Angola”. Vì thế mà xuất hiện tình huống như Serge Michel và Michel Beuret mô tả trong cuốn sách “Cuộc đi săn của Trung Quốc: Dấu vết của việc Bắc Kinh mở rộng ở châu Phi”:

Người Trung Quốc khai thác dầu mỏ, rồi bơm vào đường ống dẫn dầu do những người Trung Quốc to khỏe canh gác, dẫn tới cảng biển do Trung Quốc xây dựng, rồi đổ vào các tàu chở dầu của Trung Quốc để chở về Trung Quốc; người lao động Trung Quốc xây đường xá, cầu cống, và con đập khổng lồ, khiến hàng chục nghìn cư dân phải di dời; người Trung Quốc trồng cây của Trung Quốc để người Trung Quốc chỉ cần ăn rau quả Trung Quốc và các nguyên vật liệu nhập khẩu từ Trung Quốc; người Trung Quốc trang bị vũ trang cho một chính phủ phạm tội chống lại nhân loại; và người Trung Quốc bảo hộ và bênh vực chính phủ đó tại Hội đồng Bảo An Liên Hợp Quốc. [68]

Năm 2016, Trung Quốc trở thành đối tác thương mại và là nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất của Châu Phi. [69] Mô hình quản lý của ĐCSTQ ở châu Phi bị chỉ trích vì nhiều điểm tệ hại: tiền công thấp, điều kiện lao động nghèo nàn, chất lượng sản phẩm thấp kém, “công trình đậu phụ” (chỉ công trình thi công ở tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc đã dẫn đến nhiều cái chết sau trận động đất năm 2008), ô nhiễm môi trường, và nạn hối lộ quan chức chính phủ, và các hành vi hủ bại khác. Hoạt động khai thác mỏ của Trung Quốc ở châu Phi cũng thường bị dân chúng địa phương biểu tình phản đối.

Trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2007, cựu tổng thống Michael Sata của Zambia nói: “Chúng ta muốn người Trung Quốc rời đi để những người cai trị thuộc địa trước kia quay lại. Họ cũng khai thác tài nguyên của chúng ta, nhưng chí ít họ còn chăm lo tử tế chúng ta, họ xây trường học, dạy ngôn ngữ cho chúng ta, còn mang văn minh nước Anh đến cho chúng ta. Ít nhất chủ nghĩa tư bản phương Tây còn có bộ mặt của con người, còn người Trung Quốc chỉ có bóc lột chúng ta.” [70] Ảnh hưởng của Trung Quốc tại Zambia có thể thấy ở mọi nơi. Bởi vậy, Sata không còn lựa chọn nào khác, đành phải giao thương với ĐCSTQ. Ngay khi nắm quyền, ông lập tức hội kiến với đại sứ Trung Quốc, và năm 2013 đã sang thăm Trung Quốc.

Sudan là một trong những thành trì đầu tiên mà ĐCSTQ dựng lên ở châu Phi. Trong 20 năm qua, đầu tư của ĐCSTQ vào Sudan đã tăng lên theo hàm số mũ. Ngoài các mỏ dầu trù phú, cảng chiến lược của Sudan trên Biển Đỏ cũng vô cùng quan trọng đối với ĐCSTQ. [75] Trong những năm 1990, khi Sudan bị cộng đồng quốc tế cô lập vì ủng hộ chủ nghĩa khủng bố và Hồi giáo cực đoan, ĐCSTQ đã thừa cơ, nhanh chóng trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Sudan, mua hầu hết lượng dầu mỏ xuất khẩu của Sudan. [71] Đầu tư của ĐCSTQ đã giúp chính quyền độc tài của Omar Hassan Ahmad al-Bashir chống trụ, thậm chí còn phát triển trước các chế tài xử phạt của phương Tây. Trong giai đoạn này, QĐGPND còn xuất khẩu vũ khí sang Sudan, gián tiếp hỗ trợ cho cuộc diệt chủng người Darfur ở Sudan bắt đầu vào năm 2003.

Ở xã hội quốc tế, ĐCSTQ đồng thời đóng vai diễn hai mặt: Một mặt phái đi lực lượng bảo vệ hòa bình tới Liên Hợp Quốc, để “hòa giải” xung đột ở Sudan; mặt khác lại công khai mời tổng thống Sudan – vốn đang bị Tòa án Hình sự Quốc tế truy nã về tội chống lại nhân loại – sang thăm Trung Quốc. ĐCSTQ còn tuyên bố cho dù thế giới có thay đổi đến đâu, cho dù cục diện Sudan có thế nào, thì Trung Quốc vĩnh viễn là bạn của Sudan. [72]

ĐCSTQ dốc sức lôi kéo các nước đang phát triển. Năm 2000, Diễn đàn Hợp tác Trung Quốc-Châu Phi (FOCAC) được thành lập, hội nghị bộ trưởng đầu tiên của diễn đàn này được tổ chức tại Bắc Kinh. Trong phiên họp khai mạc này, tổng bí thư ĐCSTQ bấy giờ là Giang Trạch Dân đã tuyên bố miễn trừ khoản nợ trị giá 10 tỷ nhân dân tệ cho các nước nghèo của châu Phi. Năm 2006, Bắc Kinh đăng cai hội nghị thượng đỉnh FOCAC, ĐCSTQ không những tuyên bố miễn trừ nợ cho 44 nước, mà còn cam kết tài trợ cho châu Phi 10 tỷ USD dưới dạng vốn, tín dụng, học bổng và các dự án viện trợ. [73] Năm 2015, tại hội nghị thượng đỉnh ở Johannesburg, Nam Phi, ĐCSTQ tuyên bố sẽ cấp vốn trị giá 60 tỷ USD để cùng các nước châu Phi hợp sức triển khai 10 kế hoạch hợp tác lớn. [74] Ngày 28/8/2018, thứ trưởng Bộ Thương mại của CHNDTH cho hay “97% sản phẩm xuất sang Trung Quốc từ 33 nước kém phát triển nhất châu Phi được miễn thuế.” [75] Ngày 3/9/2018, tại hội nghị thượng đỉnh 2018, ĐCSTQ lại cam kết cung cấp cho châu Phi 60 tỷ USD viện trợ không hoàn lại, cho vay không lãi suất, vốn và đầu tư theo dự án cụ thể. Đồng thời, ĐCSTQ còn hứa hẹn xóa những khoản nợ liên chính phủ đáo nào hạn vào cuối năm 2018 cho các nước châu Phi có quan hệ ngoại giao với ĐCSTQ. [76]

Khi còn là thủ tướng của Ethiopia, ông Meles Zanawi, đã phỏng theo mô hình của Trung Quốc mà xây dựng “Kế hoạch 5 năm” cho Ethiopia. Hình thức tổ chức và kết cấu của đảng cầm quyền bấy giờ – Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia – cũng giống như đúc với ĐCSTQ. Một nguồn tin giấu mặt của Bộ Ngoại giao Trung Quốc cho biết đại bộ phận lãnh đạo cấp cao của Mặt trận Dân chủ Cách mạng Nhân dân Ethiopia đều đã sang Trung Quốc học tập và qua huấn luyện, và rằng con cái của nhiều nhân vật trọng yếu cũng đã sang Trung Quốc du học. Ở cấp bộ trưởng còn rõ hơn, hầu như quan chức nào cũng đang đọc “Mao tuyển” (Tuyển tập các bài viết của Mao Trạch Đông). [77]

Tháng 3/2013, tại hội nghị thượng đỉnh các nước BRICS (Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc, Nam Phi), thủ tướng Ethiopia còn nói rõ rằng Trung Quốc vừa là đối tác thương mại, vừa là hình mẫu phát triển của Ethiopia. Hiện nay, Ethiopia bị coi là “Trung Quốc mới” ở Châu Phi. Tình trạng kiểm duyệt internet, phong tỏa mạng, bản chất chuyên chế của chính phủ, sự kiểm soát truyền thông, v.v. cũng giống như đúc với Trung Quốc. [78] CHNDTH còn tổ chức tập huấn cho các lãnh đạo và quan chức chính phủ của các nước châu Phi khác.

Bà Yun Sun (Tôn Vận), đồng chủ nhiệm Chương trình Trung Quốc của Trung tâm Stimson có trụ sở tại Washington, cho biết:

Họ tổ chức kiểu tập huấn chính trị này nhằm ba mục đích. Thứ nhất là chính quyền ĐCSTQ là hợp pháp, ý muốn nói với thế giới rằng ĐCSTQ đã cai quản Trung Quốc thành công như thế nào, và có thể áp dụng kinh nghiệm này cho các quốc gia đang phát triển khác như thế nào. Thứ hai là quảng bá về kinh nghiệm của Trung Quốc trong quá trình phát triển, trong cái gọi là “trao đổi kinh nghiệm trị quốc”. Mặc dù ĐCSTQ chưa công khai “xuất khẩu cách mạng”, nhưng xác thực đã xuất khẩu đường lối của hình thái ý thức của nó. Thứ ba là tăng cường giao lưu giữa Trung Quốc và châu Phi. [79]

Trải qua mấy chục năm dốc sức nỗ lực, thông qua thương mại, mậu dịch, ĐCSTQ đã đặt được chỗ đứng vững chắc trong nền kinh tế của châu Phi. Nó dùng lợi ích kinh tế để mua chuộc nhiều chính phủ châu Phi, để quan chức các nước này tuân theo mỗi từng chỉ thị của ĐCSTQ. Một học giả trong đội ngũ cán bộ của CHNDTH tuyên bố: “Trung Quốc đi 40 năm đến hôm nay đã chứng minh, không cần đi theo con đường của phương Tây vẫn có thể thành công. Lịch sử vẫn chưa khép lại. Sức ảnh hưởng này đối với châu Phi là không cách nào tưởng tượng được.” [80]

2.5 Tiến quân vào Mỹ La-tinh

Châu Mỹ La-tinh, về địa lý, ở ngay sát Mỹ, trong lịch sử vẫn luôn nằm trong phạm vi ảnh hưởng của Mỹ. Mặc dù vào giữa thế kỷ 20, khi chủ nghĩa cộng sản đang tràn lan trên thế giới, châu Mỹ La-tinh đã xuất hiện không ít chính quyền xã hội chủ nghĩa, nhưng những ảnh hưởng bên ngoài đó rốt cuộc vẫn không đủ để tạo thành uy hiếp đối với Mỹ.

Sau khi Liên Xô giải thể, ĐCSTQ bắt đầu dòm ngó châu Mỹ La-tinh. Với danh nghĩa “hợp tác Nam-Nam”, ĐCSTQ tiến hành thâm nhập vào mọi lĩnh vực xã hội ở khu vực này, như kinh tế, thương mại, quân sự, ngoại giao, văn hóa v.v.. Chính phủ của nhiều nước châu Mỹ La-tinh như Venezuela, Cuba, Ecuador và Bolivia sẵn có có lập trường chống Mỹ mạnh mẽ, ĐCSTQ lợi dụng đầy đủ điểm này, vươn xúc tu của nó sang bên kia đại dương, làm gia tăng căng thẳng vốn có của các quốc gia này đối với Mỹ, thúc đẩy khuynh hướng chống Mỹ ở những quốc gia này.

Lúc này, ĐCSTQ đã có thể tự do hoạt động ở sân sau của Mỹ, nâng đỡ các chính quyền xã hội chủ nghĩa ở Mỹ La-tinh, từ đó gây dựng nền móng để trường kỳ đối kháng với Mỹ. Không hề quá khi nói rằng sự thâm nhập và ảnh hưởng của ĐCSTQ ở châu Mỹ La-tinh đã vượt xa những gì Liên Xô đã đạt được.

Đầu tiên, ĐCSTQ thông qua ngoại thương và đầu tư để mở rộng ảnh hưởng tại châu Mỹ La-tinh. Theo một báo cáo của Viện Brookings, một viện chiến lược của Mỹ, năm 2000, thương mại của Trung Quốc đại lục với châu Mỹ La-tinh mới chỉ đạt 12 tỷ USD, mà đến năm 2013 đã đạt 260 tỷ USD, tăng trưởng gấp hơn 20 lần. Trước năm 2008, các khoản cam kết cho vay của Trung Quốc còn chưa quá 1 tỷ USD, mà năm 2010 đã đạt 37 tỷ. [81] Từ năm 2005 đến năm 2016, CHNDTH cam kết cung cấp cho các nước châu Mỹ La-tinh vay 141 tỷ USD. Hiện nay, nợ Trung Quốc đã vượt quá tổng nợ từ Ngân hàng Thế giới và Ngân hàng Phát triển Liên Mỹ (Inter-American Develop Bank). ĐCSTQ còn cam kết đến năm 2025 sẽ cung cấp đầu tư trực tiếp trị giá 250 tỷ USD cho châu Mỹ La-tinh, thương mại song phương giữa Trung Quốc và châu Mỹ La-tinh sẽ đạt mức 500 tỷ USD.

Châu Mỹ La-tinh hiện là mục tiêu đầu tư lớn thứ hai của Trung Quốc, chỉ sau châu Á. [82] Trung Quốc hiện là đối tác thương mại hàng đầu của ba nền kinh tế lớn nhất châu Mỹ La-tinh – Brazil, Chile và Peru – và là thị trường xuất khẩu lớn thứ hai của Argentina, Costa Rica và Cuba. Từ xây dựng đường cao tốc ở Ecuador, đến dự án cảng biển ở Panama, rồi đến tuyến cáp quang chạy thẳng từ Trung Quốc sang Chile, ảnh hưởng của ĐCSTQ trên toàn bộ khu vực châu Mỹ La-tinh đã rất rõ ràng. [83]

ĐCSTQ vẫn luôn bày binh bố trận để các doanh nghiệp nhà nước Trung Quốc biến châu Mỹ La-tinh thành căn cứ tài nguyên của nó, chẳng hạn như công ty thép Baosteel có đầu tư khổng lồ ở Brazil, Shougang kiểm soát mỏ sắt ở Peru. ĐCSTQ còn tỏ ra vô cùng hứng thú với mỏ dầu ở Ecuador, mỏ dầu và mỏ vàng ở Venezuela.

Trong lĩnh vực quân sự, sự thâm nhập của ĐCSTQ ở châu Mỹ La-tinh đang mở rộng và đi sâu từng bước. Jordan Wilson, nhà nghiên cứu của Hội đồng Đánh giá Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung, phát hiện, từ năm 2000 đến nay, ĐCSTQ chuyển từ bán vũ khí cấp thấp lên vũ khí cấp cao cho châu Mỹ La-tinh, đến năm 2010 đã đạt kim ngạch mua bán 100 triệu USD. Bắt đầu từ những năm 2000, lượng xuất khẩu quân sự của ĐCSTQ sang các nước châu Mỹ La-tinh càng tăng mạnh. Mà đối tượng của những vụ mua bán này đều là các chính quyền có khuynh hướng chống Mỹ, đáng chú ý nhất là Venezuela. Giai đoạn này đồng thời còn có sự gia tăng hợp tác trên phương diện huấn luyện quân sự và diễn tập quân sự chung. [84]

ĐCSTQ nhanh chóng phát triển quan hệ với châu Mỹ La-tinh về các phương diện ngoại giao, kinh tế, văn hóa và quân sự. Sách trắng quốc phòng năm 2015 của ĐCSTQ đặt ra yêu cầu “đặc phái QĐGPND ‘tích cực tham gia hợp tác an ninh ở cả khu vực và quốc tế, và bảo về hữu hiệu lợi ích của Trung Quốc ở nước ngoài’.”

Trên mặt trận ngoại giao, do sự lôi kéo và uy hiếp của ĐCSTQ, một số quốc gia hoặc khu vực có bang giao với Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) như Panama, Dominica và El Salvador, đã lựa chọn cắt đứt quan hệ ngoại giao với Trung Hoa Dân Quốc, rồi lao vào vòng tay của ĐCSTQ. Tháng 6/2017, Panama tuyên bố đã chấm dứt quan hệ ngoại giao hơn một thế kỷ với Đài Loan, và hiện công nhận “một nước Trung Quốc duy nhất”. Trước đó ba năm, ĐCSTQ bắt đầu tích cực lên kế hoạch đầu tư vào cơ sở hạ tầng của Panama, như cảng biển, đường sắt, đường cao tốc, với tổng giá trị đầu tư đạt khoảng 24 tỷ USD. [85] Trung Quốc đã giành được quyền khống chế cả hai đầu của Kênh đào Panama, vốn có ý nghĩa chiến lược quốc tế quan trọng.

ĐCSTQ còn đầu tư gần 30 tỷ USD vào Cảng La Union của El Salvador. Tháng 7/2018, Đại sứ Hoa Kỳ tại El Salvador, đã cảnh báo trên tờ El Diario De Hoy (Báo chí Hôm nay), rằng đầu tư của Trung Quốc vào Cảng La Union là có mục đích quân sự, cần phải hết sức lưu ý. [86]

Về phương diện văn hóa, tính đến đầu năm 2018, ĐCSTQ đã thành lập 39 Viện Khổng Tử và 11 lớp học Khổng Tử ở châu Mỹ La-tinh và khu vực Caribe, với tổng số lượt đăng ký học vượt quá 50.000. [87] Viện Khổng Tử đã được xác định là tổ chức mà ĐCSTQ sử dụng làm gián điệp, cũng như truyền bá văn hóa và hình thái ý thức của Đảng Cộng sản dưới cái lốt văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Sự bành trướng và thâm nhập của ĐCSTQ ở châu Mỹ La-tinh là sự uy hiếp nghiêm trọng đối với Hoa Kỳ. Khi dùng quyền tiếp cận thị trường Trung Quốc, và sự phụ thuộc về đầu tư kinh tế và viện trợ quân sự để chi phối chính sách của chính phủ các nước châu Mỹ La-tinh, Trung Quốc đã có thể kéo họ vào trong phạm vi ảnh hưởng của mình, và dùng họ để đối kháng với Mỹ. Những kênh đào, cảng biển, đường sắt, cũng như hạ tầng thông tin mà ĐCSTQ xây dựng đều là những công cụ quan trọng để nó bành trướng và gây dựng quyền bá chủ toàn cầu.

2.6 Năng lực quân sự ngày càng lớn mạnh của ĐCSTQ

Khi sức mạnh quân sự của Trung Quốc phát triển, nó đã trở nên hung hăng hơn ở các khu vực, chẳng hạn như Biển Đông. Năm 2009, tàu hải giám USNS Impeccable của Mỹ khi tiến hành hoạt động thường lệ trên lãnh hải quốc tế thì bị tàu Trung Quốc bám đuôi và quấy nhiễu. [88] Ở vùng biển quốc tế Hoàng Hải cũng xảy ra sự việc tương tự. Tàu Trung Quốc liên tục áp sát tàu USNS Victorious của Mỹ, chỉ cách 30 yard (27,4 mét), buộc USNS Victorious phải thực hiện cú phanh đột ngột rất nguy hiểm. [89] Vụ việc gần nhất xảy ra vào tháng 9/2018, khi một tàu chiến của Trung Quốc hung hăng khu trục tàu USS Decatur ra khỏi vùng biển này. Tàu của Trung Quốc tiến sát, chỉ cách chừng 45 yard trước mũi tàu Decatur, buộc con tàu Mỹ này phải bẻ lái để tránh va chạm. [90]

Chính quyền ĐCSTQ từ lâu đã để lộ tham vọng quân sự. Chiến lược của nó là từ cường quốc trên bộ trở thành siêu cường trên biển, cuối cùng thiết lập quyền bá chủ cả trên đất liền và biển. Năm 1980, Bắc Kinh đề “tích cực phòng thủ” là phương châm chiến lược, chủ yếu tập trung bảo vệ biên giới quốc gia. Bấy giờ, đối thủ chính vẫn là Quân đội Liên Xô. Năm 2013, Bắc Kinh lại chuyển chiến lược “phòng vệ tiền tuyến” thành “chủ động tiến công”, hòng mở rộng tiền tuyến. Nó đề ra “tiến công chiến lược là một kiểu tích cực phòng thủ quan trọng”. [91]

Năm 2015, một nhà lý luận quân sự Trung Quốc, tác giả cuốn sách “Chiến tranh không giới hạn: Kế hoạch tổng thể của Trung Quốc nhằm hủy hoại nước Mỹ” đã đưa ra nhận định: “Chính sách Một vành đai, Một con đường yêu cầu lục quân phải đạt được bước nhảy vọt và cách mạng hóa lục quân.” “Lợi ích quốc gia từ Một vành đai, Một con đường là động lực to lớn để quân đội Trung Quốc cải tổ.” [101] Toàn bộ những điều này càng cho thấy mục tiêu của Bắc Kinh là trở thành siêu cường trên bộ.

Năm 2018, Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ đã chỉ ra trong một báo cáo thường niên trình Quốc hội:

Trọng tâm và sự chú ý của hải quân Trung Quốc trong nhiệm vụ bảo vệ lợi ích của nước này ở nước ngoài ngày càng đưa QĐGPND (QĐGPND) vượt khỏi biên giới Trung Quốc và vùng ngoại biên thuộc của nước này. Trọng tâm của hải quân QĐGPND ‘chuyển từ ‘phòng thủ vùng lãnh hải xa bờ’ sang ‘bảo vệ vùng lãnh hải xa bờ’ kết hợp với ‘bảo vệ vùng biển mở’, cho thấy tư lệnh nước này muốn mở rộng phạm vi hoạt động. Sách lược quân sự của Trung Quốc và cuộc cải tổ QĐGPND hiện nay phán ánh Trung Quốc đã từ bỏ tâm lý tập trung vào lãnh thổ trên đất liền xưa nay. Tương tự, tư tưởng ‘phòng ngự tuyến đầu’ nhằm chuyển dịch xung đột tiềm ẩn ra khỏi lãnh thổ Trung Quốc cho thấy các nhà chiến lược của QĐGPND đang đặt ra tầm nhìn hướng tới vai trò toàn cầu ngày càng lớn. [92]

CHNDTH đã xây đảo và quân sự hóa các đảo đá ngầm ở Biển Đông, trang bị sân bay, máy bay trên biển, và tên lửa. Hiện nay, tại ba đảo đá ngầm có ý nghĩa chiến lược trên Biển Đông là Đá Chữ Thập (Fiery Cross Reef), Đá Xu-bi (Subi Reef) và Đá Vành Khăn (Mischief Reef), Trung Quốc đã bố trí tên lửa hành trình đối hạm, tên lửa đất đối không, và sân bay. Các đảo này đã hình thành hàng không mẫu hạm trên bờ có thể dùng trong trường hợp có xung đột quân sự. Về chiến lược, hải quân Trung Quốc có khả năng đột phá phạm vi chuỗi đảo thứ nhất, trải dài từ quần đảo Kuril ở phía Bắc đến đảo Đài Loan và đảo Borneo ở phía Nam, mang lại năng lực chiến đấu trên vùng biển mở.

Năm 2018, Lawrence Sellin, nguyên đại tá Quân đội Hoa Kỳ và nhà bình luận quân sự, viết: “Trung Quốc hiện đang tìm cách mở rộng tầm ảnh hưởng quốc tế vượt ra ngoài Biển Đông bằng cách kết nối với một cơ cấu tương tự để chiếm ưu thế ở khu vực Bắc Ấn Độ Dương. Nếu hoàn thành được mối liên kết này, Trung Quốc có thể đạt được vị thế vô đối để nắm quyền kiểm soát gần nửa GDP toàn cầu.” [93]

Quyền thống trị ở Biển Đông không phải chỉ là vấn đề tranh chấp lãnh thổ, mà là chiến lược mang tính toàn cầu. Mỗi năm có gần 5.000 tỷ hàng hóa được vận chuyển qua Biển Đông. [94] Đối với Trung Quốc, Con đường Tơ lụa trên Biển của nó bắt đầu từ Biển Đông, mà ước tính 80% lượng dầu mỏ nhập khẩu của Trung Quốc được vận chuyển qua khu vực này. [95] Việc gìn giữ hòa bình khu vực Biển Đông từ sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai vẫn luôn do quân đội Mỹ và đồng minh duy trì. Điều này đặt ra một mối đe dọa lớn cho chính quyền Trung Quốc.

Phó Giáo sư ngành Khoa học Chính trị M. Taylor Fravel của Viện Arthur and Ruth Sloan thuộc Đại học Công nghệ Massachusetts (MIT), cho hay, từ năm 1949 đến nay, Trung Quốc đã phát sinh 23 vụ tranh chấp lãnh thổ với các nước láng giềng. Trung Quốc đã giải quyết được 17 vụ tranh chấp này, trong đó, có 15 vụ mà Bắc Kinh đã nhượng bộ rất nhiều về việc phân chia vùng lãnh thổ bị tranh chấp. Nhưng riêng về vấn đề Biển Đông, từ những năm 1950, ngay cả khi hải quân Trung Quốc còn chưa mạnh, Trung Quốc đã tuyên bố chủ quyền không khoan nhượng ở khu vực này. Trung Quốc chưa bao giờ dùng ngôn luận mang tính tuyệt đối như vậy với các vụ tranh chấp lãnh thổ khác.

Fravel đã nêu ra một số lý do cho lập trường cứng rắn của Trung Quốc về vấn đề Biển Đông. Ông cho biết: “Trung Quốc coi các đảo xa bờ [như quần đảo Spratlys] là có ý nghĩa chiến lược. Từ những đảo này, Trung Quốc có thể tuyên bố quyền tài phán đối với vùng lãnh hải lân cận vốn chứa lượng tài nguyên thiên nhiên lớn, thậm chí cả quyền tài phán đối với một số hoạt động của tàu hải quân nước ngoài. Các đảo nhỏ ở Biển Đông còn có thể phát triển thành trận địa tuyến đầu của lực lượng quân sự cảnh báo sớm… Chúng cũng có thể trợ giúp lực lượng tàu ngầm bằng cách ngăn các quốc gia khác theo dõi dấu vết tàu ngầm Trung Quốc từ Biển Đông đi vào Tây Thái Bình Dương.” [96]

Sự hung hăng và bành trướng của chính quyền Trung Quốc tại khu vực Biển Đông, nhất là những hành động đơn phương nhằm thay đổi hiện trạng mấy năm gần đây, đã làm gia tăng căng thẳng quân sự ở cả khu vực xung quanh. Đáp lại, “Nhật Bản, đương nhiên, đã đảo ngược cục diện cắt giảm chi tiêu quân sự cả thập kỷ qua, còn Ấn Độ đã khôi phục kế hoạch hiện đại hóa hải quân từng bị đình trệ.”, Brahma Chellaney, một tác gia và nhà địa chiến lược cho hay. [97] Khi ngụy trang bằng cái cớ bảo đảm an ninh tuyến vận chuyển năng lượng và hàng hóa, Trung Quốc đã không ngừng bành trướng ở Biển Đông, làm mất đi sự cân bằng quyền lực và gia tăng khả năng xung đột quân sự trong khu vực. Nhà địa khoa học Scott Montgomery của Đại học Washington từng chỉ ra rằng “Chính việc Trung Quốc coi [Biển Đông] là một mối quan ngại về an ninh đã làm xói mòn an ninh trong khu vực.” [98] Các học giả phương Tây cho rằng, tầm nhìn của các quan chức quân sự Trung Quốc đã vượt qua Tây Thái Bình Dương, muốn trù tính làm thế nào để đưa quân lực phóng xa hơn nữa. Năm 2017, quân đội Trung Quốc đã thiết lập căn cứ quân sự hải ngoại đầu tiên ở Djibouti, trên đỉnh châu Phi. [99]

Theo một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chiến lược Quốc tế năm 2019, chính quyền ĐCSTQ nắm trong tay quân đội lớn nhất thế giới với 2 triệu quân nhân chính quy. [100] QĐGPND cũng có lực lượng lục quân lớn nhất thế giới, có số tàu chiến đứng đầu thế giới, trọng tải hải quân đứng thứ ba trên thế giới, và một lực lượng không quân hùng hậu. Nó có năng lực tấn công hạt nhân gồm tên lửa đạn đạo liên lục địa, tàu ngầm tên lửa đạn đạo, máy bay đánh bom chiến lược.

Sự mở rộng quân sự của ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở hải-lục-không quân truyền thống; nó cũng đang đạt được những tiến bộ trong lĩnh vực không gian và chiến tranh điện từ.

Chính quyền ĐCSTQ còn có 1,7 triệu nhân sự trong lực lượng Cảnh sát Vũ trang Nhân dân, một tổ chức bán quân sự chủ yếu có nhiệm vụ duy trì trật tự trong nước. Cũng như QĐNDTQ, tổ chức này nằm dưới sự lãnh đạo thống nhất của Quân ủy Trung ương ĐCSTQ; ngoài ra, ĐCSTQ còn duy trì các đơn vị quân nhân dự bị và dân quân với số lượng khổng lồ. Tư tưởng chỉ đạo quân sự của ĐCSTQ luôn chú trọng “chiến tranh nhân dân”. Dưới chế độ độc tài toàn trị của ĐCSTQ, nó có thể nhanh chóng điều động mọi nguồn lực sẵn có để sử dụng cho mục đích quân sự khi có chiến tranh. Có nghĩa là, ĐCSTQ có sẵn một nguồn dự trữ hơn 1 tỷ người để có thể tiến hành quân dịch, biến đông đảo người dân thành “dân binh”. Ngay cả nhân tố Hoa kiều cũng được đưa vào chiến lược quân sự và tình báo của ĐCSTQ; năm 2017, CHNDTH thông qua “liaạt tình báo quốc gia” yêu cầu toàn bộ công dân Trung Quốc phải trợ giúp ĐCSTQ, bất kể họ sinh sống ở đâu.

GDP của Trung Quốc trong giai đoạn 1997-2007 đã tăng trưởng nhanh chóng. ĐCSTQ dựa vào sức mạnh kinh tế để nhanh chóng mở rộng trang bị quân sự, nâng cấp kho vũ khí. Theo dự đoán, đến năm 2020, Lục quân QĐGPND sẽ có 5.000 xe tăng chiến đấu hiện đại, Hải quân sẽ có ít nhất 2 tàu chiến mẫu hạm, Không quân có 90% chiến đấu cơ thế hệ thứ tư, thậm chí đã bắt đầu có chiến đấu cơ thế hệ thứ năm.

Đầu năm 2017, CHNDTH tuyên bố ngân sách quốc phòng hàng năm sau điều chỉnh lạm phát 6,5%, đạt 154.3 tỷ USD. Phân tích dữ liệu từ năm 2008 đến 2017 cho thấy ngân sách quốc phòng chính thức của Bắc Kinh trong giai đoạn này bình quân mỗi năm tăng 8% sau khi đã điều chỉnh lạm phát. [101] Các nhà quan sát ước tính chi phí quân sự thực tế của ĐCSTQ cao gấp đôi con số công bố chính thức. Không chỉ có vậy, sức mạnh quân sự của chính quyền này không được phản ánh đầy đủ ở chi phí quân sự, bởi vì chi tiêu quân sự thực tế cao hơn con số công khai, hơn nữa ĐCSTQ có thể tùy ý trưng dụng rất nhiều nhân lực và nguồn lực dân dụng. Toàn bộ hệ thống công nghiệp đều có thể phục vụ nhu cầu của chiến tranh, nghĩa là năng lực quân sự thật sự của nó vượt xa số liệu chính thức và các ước tính thông thường của ngoại giới.

ĐCSTQ sử dụng đủ loại chiến tranh gián điệp để bắt kịp Hoa Kỳ về mặt công nghệ. Theo một số ước tính gần đây, hơn 90% vụ gián điệp nhắm vào Mỹ được thực hiện bằng tin tặc từ CHNDTH, và các mạng lưới của ĐCSTQ thâm nhập vào các công ty lớn và quân đội Hoa Kỳ để đánh cắp công nghệ và tri thức mà người Trung Quốc không thể tự nghiên cứu phát triển. [102]

ĐCSTQ đã xây dựng một hệ thống toàn cầu gồm hơn 30 vệ tinh định vị Bắc Đẩu với chức năng định vị quân sự toàn cầu. Cùng với đó, QĐGPND đang bố trí chiến đấu cơ không người lái ngày càng tiên tiến. Tại Triển lãm Hàng không Chu Hải 2018, chiến đấu cơ không người lái Cầu Vồng thế hệ 7 (CH-7) ra mắt đã thu hút sự chú ý của các chuyên gia quân sự. Dòng Cầu Vồng cho thấy Trung Quốc đã bắt kịp công nghệ chế tạo máy bay vũ trang không người láiMột lượng lớn chiến đấu cơ không người lái Cầu Vồng thế hệ 4 (CH-4) trước đó đã chiếm lĩnh thị trường quân sự của Jordan, Iraq, Turkmenistan, và Pakistan, là những nước bị cấm vận mua máy bay không người lái từ Hoa Kỳ. [103] Cấu hình thế hệ mới nhất Cầu Vồng CH-7 này, ở một số phương diện, đã đuổi kịp dòng X-47B mà Hoa Kỳ chào bán. [104] Một video trình chiếu tại triển lãm hàng không mô phỏng máy bay không người lái đang chiến đấu với kẻ địch giả tưởng, mà có thể thấy rõ đó là quân đội Hoa Kỳ. [105] Dòng Cầu Vồng với kích thước nhỏ cho phép ĐCSTQ vận dụng được nhiều lựa chọn chiến thuật hơn, kể cả tàu dân sự, cho ĐCSTQ có lợi thế hơn Đài Loan trong trường hợp xảy ra xung đột. [106] Một lượng lớn máy bay không người lái có thể hợp thành một dàn dưới sự điều khiển của vệ tinh và trí tuệ nhân tạo, sẽ dễ dàng phát huy ưu thế về số lượng và giá thành thấp, ở mức cục bộ sẽ hình thành trạng thái chiến tranh bất đối xứng.

Dòng tiêm kích tàng hình J-20, cũng được ra mắt tại Triển lãm Hàng không Chu Hải, rất giống với chiếc F-22 của Mỹ, còn J-31 lại mang kiểu mẫu của chiếc F-35. Mực dù vẫn đi sau quân sự Mỹ về nhiều phương diện, nhưng ngành quốc phòng của CHNDTH đang thu hẹp khoảng cách với Hoa Kỳ trong việc phát triển chiến đấu cơ hiện đại.

Về chiến thuật, QĐGPND thường dùng năng lực tác chiến bất đối xứng: chiến tranh bất đối xứng, chiến lược bất đối xứng, vũ khí bất đối xứng. [107] Thượng tướng Hải quân Philip Davidson, chỉ huy phụ trách khu vực Ấn độ Dương – Thái Bình Dương của Hoa Kỳ, gọi Trung Quốc là “đối thủ đồng đẳng”. Ông cho biết Trung Quốc không chỉ cố gắng đuổi kịp sức mạnh hỏa lực của Mỹ ở mức cân xứng 1-1; mà còn bắt kịp Mỹ thông qua việc xây dựng những năng lực bất đối xứng then chốt, kể cả việc dùng tên lửa chống hạm và các năng lực trong chiến tranh tàu ngầm. Bởi vậy, ông cảnh báo “không có gì bảo đảm Hoa Kỳ sẽ chiến thắng nếu xảy ra một cuộc xung đột với Trung Quốc trong tương lai.” [108]

Một vũ khí bất đối xứng như thế là tên lửa đạn đạo chống hạm Đông Phong 21D. Trước nay, tên lửa đạn đạo thường được dùng để bắn đầu đạn hạt nhân vào các mục tiêu tĩnh như thành phố hay căn cứ quân sự, nhưng Đông Phong 21D là vũ khí duy nhất chỉ dùng để chống cụm hàng không mẫu hạm Mỹ trên biển. ĐCSTQ cũng đi theo chiến lược thời Chiến tranh lạnh của Liên Xô mà triển khai lượng lớn tên lửa hành trình nhằm đối ứng với ưu thế vượt trội của hải quân Mỹ. Năm 2018, QĐGPND tiết lộ tên lửa mặt đất chống hạm siêu âm YJ-12B, được gọi là “sát thủ hàng không mẫu hạm”. Nó đã vẽ ra một “khu vực chết” với bán kính 550 km ở khu vực Tây Thái Bình Dương, là nơi tấn công các cụm chiến đấu cơ của Mỹ bằng hình thức bão hòa hỏa lực đột phá phòng thủ tầm cực thấp.

Với tên lửa như Đông Phong 21D và YI-12, QĐNDTQ không cần phải có sức mạnh hỏa lực cân xứng ở mức 1-1 với Hải quân Hoa Kỳ — chẳng hạn triển khai số chiến đấu cơ ngang bằng — để có thể ngăn Mỹ tiến vào khu vực Tây Thái Bình Dương.

Sau khi nhanh chóng mở rộng sức mạnh quân sự, CHNDTH đã trở thành nước xuất khẩu vũ khí khổng lồ cho các chính quyền độc tài trên thế giới, như Bắc Triều Tiên và Iran. Một mặt, CHNDTH muốn mở rộng đồng minh quân sự, mặt khác là phân tán và đối đầu với sức mạnh quân sự của Mỹ. Về mặt này, chính quyền ĐCSTQ kích động thù hận Mỹ, đi tìm điểm chung để liên hợp với các chính quyền chống Mỹ khác.

Đồng thời, lãnh đạo ĐCSTQ còn vận dụng các lý luận quân sự của chủ nghĩa khủng bố như chiến tranh không giới hạn. Nó cổ động nhu cầu chiến tranh, nói rằng “chiến tranh cách chúng ta không còn xa nữa; nó là nơi xuất sinh của ‘thế kỷ Trung Hoa’.” Nó hợp thức hóa bạo lực và khủng bố bằng thứ ngôn luận như “cái chết là động lực thúc đẩy lịch sử tiến lên”. Nó biện minh cho việc xâm lược là “không có quyền chiến tranh thì không có quyền phát triển”, “sự phát triển của nước này là sự uy hiếp đối với nước khác – đây là quy luật chung của lịch sử thế giới”. [109]

Chu Thành Hổ, một viên tướng quan trọng và là Viện trưởng Học viện Phòng vệ thuộc Đại học Quốc Phòng của CHNDTQ, đã công khai tuyên bố năm 2005 rằng, nếu Hoa Kỳ can dự vào chiến sự ở eo biển Đài Loan, thì Trung Quốc trước hết sẽ sử dụng vũ khí hạt nhân, khiến cho hàng trăm thành phố của Mỹ bị san thành bình địa, cho dù toàn bộ khu vực từ Tây An (thành phố ở rìa phía Tây của biên giới truyền thống của Trung Quốc) sang bờ Đông Trung Quốc có bị phá hủy cũng không tiếc. [110] Tuyên bố của Chu là sự công khai biểu lộ dã tâm của ĐCSTQ, cũng là một lần thử phản ứng của cộng đồng quốc tế.

Điều quan trọng cần phải nhận thức là chiến lược quân sự của ĐCSTQ luôn đi theo nhu cầu chính trị của nó, và dã tâm quân sự của chính quyền này chỉ là một bộ phận trong mưu đồ tổng thể hòng thiết lập quyền bá chủ của nó trên toàn thế giới. [111]


Chương mười bảyChương mười tám (Phần 2)

Tài liệu tham khảo

1. Zhao Kejin 趙可金, “Heping fazhan daolu: moshi de tupo” 和平發展道路:模式的突破 [“The Road of Peaceful Development: A Paradigmatic Breakthrough”], People.cn, November 11, 2009, http://theory.people.com.cn/GB/10355796.html. [In Chinese]

2. Michael Pillsbury, The Hundred-Year Marathon: China’s Secret Strategy to Replace America as the Global Superpower (New York: Henry Holt and Co., 2015), chap. 5.

3. US Congress, Senate, Committee on Foreign Relations: Subcommittee on East Asian and Pacific Affairs, US–China Relations: Status of Reforms in China, 108th Cong., 1st sess., April 22, 2004, https://www.foreign.senate.gov/imo/media/doc/WaldronTestimony040422.pdf.

4. Chris Giles, “China Poised to Pass US as World’s Leading Economic Power This Year,” Financial Times, April 29, 2014, https://www.ft.com/content/d79ffff8-cfb7-11e3-9b2b-00144feabdc0.

5. “CMHI and CMA CGM Complete the Terminal Link Transaction,” CMA-CGM and CMHI, June 11, 2013, https://www.cma-cgm.com/static/News/Attachments/CMHI%20and%20CMA%20CGM%20complete%20the%20Terminal%20Link%20transaction.pdf.

6. Derek Watkins, K. K. Rebecca Lai, and Keith Bradsher, “The World, Built by China,” The New York Times, November 18, 2018, https://www.nytimes.com/interactive/2018/11/18/world/asia/world-built-by-china.html.

7. Andrew Sheng, “A Civilizational Clash With China Comes Closer,” Asia Global Institute: The University of Hong Kong, January 16, 2018, https://www.asiaglobalinstitute.hku.hk/news-post/a-civilizational-clash-with-china-comes-closer.

8. Wu Xinbo 吳心伯, “Dui zhoubian waijiao yanjiu de yixie sikao” 對周邊外交研究的一些思考 [“Reflections on the Study of Periphery Diplomacy”], World Affairs, issue 2 (2015), http://www.cas.fudan.edu.cn/picture/2328.pdf. [In Chinese]

9. Nick McKenzie and Sarah Ferguson, Power and Influence: The Hard Edge of China’s Soft Power, Australian Broadcasting Corporation, June 5, 2017, video, https://www.abc.net.au/4corners/power-and-influence-promo/8579844.

10. “Sam Dastyari Resignation: How We Got Here,” Australian Broadcasting Corporation, December 11, 2017, https://www.abc.net.au/news/2017-12-12/sam-dastyari-resignation-how-did-we-get-here/9249380.

11. Chris Uhlmann and Andrew Greene, “Chinese Donors to Australian Political Parties: Who Gave How Much?” Australian Broadcasting Corporation, June 7, 2017, https://www.abc.net.au/news/2016-08-21/china-australia-political-donations/7766654?nw=0.

12. John Fitzgerald, “China in Xi’s ‘New Era,’” Journal of Democracy, no. 29, April 2018, https://muse.jhu.edu/article/690074.

13. Tara Francis Chan, “Rejected Three Times Due to Fear of Beijing, Controversial Book on China’s Secret Influence Will Finally Be Published,” Business Insider, February 5, 2018, https://www.businessinsider.com/australian-book-on-chinas-influence-gets-publisher-2018-2.

14. Jonathan Pearlman, “US Alarm Over Aussie Port Deal With China Firm,” The Straits Times, November 19, 2015, https://www.straitstimes.com/asia/australianz/us-alarm-over-aussie-port-deal-with-china-firm.

15. Christopher Walker and Jessica Ludwig, “From ‘Soft Power’ to ‘Sharp Power’: Rising Authoritarian Influence in the Democratic World,” in Sharp Power: Rising Authoritarian Influence (Washington, DC: National Endowment for Democracy, 2017), 20, https://www.ned.org/wp-content/uploads/2017/12/Sharp-Power-Rising-Authoritarian-Influence-Full-Report.pdf.

16. “2017 Foreign Policy White Paper,” Australian government, November 23, 2017, https://www.fpwhitepaper.gov.au/foreign-policy-white-paper/overview.

17. Caitlyn Gribbin, “Malcolm Turnbull Declares He Will ‘Stand Up’ for Australia in Response to China’s Criticism,” Australian Broadcasting Corporation, December 8, 2017, https://www.abc.net.au/news/2017-12-09/malcolm-turnbull-says-he-will-stand-up-for-australia/9243274.

18. Irene Luo, “Former Chinese Diplomat on China’s Infiltration of Australia,” The Epoch Times, July 5, 2017, https://www.theepochtimes.com/former-chinese-diplomat-on-chinas-infiltration-of-australia_2264745.html.

19. Clive Hamilton, Silent Invasion: China’s Influence in Australia (Melbourne: Hardie Grant, 2018), chap. 1.

20. Như trên.

21. Như trên.

22. Như trên.

23. Như trên., chap. 3.

24. Anne-Marie Brady, “Magic Weapons: China’s Political Influence Activities Under Xi Jinping,” Wilson Center, September 16, 2017, https://www.wilsoncenter.org/sites/default/files/media/documents/article/magic_weapons.pdf.

25. Eleanor Ainge Roy, “‘I’m Being Watched’: Anne Marie Brady, the China Critic Living in Fear for Beijing,” The Guardian, January 22, 2019, https://www.theguardian.com/world/2019/jan/23/im-being-watched-anne-marie-brady-the-china-critic-living-in-fear-of-beijing.

26. Brady, “Magic Weapons.”

27. Lin Tinghui 林廷輝, “Long zai mosheng de haiyu: Zhongguo dui Taipingyang daoguo waijiao zhi kunjing” 龍在陌生海域:中國對太平洋島國外交之困境 [“The Dragon in Strange Waters: China’s Diplomatic Quagmire in the Pacific Islands”], Journal on International Relations, issue 30, p. 58, https://diplomacy.nccu.edu.tw/download.php?filename=451_b9915791.pdf&dir=archive&title=File. [In Chinese]

28. Ben Bohane, “The US Is Losing the Pacific to China,” The Wall Street Journal, June 7, 2017, https://www.wsj.com/articles/the-u-s-is-losing-the-pacific-to-china-1496853380.

29. Josh Rogin, “Inside China’s ‘Tantrum Diplomacy’ at APEC,” The Washington Post, November 20, 2018, https://www.washingtonpost.com/news/josh-rogin/wp/2018/11/20/inside-chinas-tantrum-diplomacy-at-apec.

30. International Crisis Group, “China’s Central Asia Problem,” report, no. 244, February 27, 2013, https://www.crisisgroup.org/europe-central-asia/central-asia/china-s-central-asia-problem.

31. Wu Jiao and Zhang Yunbi, “Xi Proposes a ‘New Silk Road’ With Central Asia,” China Daily, September 8, 2013, http://www.chinadaily.com.cn/sunday/2013-09/08/content_16952160.htm.

32. Raffaello Pantucci and Sarah Lain, “China’s Eurasian Pivot: The Silk Road Economic Belt,” Whitehall Papers 88, no. 1 (May 16, 2017): 1–6, https://www.tandfonline.com/doi/full/10.1080/02681307.2016.1274603.

33. International Crisis Group, “China’s Central Asia Problem.”

34. Kong Quan 孔泉, “Zhongguo zhichi Wuzibiekesitan wei guojia anquan suo zuo nuli” 中國支持烏茲別克斯坦為國家安全所做努力 [“China Supports Uzbekistan’s Efforts for National Security”], People.cn, May 17, 2005, http://world.people.com.cn/GB/8212/14450/46162/3395401.htm. [In Chinese]

35. Benno Zogg, “Turkmenistan Reaches Its Limits With Economic and Security Challenges,” IPI Global Observatory, July 31, 2018, https://theglobalobservatory.org/2018/07/turkmenistan-limits-economic-security-challenges.

36. Jakub Jakóbowski and Mariusz Marszewski, “Crisis in Turkmenistan: A Test for China’s Policy in the Region,” Centre for Eastern Studies, August 31, 2018, https://www.osw.waw.pl/en/publikacje/osw-commentary/2018-08-31/crisis-turkmenistan-a-test-chinas-policy-region-0.

37. Eiji Furukawa, “Belt and Road Debt Trap Spreads to Central Asia,” Nikkei Asian Review, August 29, 2018, https://asia.nikkei.com/Spotlight/Belt-and-Road/Belt-and-Road-debt-trap-spreads-to-Central-Asia.

38. “Tajikistan: Chinese Company Gets Gold Mine in Return for Power Plant,” Eurasianet, April 11, 2018, https://eurasianet.org/tajikistan-chinese-company-gets-gold-mine-in-return-for-power-plant.

39. Danny Anderson, “Risky Business: A Case Study of PRC Investment in Tajikistan and Kyrgyzstan,” The Jamestown Foundation, China Brief, 18, no. 14, August 10, 2018, https://jamestown.org/program/risky-business-a-case-study-of-prc-investment-in-tajikistan-and-kyrgyzstan.

40. Juan Pablo Cardenal and Heriberto Araújo, China’s Silent Army: The Pioneers, Traders, Fixers and Workers Who Are Remaking the World in Beijing’s Image, trans. Catherine Mansfield (New York: Crown Publishing Group, 2013), chap. 2.

41. Lindsey Kennedy and Nathan Paul Southern, “China Created a New Terrorist Threat by Repressing Secessionist Fervor in Its Western Frontier,” Quartz, May 31, 2017, https://qz.com/993601/china-uyghur-terrorism.

42. Xu Jin 徐進 et al., “Dazao Zhongguo zhoubian anquan de ‘zhanlue zhidian’ guojia” 打造中國周邊安全的「戰略支點」國家 [“Making ‘Strategic Pivots’ for China’s Border Security”], World Affairs 2014, no. 15 (2014): 14–23, http://cssn.cn/jjx/xk/jjx_lljjx/sjjjygjjjx/201411/W020141128513034121053.pdf. [In Chinese]

43. Therese Delpech, Iran and the Bomb: The Abdication of International Responsibility (New York: Columbia University Press, 2007), 49.

44. Cardenal and Araújo, China’s Silent Army, epilogue.

45. Seyed Reza Miraskari et al., “An Analysis of International Outsourcing in Iran–China Trade Relations,” Journal of Money and Economy, vol. 8, no. 1 (Winter 2013): 110–39, http://jme.mbri.ac.ir/files/site1/user_files_10c681/admin_t-A-10-25-59-c2da06b.pdf.

46. Scott Harold and Alireza Nader, China and Iran: Economic, Political, and Military Relations (Washington, DC: RAND Corporation, 2012), 7, https://www.rand.org/content/dam/rand/pubs/occasional_papers/2012/RAND_OP351.pdf.

47. “Raoguo ‘Maliujia kunju’ de shangye jichu — ruhe baozheng Zhong Mian youqi guandao youxiao yunying” 繞過「馬六甲困局」的商業基礎——如何保證中緬油氣管道有效運營 [“The Commercial Foundation to Bypass the ‘Malacca Dilemma’: How to Ensure the Effective Operation of the China–Myanmar Oil and Gas Pipelines”], The First Finance Daily, July 22, 2013, https://www.yicai.com/news/2877768.html. [In Chinese]

48. Bertil Lintner, “Burma and Its Neighbors,” Asia Pacific Media Services, February 1992, http://www.asiapacificms.com/papers/pdf/burma_india_china.pdf.

49. “Xianzhi liangnian hou, Zhong Mian yuanyou guandao zhongyu tongkai” 閒置兩年後 中緬原油管道終於開通 [“After Two Years of Inactivity, the China–Myanmar Crude Oil Pipeline Is Finally Opened”], BBC Chinese, April 10, 2017, https://www.bbc.com/zhongwen/simp/chinese-news-39559135. [In Chinese]

50. Zhuang Beining 莊北甯 and Che Hongliang 車宏亮, “Zhong Mian qianshu Jiaopiao shenshuigang zhuan’an kuangjia xieding” 中緬簽署皎漂深水港專案框架協定 [“China–Myanmar Signs the Framework Agreement for the Kyaukpyu Deep-Water Port Project”], Xinhuanet.com, November 8, 2018, http://www.xinhuanet.com/2018-11/08/c_1123686146.htm. [In Chinese]

51. Lu Cheng 鹿鋮, “Zhong Mian Jingji zoulang: Miandian fabiao de xinxing tujing” 中緬經濟走廊:緬甸發展的新興途徑 [“China–Myanmar Economic Corridor: An Emerging Approach to Myanmar’s Development”], Guangming Net, September 17, 2018, http://news.gmw.cn/2018-09/17/content_31210352.htm. [In Chinese]

52. Lin Ping 林坪, “Jiemi Zhongguo rui liliang (shiyi): Ouzhou zhengjie” 揭祕中國銳實力(十一)欧洲政界 [“Disclosing China’s Sharp Power (Part XI) European Politics”], Radio Free Asia, November 5, 2018, https://www.rfa.org/mandarin/ytbdzhuantixilie/zhongguochujiaoshenxiangshijie/yl-11052018102634.html. [In Chinese]

53. Jason Horowitz and Liz Alderman, “Chastised by EU, a Resentful Greece Embraces China’s Cash and Interests,” The New York Times, August 26, 2017, https://www.nytimes.com/2017/08/26/world/europe/greece-china-piraeus-alexis-tsipras.html.

54. Jan Velinger, “President’s Spokesman Lashes Out at Culture Minister for Meeting With Dalai Lama,” Radio Prague International, October 18, 2016, https://www.radio.cz/en/section/curraffrs/presidents-spokesman-lashes-out-at-culture-minister-for-meeting-with-dalai-lama.

55. Lin Ping, “Disclosing China’s Sharp Power.”

56. “Deguo lanpishu: Zhongguo zai Deguo feijinrong zhijie touzi dafu zengzhang” 德國藍皮書:中國在德國非金融直接投資大幅增長 [“German Blue Book: China’s Non-Financial Direct Investment in Germany Has Grown Substantially”], Sina.com.cn, July 9, 2017, http://mil.news.sina.com.cn/dgby/2018-07-09/doc-ihezpzwt8827910.shtml. [In Chinese]

57. Hoover Institution, Chinese Influence and American Interests: Promoting Constructive Vigilance (Stanford, CA: Hoover Institution Press, 2018), 163, https://www.hoover.org/sites/default/files/research/docs/chineseinfluence_americaninterests_fullreport_web.pdf.

58. Philip Oltermann, “Germany’s ‘China City’: How Duisburg Became Xi Jinping’s Gateway to Europe,” The Guardian, August 1, 2018, https://www.theguardian.com/cities/2018/aug/01/germanys-china-city-duisburg-became-xi-jinping-gateway-europe.

59. “Xilake: Re’ai Zhongguo de ren” 希拉克:熱愛中國的人 [“Chirac: A Man Who Loved China”], China Net, March 20, 2007, http://www.china.com.cn/international/txt/2007-03/20/content_18421202.htm. [In Chinese]

60. Various, Di jiu zhang: Tan zhan (shang) 第九章:貪戰(上)[“Chapter 9: The War of Greed (Part I)”], in Zhenshi de Jiang Zemin 真實的江澤民 [The Real Jiang Zemin], The Epoch Times, June 18, 2012, http://www.epochtimes.com/b5/12/6/18/n3615092.htm. [In Chinese]

61. Holly Watt, “Hinkley Point: The ‘Dreadful Deal’ Behind the World’s Most Expensive Power Plant,” The Guardian, December 21, 2017, https://www.theguardian.com/news/2017/dec/21/hinkley-point-c-dreadful-deal-behind-worlds-most-expensive-power-plant.

62. Nick Timothy, “The Government Is Selling Our National Security to China,” Conservative Home, October 20, 2015, http://www.conservativehome.com/thecolumnists/2015/10/nick-timothy-the-government-is-selling-our-national-security-to-china.html.

63. Lin Ping 林坪, “Jiemi Zhongguo rui liliang (shi’er): zai Ouzhou de jingji shentou” 揭祕中國銳實力(十二)在歐洲的經濟滲透 [“Disclosing China’s Sharp Power (Part XII) Economic Infiltration in Europe”], Radio Free Asia, November 12, 2018, https://www.rfa.org/mandarin/zhuanlan/zhuantixilie/zhongguochujiaoshenxiangshijie/yl-11082018122750.html; “Jiemi Zhongguo rui liliang (shisan): Ouzhou xueshu, yanlun ziyou” 揭祕中國銳實力(十三)歐洲學術、言論自由 [“Disclosing China’s Sharp Power (Part XIII) Encroachment on Academic Freedom and Freedom of Speech in Europe”], Radio Free Asia, November 12, 2018 [自由亞洲電台], https://www.rfa.org/mandarin/zhuanlan/zhuantixilie/zhongguochujiaoshenxiangshijie/MCIEU-11122018165706.html. [In Chinese]

64. Jack Hazlewood, “China Spends Big on Propaganda in Britain … but Returns Are Low,” Hong Kong Free Press, April 3, 2016, https://www.hongkongfp.com/2016/04/03/china-spends-big-on-propaganda-in-britain-but-returns-are-low.

65. Thorsten Benner et al., “Authoritarian Advance: Responding to China’s Growing Political Influence in Europe,” Global Public Policy Institute, February 2018, https://www.gppi.net/media/Benner_MERICS_2018_Authoritarian_Advance.pdf.

66. Christophe Cornevin and Jean Chichizola, “The Revelations of Le Figaro on the Chinese Spy Program That Targets France,” Le Figaro, October 22, 2018 [“Les révélations du Figaro sur le programme d’espionnage chinois qui vise la France”], http://www.lefigaro.fr/actualite-france/2018/10/22/01016-20181022ARTFIG00246-les-revelations-du-figaro-sur-le-programme-d-espionnage-chinois-qui-vise-la-france.php. [In French]

67. “German Spy Agency Warns of Chinese LinkedIn Espionage,” BBC News, December 10, 2017, https://www.bbc.com/news/world-europe-42304297.

68. Serge Michel and Michel Beuret, China Safari: On the Trail of Beijing’s Expansion in Africa (New York: Nation Books, 2010), 162.

69. “China Is the Single Largest Investor in Africa,” CGTN, May 7, 2017, https://africa.cgtn.com/2017/05/07/china-is-the-single-largest-investor-in-africa.

70. “Not as Bad as They Say,” The Economist, October 1, 2011, https://www.economist.com/middle-east-and-africa/2011/10/01/not-as-bad-as-they-say.

71. Joseph Hammond, “Sudan: China’s Original Foothold in Africa,” The Diplomat, June 14, 2017, https://thediplomat.com/2017/06/sudan-chinas-original-foothold-in-africa.

72. “Beijing shengqing kuandai zao tongji de Sudan zongtong Baxier” 北京盛情款待遭通緝的蘇丹總統巴希爾 [“Beijing Shows Hospitality to the Wanted Sudanese President Bashir”], Radio France Internationale (RFI), June 29, 2011, http://cn.rfi.fr/中國/20110629-北京盛情款待遭通緝的蘇丹總統巴希爾. [In Chinese]

73. “Zhongguo de heping fazhan daolu” 中国的和平发展道路 [“China’s Path of Peaceful Development”], Information Office of the State Council, http://www.scio.gov.cn/zfbps/ndhf/2005/Document/307900/307900.htm. [In Chinese]

74. Pan Xiaotao 潘小濤, “Zhongguoren, qing zhunbei zai dasa bi” 中國人,請準備再大撒幣 [“Chinese, Get Ready to Give Out More Money”], Apple Daily, August 31, 2018, https://hk.news.appledaily.com/local/daily/article/20180831/20488504. [In Chinese]

75. Chen Haifeng 陈海峰, ed., “Shangwubu: Feizhou 33 ge zui bu fada guojia 97% de chanpin xiangshou ling guanshui” 商務部:非洲33個最不發達國家97%的產品享受零關稅 [“Ministry of Commerce: 97 Percent of Products in 33 Least-Developed Countries in Africa Enjoy Zero Tariffs”], China News, August 28, 2018, http://www.chinanews.com/gn/2018/08-28/8612256.shtml. [In Chinese]

76. Jia Ao 家傲, “Zhongguo zai xiang Feizhou dasa bi, Meiguo jingjue” 中國再向非洲大撒幣 美國警覺 [“China Gives Africa Big Bucks Again and America Gets Alert”], Radio Free Asia, September 3, 2018, https://www.rfa.org/mandarin/yataibaodao/junshiwaijiao/hc-09032018110327.html. [In Chinese]

77. Cai Linzhe 蔡臨哲, “Aisai’ebiya xuexi ‘Zhongguo moshi’” 埃塞俄比亞學習「中國模式」[“Ethiopia Is Learning the ‘Chinese Model’”], Phoenix Weekly, May 15, 2013, http://www.ifengweekly.com/detil.php?id=403. [In Chinese]

78. Andrew Harding, “Jizhe laihong: Feizhou chu le ge ‘Xin Zhongguo’” 記者來鴻:非洲出了個「新中國」[“Correspondence From Our Reporters: ‘A New China’ in Africa”], BBC Chinese, July 27, 2015, https://www.bbc.com/ukchina/simp/fooc/2015/07/150727_fooc_ethiopia_development. [In Chinese]

79. Si Yang 斯洋, “Zhengduo huayuquan, shuchu Zhongguo moshi, Zhongguo yingxiang OuMei he YaFei fangshi da butong” 爭奪話語權,輸出中國模式,中國影響歐美和亞非方式大不同 [“To Seize Discursive Power and Export the ‘Chinese Model,’ China Resorts to Different Means in Europe-America and Asia-Africa”], Voice of America, December 7, 2018, https://www.voachinese.com/a/4420434.html. [In Chinese]

80. Quan Ye 泉野, “Duihua Wang Wen: cong cheqian lun dao ‘xin zhimin zhuyi’ wuqu beihou de zhen wenti” 對話王文:從撒錢論到「新殖民主義」誤區背後的真問題 [“A Dialogue With Wang Wen: From the Theory of Spending Money to the Real Problem Behind the Misconstrued New Colonialism”], Duowei News, September 2, 2018, http://news.dwnews.com/china/news/2018-09-02/60081911_all.html. [In Chinese]

81. Ted Piccone, “The Geopolitics of China’s Rise in Latin America,” Brookings Institution, Geoeconomics and Global Issues 2 (November 2016), 4, https://www.brookings.edu/wp-content/uploads/2016/11/the-geopolitics-of-chinas-rise-in-latin-america_ted-piccone.pdf.

82. Megha Rajagopalan, “China’s Xi Woos Latin America With $250 Billion Investments,” Reuters, January 7, 2015, https://www.reuters.com/article/us-china-latam-idUSKBN0KH06Q20150108.

83. Alfonso Serrano, “China Fills Trump’s Empty Seat at Latin America Summit,” The New York Times, April 17, 2018, https://www.nytimes.com/2018/04/13/opinion/china-trump-pence-summit-lima-latin-america.html.

84. Jordan Wilson, “China’s Military Agreements with Argentina: A Potential New Phase in China–Latin America Defense Relations,” US–China Economic and Security Review Commission: Staff Research Report, November 5, 2015, https://www.uscc.gov/sites/default/files/Research/China%27s%20Military%20Agreements%20with%20Argentina.pdf.

85. Jin Yusen 金雨森, “Zhonggong jinqian waijiao kong chengwei zuihou yi gen daocao” 中共金錢外交恐成為最後一根稻草 [“The CCP’s Dollar Diplomacy May Be the Last Straw”], watchinese.com, July 5, 2017, https://www.watchinese.com/article/2017/23053. [In Chinese]

86. “Zhonggojng ju’e jinyuan qiang Saerwaduo, yin Meiguo youlü” 中共巨額金援搶薩爾瓦多 引美國憂慮 [“The CCP’s Huge Amount of Financial Aid to El Salvador Causes Anxiety for America”], NTD Television, August 22, 2018, http://www.ntdtv.com/xtr/gb/2018/08/23/a1388573.html. [In Chinese]

87. Huang Xiaoxiao 黃瀟瀟, “La Mei he Jialebi diqu Kongzi Xueyuan da 39 suo” 拉美和加勒比地區孔子學院達39所 [“Number of Confucius Institutes in Latin America and the Caribbeans Increases to 39”], People.cn, January 26, 2018, http://world.people.com.cn/n1/2018/0126/c1002-29788625.htm. [In Chinese]

88. “Pentagon Says Chinese Vessels Harassed US Ship,” CNN, March 9, 2009, http://www.cnn.com/2009/POLITICS/03/09/us.navy.china/index.html.

89. Barbara Starr, “Chinese Boats Harassed US Ship, Officials Say,” CNN, May 5, 2009, http://edition.cnn.com/2009/WORLD/asiapcf/05/05/china.maritime.harassment/index.html.

90. Barbara Starr, Ryan Browne, and Brad Lendon, “Chinese Warship in ‘Unsafe’ Encounter With US Destroyer, Amid Rising US-China Tensions,” CNN, October 1, 2018, https://www.cnn.com/2018/10/01/politics/china-us-warship-unsafe-encounter/index.html.

91. Military Strategy Research Department of the Academy of Military Science, Zhanlue xue 戰略學 [Strategic Studies], (Beijing: Military Science Publishing House, 2013), 47. [In Chinese]

92. Office of the Secretary of Defense, Annual Report to Congress: Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2018 (Washington DC: US Department of Defense, May 16, 2018), 46–47, https://media.defense.gov/2018/Aug/16/2001955282/-1/-1/1/2018-CHINA-MILITARY-POWER-REPORT.PDF.

93. Lawrence Sellin, “The US Needs a New Plan to Address Chinese Power in Southern Asia,” The Daily Caller, June 5, 2018, https://dailycaller.com/2018/06/05/afghanistan-pakistan-america-china/.

94. Panos Mourdoukoutas, “China Will Lose The South China Sea Game,” Forbes, July 1, 2018, https://www.forbes.com/sites/panosmourdoukoutas/2018/07/01/china-will-lose-the-south-china-sea-game/#5783cad73575.

95. Michael Lelyveld, “China’s Oil Import Dependence Climbs as Output Falls,” Radio Free Asia, December 4, 2017, https://www.rfa.org/english/commentaries/energy_watch/chinas-oil-import-dependence-climbs-as-output-falls-12042017102429.html.

96. M. Taylor Fravel, “Why Does China Care So Much About the South China Sea? Here Are 5 Reasons,” The Washington Post, July 13, 2016, https://www.washingtonpost.com/news/monkey-cage/wp/2016/07/13/why-does-china-care-so-much-about-the-south-china-sea-here-are-5-reasons.

97. Brahma Chellaney, “Why the South China Sea Is Critical to Security,” The Japan Times, March 26, 2018, https://www.japantimes.co.jp/opinion/2018/03/26/commentary/world-commentary/south-china-sea-critical-security/#.XAnOBBNKiF1.

98. Scott Montgomery, “Oil, History, and the South China Sea: A Dangerous Mix,” Global Policy, August 7, 2018, https://www.globalpolicyjournal.com/blog/07/08/2018/oil-history-and-south-china-sea-dangerous-mix.

99. Hal Brands, “China’s Master Plan: A Global Military Threat,” The Japan Times, June 12, 2018, https://www.japantimes.co.jp/opinion/2018/06/12/commentary/world-commentary/chinas-master-plan-global-military-threat/#.W9JPPBNKj5V.

100. Joel Wuthnow, “China’s Other Army: The People’s Armed Police in an Era of Reform,” Center for the Study of Chinese Military Affairs, Institute for National Strategic Studies, China Strategic Perspectives 14 (Washington DC: National Defense University Press, April 2019), https://inss.ndu.edu/Portals/82/China%20SP%2014%20Final%20for%20Web.pdf.

101. US Department of Defense, Office of the Secretary of Defense, Annual Report to Congress: Military and Security Developments Involving the People’s Republic of China 2018, May 16, 2018, https://media.defense.gov/2018/Aug/16/2001955282/-1/-1/1/2018-CHINA-MILITARY-POWER-REPORT.PDF.

102. David E. Sanger, “US Blames China’s Military Directly for Cyberattacks,” The New York Times, May 6, 2013, http://www.nytimes.com/2013/05/07/world/asia/us-accuses-chinas-military-in-cyberattacks.html.

103. Sharon Weinberger, “China Has Already Won the Drone Wars,” Foreign Policy, May 10, 2018, https://foreignpolicy.com/2018/05/10/china-trump-middle-east-drone-wars/.

104. Rick Joe, “China’s Air Force on the Rise: Zhuhai Airshow 2018,” The Diplomat, November 13, 2018, https://thediplomat.com/2018/11/chinas-air-force-on-the-rise-zhuhai-airshow-2018/.

105. Huang Yuxiang 黃宇翔, “Zhongguo wurenzhanji jingyan Zhuhai Hangzhan liangxiang, jiaxiang di shi Meiguo” 中國無人戰機驚豔珠海航展亮相假想敵是美國 [“Chinese Drones, Whose Target Is America, Stun the Audience at Zhuhai Air Show”], Asia Weekly, vol. 32, issue 46 (November 25, 2018), https://www.yzzk.com/cfm/blogger3.cfm?id=1542252826622&author=%E9%BB%83%E5%AE%87%E7%BF%94. [In Chinese]

106. Như trên.

107. Peter Navarro, Crouching Tiger: What China’s Militarism Means for the World (New York: Prometheus Books, 2015).

108. Steven Lee Myers, “With Ships and Missiles, China Is Ready to Challenge US Navy in Pacific,” The New York Times, August 29, 2018, https://www.nytimes.com/2018/08/29/world/asia/china-navy-aircraft-carrier-pacific.html.

109. San Renxing 三人行, “Ping xuexinggongsi de mori fengkuangdu” 評血腥公司的末日瘋狂賭 [“On the Bloody Company’s Mad Doomsday Gambling”], The Epoch Times, August 1, 2005, http://www.epochtimes.com/b5/5/8/1/n1003911.htm and http://www.epochtimes.com/b5/5/8/2/n1004823.htm [In Chinese]; and Li Tianxiao, “Shen yao Zhonggong wang, bi xian shi qi kuang” 神要中共亡 必先使其狂 [“If God Wants the CCP to Die, He Will Make It Go Mad First”], The Epoch Times, August 17, 2005, http://www.epochtimes.com/gb/5/8/17/n1021109.htm. [In Chinese]

110. Jonathan Watts, “Chinese General Warns of Nuclear Risk to US,” The Guardian, July 15 2005, https://www.theguardian.com/world/2005/jul/16/china.jonathanwatts.

111. Pillsbury, The Hundred-Year Marathon, chap. 2

中文正體