Chương 18: Dã tâm toàn cầu (Phần 2)

Mục lục

3. Chiến tranh không giới hạn mang màu sắc ĐCSTQ

3.1 Hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ trên toàn cầu

3.2 Mục tiêu của Mặt trận thống nhất: Làm tan rã thế giới tự do từ bên trong

3.3 Chiến tranh kinh tế: Vũ khí hạng nặng của ĐCSTQ

3.4 Dùng quần chúng làm gián điệp

3.5 Các hình thức khác của chiến tranh không giới hạn

4. “Mô hình Trung Quốc” cộng sản

5. Bài học giáo huấn và lối thoát

5.1 Chính sách nhân nhượng: Một sai lầm cực lớn

5.2 Vì sao phương Tây nhận định sai về Trung Quốc

5.3 Đâu là lối thoát

Tài liệu tham khảo

****

3. Chiến tranh không giới hạn mang màu sắc ĐCSTQ

Trong quá trình thực hiện dã tâm toàn cầu, ĐCSTQ hoàn toàn không có giới hạn đạo đức và không đếm xỉa đến bất cứ quy tắc nào. Trong “Chín Bài Bình luận về Đảng Cộng sản Trung Quốc” đã nói, lịch sử dựng nghiệp của ĐCSTQ là một quá trình liên tục tích tụ tà ác, cả ở trong nước lẫn trên thế giới, ĐCSTQ hấp thu và dung dưỡng đủ cả chín gen lớn của một con quỷ cộng sản tà ác: “tà ác, lừa dối, xúi bẩy, lưu manh, gián điệp, trấn lột, đấu tranh, diệt chủng, khống chế”. [112] Trong quá trình ĐCSTQ khuếch trương ra toàn cầu, những gen này được di truyền liên tục và biến hóa không ngừng, thủ đoạn và mức độ tà ác cũng liên tục tăng thêm; và tư tưởng về chiến tranh không giới hạn của ĐCSTQ chính là thể hiện tập trung của những đặc trưng tà ác đó, đó cũng là nguyên nhân quan trọng cho sự thành công từng bước của ĐCSTQ.

Tư tưởng chiến tranh không giới hạn vẫn luôn xuyên suốt trong thực tiễn quân sự của ĐCSTQ. Năm 1999, hai tướng lĩnh của ĐCSTQ chính thức đưa ra từ “Chiến tranh không giới hạn” trong cuốn sách về quân sự của họ, và tổng kết nó thành một thể hệ lý luận quân sự. Chiến tranh không giới hạn, theo nghĩa đen, chính là “một cuộc chiến vượt trên tất cả các giới tuyến và mức độ”, “dùng tất cả các thủ đoạn, bao gồm thủ đoạn vũ lực và phi vũ lực, quân sự và phi quân sự, sát thương và phi sát thương, ép buộc kẻ địch phải chấp nhận lợi ích của mình”, “thủ đoạn không gì không có, tin tức không đâu không biết, chiến trường ở khắp mọi nơi”, “vượt trên hết thảy sự ràng buộc về chính trị, lịch sử, văn hóa, đạo đức”.

Chiến tranh không giới hạn có nghĩa là “tất cả vũ khí và kỹ thuật đều có thể tùy ý sử dụng; có nghĩa là tất cả mọi giới hạn truyền thống để phân định giữa chiến tranh và phi chiến tranh, quân sự và phi quân sự đều bị phá vỡ”. Nó dùng mọi biện pháp vượt qua giới hạn của quốc gia và lĩnh vực hoạt động ở mọi mức độ. Tài chính, thương mại, truyền thông, pháp luật quốc tế, vũ trụ, v.v. đều có thể trở thành chiến trường. Vũ khí của nó là tin tặc, khủng bố, chiến tranh hóa học, chiến tranh sinh thái, chiến tranh nguyên tử, chiến tranh điện tử, buôn lậu ma túy, tình báo, buôn lậu, chiến tranh tâm lý, chiến tranh hình thái ý thức, các chế tài xử phạt v.v. [113]

Các tác giả của “Chiến tranh không giới hạn” cho rằng, “phổ cập” chiến tranh là kết cục tất yếu trong tương lai, cần phải quân sự hóa mọi lĩnh vực. Họ cho rằng tận dụng đông đảo nhân lực phi quân sự là then chốt của chiến tranh không giới hạn, và rằng chính phủ phải mau chóng chuẩn bị chiến đấu trong mọi lĩnh vực chiến tranh vô hình. [114]

Nhiều người gọi các lĩnh vực chuyên môn hay môi trường xã hội là “chiến trường”, nhưng đó chỉ là một cách nói ẩn dụ. Còn ĐCSTQ lại biến mọi thứ thành chiến trường theo đúng nghĩa đen của nó. Nó coi mọi lĩnh vực đều là chiến trường, bất cứ lúc nào cũng đều đang trong tình trạng chiến tranh, bất cứ ai cũng là người tham chiến. Bất cứ xung đột, mâu thuẫn nào cũng bị coi là cuộc chiến “một mất một còn”. Những vấn đề nhỏ cũng bị cường điệu lên thành vấn đề về nguyên tắc hay ý thức hệ, cả nước đều được huy động, như thể đang trong trạng thái có chiến tranh để đạt mục tiêu.

Trong những năm 1940, trong cuộc nội chiến giành chính quyền, ĐCSTQ đã dùng chiến tranh kinh tế để làm sụp đổ nền kinh tế của chính phủ Quốc Dân, dùng chiến tranh tình báo để nắm bắt kế hoạch tác chiến của quân đội Quốc Dân trước cả khi quân đội của Quốc Dân Đảng nhận được kế hoạch. ĐCSTQ dùng đủ loại âm mưu để hỗ trợ cho hoạt động quân sự để đánh bại Quốc Dân đảng. Ngày nay, ĐCSTQ vẫn đang sử dụng những thủ đoạn chiến tranh không giới hạn này, hơn nữa với quy mô lớn hơn, phạm vi rộng hơn. Chiến tranh không giới hạn có nghĩa là phá bỏ mọi quy tắc thông thường và giới hạn đạo đức. Điều này khiến cho đại đa số người phương Tây, chính phủ và các doanh nghiệp phương Tây không thể lý giải được phương thức hành động của ĐCSTQ, càng khó mà chống lại được những thủ đoạn của nó.

Tư duy và cách thức tiến hành loại chiến tranh không giới hạn này của ĐCSTQ được quán triệt trong mọi lĩnh vực:

  • Thông qua tuyên truyền đối ngoại để truyền bá văn hóa đảng ra toàn thế giới;
  • Khống chế truyền thông toàn cầu và tiến hành chiến tranh không giới hạn trên hình thái ý thức;
  • Dùng danh tiếng, mật ngọt (giăng bẫy mỹ nhân), quan hệ cá nhân, hối lộ, và quyền lực độc đoán để lôi kéo và có được sự ủng hộ của các lãnh đạo của các tổ chức quốc tế, các nhân vật chính trị quan trọng, các chuyên gia ở các viện chiến lược và giới học thuật, trùm tư bản, và những người có tầm ảnh hưởng thuộc mọi giai tầng xã hội;
  • Hỗ trợ, kích động, liên minh với các chính quyền tàn bạo để kiềm chế nước Mỹ và chính phủ các quốc gia phương Tây;
  • Dùng ngoại giao mậu dịch để khiến các quốc gia tự do cạnh tranh với nhau, dùng thị trường hơn một tỷ người tiêu thụ Trung Quốc làm mồi nhử;
  • Đặt quan hệ kinh tế mật thiết với các quốc gia, đạt đến mức “trong bạn có tôi, trong tôi có bạn”, lợi dụng sự dựa dẫm của những quốc gia này vào kinh tế Trung Quốc, “một người vinh tất cả cùng vinh, một người tổn thất tất cả cùng tổn thất”, từ đó trói buộc các quốc gia;
  • Phá hoại các quy tắc thương mại của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO);
  • Đưa ra các cam kết cải cách giả tạo để đạt được xuất siêu và dự trữ ngoại hối dồi dào, dùng chất dinh dưỡng của chủ nghĩa tư bản để nuôi dưỡng cơ thể chủ nghĩa xã hội;
  • Dùng thị trường, ngoại hối và nguồn lực tài chính làm công cụ đàn áp nhân quyền thông qua chiến tranh không giới hạn kinh tế, và gây sức ép buộc các quốc gia rũ bỏ trách nhiệm, đạo nghĩa và các giá trị phổ quát;
  • Sử dụng chiến thuật biển người trong lĩnh vực công nghệ thông tin, ép buộc người dân và doanh nghiệp tư nhân ở nước ngoài lấy cắp thông tin của nước bản địa;
  • Vừa đánh vừa lôi kéo ngoại giao với các nước, chia để trị, một mặt dụ dỗ kinh tế, mặt khác uy hiếp, trả thù, đồng thời tùy ý biến người dân Trung quốc và người dân của các quốc gia khác thành con tin v.v.. Rất nhiều việc nhỏ tưởng chừng tầm thường nhưng đều bị ĐCSTQ lợi dụng để đạt được mục đích tà ác của nó.

3.1 Hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ trên toàn cầu

Năm 2018, khi đài phát thanh truyền hình nhà nước Trung Quốc thành lập chi nhánh tại London, trong đợt tuyển dụng, đã gặp phải một vấn đề khiến người ta phải “ngưỡng mộ”, đó là số người ứng tuyển quá nhiều: gần 6.000 người ứng tuyển cho 90 vị trí việc làm. [115] Việc người ta đổ xô đến ứng tuyển vào vị trí truyền thông cho cơ quan ngôn luận của ĐCSTQ – vì những công việc này yêu cầu “đưa tin từ góc độ của Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” – đã phản ánh sự suy thoái của ngành truyền thông phương Tây, đồng thời cũng lộ rõ mối đe dọa của tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ trên thế giới.

a. Bộ máy tuyên truyền lớn nhất thế giới

Mao Trạch Đông từng yêu cầu Tân Hoa xã phải “quản lý toàn cầu, để cho toàn thế giới có thể nghe được tiếng nói của chúng ta”. [116]

Sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008, truyền thông phương Tây đứng trước nguy cơ bị phá sản do khó khăn về tài chính, ĐCSTQ liền nắm lấy thời cơ, phát động chiến dịch “tuyên truyền đối ngoại” của nó. Các cơ quan ngôn luận của Trung Quốc như Nhân dân Nhật báo (People’s Daily), Trung Hoa Nhật báo (China Daily), Tân Hoa Xã, Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc… nô nức “xuất ngoại”, trực tiếp đặt các tòa báo, đài phát thanh, đài truyền hình ở khắp nơi trên thế giới.

Trường Bình, nguyên chủ nhiệm báo “Nam Phương cuối tuần” nói, bắt đầu từ năm 2009, chính quyền ĐCSTQ đã chi 45 tỷ nhân dân tệ (6.52 tỷ USD) để tiến hành cái gọi là “chiến lược quốc gia về tuyên truyền đối ngoại toàn cầu nhằm gây dựng hình tượng quan hệ công chúng”. Nhưng theo tiết lộ của những người làm trong ngành truyền thông Trung Quốc, 45 tỷ nhân dân tệ chỉ là một phần nhỏ được công bố công khai trong tổng chi phí. [117] Theo một báo cáo do Trung tâm The Wilson Center công bố, ước tính mỗi năm ĐCSTQ tiêu tốn từ 7 tỷ đến 10 tỷ USD hoạt động tuyên truyền nhắm vào người nước ngoài. [118]

Tháng 3/2018, Ban Tuyên giáo của Ủy ban Trung ương ĐCSTQ đã lãnh đạo việc sáp nhập Đài Truyền hình Trung ương Trung Quốc (CCTV), Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc, và Đài Phát thanh Quốc gia Trung Quốc thành Tập đoàn Truyền thông Trung Quốc, còn gọi là “Tiếng nói Trung Quốc” (Voice of China). Tập đoàn này đã trở thành bộ máy tuyên truyền lớn nhất thế giới.

Bộ máy tuyên truyền đối ngoại của ĐCSTQ đã nhanh chóng “bắt kịp thời đại” khi thực thi chiến lược “bản địa hóa”, chủ yếu tuyển dụng các phóng viên và người phụ trách bản địa. Một bức ảnh chụp cảnh “Tập Cận Bình hỏi thăm cơ quan thường trú CCTV tại Mỹ qua màn hình” hồi tháng 2/2016 cho thấy đại bộ phận phóng viên ở đó không phải người Hoa. [119] Nhưng toàn bộ nội dung đưa tin lại do Ban Tuyên giáo của ĐCSTQ chỉ đạo. Như vậy truyền thông nhà nước Trung Quốc sản xuất chương trình bằng nguồn lực địa phương ở ngay nước sở tại: thuê phóng viên, dùng những khuôn mặt người nước ngoài, dùng tiếng nói của người nước ngoài để truyền bá tư duy của Đảng Cộng sản, đánh lộn ĐCSTQ với người Trung Quốc. Nó mượn người bản địa của nước sở tại để kể câu chuyện tốt đẹp về ĐCSTQ và phát đi tiếng nói của ĐCSTQ — mà không phải là câu chuyện chân thực về Trung Quốc, cũng không phải tiếng nói của người dân Trung Quốc.

ĐCSTQ còn cấp học bổng cho những nhà báo trẻ nước ngoài, chu cấp tiền ăn ở để họ sang Trung Quốc tham gia tập huấn hoặc học tập, đồng thời tiêm nhiễm vào đầu họ quan điểm báo chí của ĐCSTQ.

Các kênh truyền thông của ĐCSTQ đã thiếu uy tín lại tự tung hô bản thân nên hiệu quả tuyên truyền ở nước ngoài không cao. Tuy nhiên, nó dùng đủ loại thủ đoạn, kể cả lợi dụng các kênh truyền thông nước ngoài làm cơ quan phát ngôn cho nó, kịch liệt đả kích những kênh truyền thông hoặc cá nhân lên tiếng phê phán ĐCSTQ, để và lợi dụng sự ủng hộ cho ĐCSTQ.

b. Biến truyền thông toàn thế giới thành “Tân Hoa Xã”

Năm 2015, ngoại trưởng của 10 quốc gia đã chỉ trích ĐCSTQ cho xây dựng đảo nhân tạo trên vùng biển đang có tranh chấp ở Biển Đông. Lúc này, một đài phát thanh ở Washington D.C không những không đề cập đến kế hoạch xây đảo nhân tạo của ĐCSTQ, ngược lại còn nói rằng một thế lực nước ngoài nào đó đang mưu đồ bịa đặt sự việc sai sự thực để gia tăng tình hình căng thẳng trên biển Đông. Đài phát thanh này là WCRW, nội dung phát ngôn của nó đa phần đều đứng trên lập trường của ĐCSTQ. Điều kỳ lạ là, đài phát thanh này không hoạt động bằng quảng cáo. Khách hàng duy nhất của nó là công ty G&E Studio Inc ở Los Angeles, một công ty của người Hoa do Đài Phát thanh Quốc tế Trung Quốc (CRI) tại Bắc Kinh nắm giữ 60% cổ phần. G&E phát sóng bằng tiếng Trung và tiếng Anh trên ít nhất 15 đài phát thanh kiểu này ở Mỹ, ngoài thủ đô Washington, nó còn có mặt ở các thành phố khác như Salt Lake, Philadelphia, Houston, Honolulu, Portland, v.v. [120] Ưu thế lớn nhất của cách vận hành này là che đậy được vai trò đứng đằng sau của ĐCSTQ, khiến thính giả lầm tưởng rằng chính người Mỹ đang phát ngôn ủng hộ cho ĐCSTQ.

Năm 2015, CRI đã thành lập ít nhất 33 đài phát thanh loại này ở 14 quốc gia. Đến năm 2018, CRI đã có 58 đài phát thanh ở 35 quốc gia trên thế giới. [121] Việc lợi dụng các công ty của người Hoa bản địa để kiểm soát và hoạt động làm cho nó tính hợp pháp, mặc dù nhiều người thấy bất mãn trước việc ĐCSTQ che đậy tuyên truyền của nó. Lợi dụng kẽ hở của pháp luật của xã hội tự do, với danh nghĩa dân chủ, ĐCSTQ cổ xúy chủ nghĩa cộng sản, hòng vận động thính giả tiếp nhận quan điểm của nó, tẩy não người nghe đài. Nó dùng danh nghĩa dân chủ để lật đổ dân chủ.

Tờ đính kèm của China Daily (Trung Hoa Nhật báo) là một thủ đoạn quan trọng khác trong chiến dịch tuyên truyền đối ngoại toàn cầu của ĐCSTQ. China Daily dùng phương thức đăng quảng cáo trên tờ Washington Post để mở ra một chuyên mục tin tức về Trung Quốc, với thiết kế nhằm tạo cho độc giả cảm giác rằng đây là nội dung chính của Washington Post, vì dòng chữ chú thích tờ đính kèm này là quảng cáo lại nằm ở một vị trí ít chú ý. [122] Ngoài Washington Post, ĐCSTQ còn sử dụng cách thức này với hơn 30 tờ báo có tầm ảnh hưởng lớn khác như The New York Times, The Wall Street Journal, The Daily Telegraph của Anh, Le Figaro của Pháp.

Ngày 23/09/2018, trong tờ Des Moines Register – một tờ báo giấy địa phương của bang Iowa, Mỹ, China Daily cũng đã chèn vào một phần quảng cáo gồm bốn trang trông rất giống trang tin tức và bình luận bình thường, trong đó công khai công kích tổng thống Mỹ và thỏa thuận thương mại đang treo mà có người gọi là mưu đồ gây ảnh hưởng đến kỳ bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ. [123]

Trong cuộc chiến truyền thông, hay còn gọi là chiến tranh thông tin, chính quyền độc tài của ĐCSTQ có một số lợi thế lớn hơn các nước khác. ĐCSTQ không cho phép bất cứ kênh truyền thông của quốc gia dân chủ nào được đến đưa tin, nhưng ĐCSTQ lại có thể tùy ý đưa bất cứ thông tin nào đến xã hội dân chủ. ĐCSTQ không cho phép bất cứ người nào của quốc gia dân chủ đầu tư vào các kênh truyền thông của nó, nhưng ĐCSTQ lại có thể tùy ý đưa những bài viết, lời nói, hình ảnh của nó lên các kênh truyền thông của xã hội dân chủ, hoặc trực tiếp mua lại kênh truyền thông nước ngoài. Truyền thông của ĐCSTQ không cho phép phóng viên phương Tây tác nghiệp, nhưng ĐCSTQ lại có thể đưa người của nó đến các kênh truyền thông phương Tây để nằm vùng, hoặc trực tiếp bồi dưỡng người nước ngoài thành phóng viên đưa tin cho các kênh truyền thông của nó. Chỉ cần phương Tây vẫn tiếp tục coi các cơ quan phát ngôn của ĐCSTQ là “kênh truyền thông”, phương Tây sẽ vẫn luôn thua cuộc trong “cuộc chiến tin tức” này. Năm 2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ yêu cầu Tân Hoa xã và Mạng Phát thanh Truyền hình Toàn cầu Trung Quốc phải đăng ký các chi nhánh tại Mỹ với tư cách là “đại diện nước ngoài”. Mặc dù đây là một bước đi đúng đắn, nhưng vẫn chưa thấm tháp gì, không giải quyết được tận gốc vấn đề “dẫn sói về nhà”.

Gần đây, chính phủ Hoa Kỳ đã có hành động mạnh tay để vô hiệu hóa giọng điệu tuyên truyền của ĐCSTQ. Bắt đầu từ tháng 3/2020, Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ bắt đầu áp đặt lệnh cấm đối với các hãng thông tấn do Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa (CHNDTH) kiểm soát ở Hoa Kỳ, như gọi họ là các phái đoàn truyền giáo nước ngoài (foreign mission) và hạn chế số nhân sự mà họ được thuê. Các quan chức chính quyền Trump như Ngoại trưởng Mike Pompeo đã thẳng thắn chỉ trích mưu đồ của ĐCSTQ trong cuộc chiến tuyên truyền.

Khống chế các kênh truyền thông Hoa ngữ ở hải ngoại là một chiêu trò mà ĐCSTQ rất thành thạo. Thông qua cưỡng ép và dụ dỗ, ĐCSTQ đã “chiêu hàng” được một lượng lớn kênh truyền thông Hoa ngữ, gồm cả một số kênh truyền thông có khuynh hướng chống cộng trước đây do người Đài Loan sáng lập. Diễn đàn Truyền thông Hoa ngữ Thế giới là công cụ tuyên truyền đối ngoại do ĐCSTQ đứng ra tổ chức, dùng để truyền đạt chỉ thị của Đảng đến các kênh truyền thông Hoa ngữ trên toàn thế giới. Ngày 10/09/2017, Diễn đàn Truyền thông Hoa ngữ Thế giới lần thứ 9 khai mạc tại Phúc Châu, hơn 460 cán bộ truyền thông cấp cao của các kênh truyền thông Hoa ngữ đến từ hơn 60 quốc gia và khu vực đã đến tham dự.

Có thể thấy một ví dụ về ảnh hưởng của công tác kiểm soát truyền thông này trong việc đưa tin của The China Press (tiếng Trung phổ thông gọi là Kiều Bào), một kênh truyền thông Hoa ngữ có trụ sở tại California, Mỹ, bị truyền thông phương Tây gọi là loa phóng thanh của ĐCSTQ. Trong Đại hội Toàn quốc lần thứ 19 của ĐCSTQ năm 2017, kênh truyền thông này đã đăng một loạt bài báo dài kỳ về sự kiện này, không khác nào một kênh truyền thông của ĐCSTQ. [124]

Mùa thu năm 2014, Hồng Kông diễn ra phong trào biểu tình của người dân đòi quyền bầu cử phổ thông (Umbrella Movement). Lúc đó, Hiệp hội Truyền thông Hoa ngữ Hải ngoại do ĐCSTQ kiểm soát, với hơn 160 kênh truyền thông thành viên, đã lập tức tổ chức một cuộc họp với 142 kênh truyền thông thân Trung Cộng ở châu Á, châu Âu, châu Phi, châu Mỹ và châu Úc để phát biểu cái gọi là “Tuyên ngôn bảo vệ Hồng Kông”, nhằm tạo thanh thế phụ họa cho ĐCSTQ. [125]

Cùng với quá trình “thuộc địa hóa” châu Phi về kinh tế của Trung Cộng, truyền thông của ĐCSTQ còn vươn tới mọi ngóc ngách của lục địa này. StarTimes, tập đoàn truyền thông truyền hình có trụ sở tại Trung Quốc, hiện đang hoạt động ở 30 nước châu Phi và tự xưng là hãng truyền hình kỹ thuật số phát triển nhanh nhất và co tầm ảnh hưởng lớn nhất ở châu Phi.” [126] Chính quyền Trung Quốc không ngừng thâm nhập vào truyền thông nước ngoài.

Áp chế những tiếng nói phản đối giống như mặt sau của một đồng xu trong hoạt động tuyên truyền của ĐCSTQ. Đối với những kênh truyền thông và phóng viên dũng cảm vạch trần những hành vi xấu của ĐCSTQ, nó sẽ dùng biện pháp từ chối cấp thị thực nhập cảnh và các hình thức uy hiếp, chèn ép khác để buộc những kênh truyền thông hải ngoại này tự kiểm duyệt thông tin của mình, không dám vượt giới hạn. Vì thế, trên thế giới có rất ít kênh truyền thông bất chấp hậu quả mà dám giữ lập trường hoàn toàn độc lập với ĐCSTQ.

Một chính quyền độc tài như ĐCSTQ có thể cải thiện hình ảnh công chúng của mình bằng một số biện pháp sau. Một là, chân chính cải tổ và chuyển sang mô hình chính phủ tôn trọng nhân quyền, giá trị phổ quát và chế độ pháp quyền. Hai là, chính quyền này phải che đậy tội ác của mình bằng kiểm duyệt thông tin. Ba là, tích cực vận động thế giới bên ngoài đứng về phía nó. Cách thứ ba là cách hiệu quả nhất để che đậy cho một chính quyền độc tài.

ĐCSTQ đã đồng thời sử dụng cách thứ hai và thứ ba hàng thập kỷ qua. Nó tiến hành hàng loạt hoạt động tuyên truyền trên quy mô lớn nhắm vào người nước ngoài nhằm thay đổi quan niệm của họ, khiến họ nhìn nhận tích cực về Trung cộng, hay ít nhất là không chỉ trích những sai kém căn bản của nó. Có trường hợp, tuyên truyền của ĐCSTQ thậm chí còn lôi kéo người ta vào vũng bùn, biến họ thành đồng minh tích cực. Bằng những khoản đầu tư lớn và hoạt động khôn ngoan, Đảng đã xây dựng được một hệ thống toàn cầu để tạo ra đồng minh, cô lập kẻ thù, và biến các tổ chức trung lập thành người đồng cảm hoặc bù nhìn.

c. Dùng giao lưu văn hóa để truyền bá văn hóa đảng cho thế giới

Truyền bá hình thái ý thức và chính trị là một công cụ quan trọng của ĐCSTQ để hủy diệt văn hóa truyền thống Trung Hoa. Mấy năm gần đây, ĐCSTQ cũng hô hào khôi phục văn hóa truyền thống, hòng tạo dựng hình ảnh là đại diện hợp pháp của dân tộc Trung Hoa và bản sắc dân tộc. Nhưng như đã đề cập trong chương trước của cuốn sách này, làn sóng “khôi phục văn hóa truyền thống” này đã cắt xén linh hồn của văn hóa truyền thống, thay vào đó là văn hóa đảng cộng sản giả tạo và biến dị. Hành động này của nó không chỉ đánh lừa người dân thế giới mà còn khiến cho những di sản truyền thống của Trung Quốc bị phá hoại nặng nề hơn. Một ví dụ điển hình là Viện Khổng Tử đặt tại các trường đại học và phổ thông trên khắp thế giới.

Viện Khổng Tử đã phá vỡ các nguyên tắc học thuật quan trọng về quyền tự trị và quyền tự do truy vấn, hòng truyền bá các sự kiện lịch sử theo phiên bản ĐCSTQ, bóp méo lịch sử Trung Quốc, và lấp liếm hồ sơ nhân quyền kinh hoàng của ĐCSTQ. Một số lớp học của Viện Khổng Tử còn treo những câu nói của Mao trên tường. Trên bề mặt, Viện Khổng Tử tuyên bố là dạy văn hóa Trung Quốc, nhưng thực tế là truyền bá giáo điều của chủ nghĩa cộng sản và văn hóa Đảng.

Theo thống kê chưa đầy đủ, tính đến cuối năm 2017, ĐCSTQ đã thành lập được 525 Viện Khổng Tử (ở các trường cao đẳng, đại học) và mở 1.113 lớp Khổng Tử (ở các trường tiểu học và trung học) ở hơn 145 quốc gia. [127] Kinh phí hoạt động của Viện Khổng Tử do “Hán Ban” – một tổ chức trực thuộc Ban Công tác Thống nhất của ĐCSTQ – tài trợ. Việc sử dụng kinh phí này chịu sự giám sát của nhân viên đại sứ quán và lãnh sự quán Trung Quốc.

Ngoài việc cung cấp giáo trình ngôn ngữ và văn hóa, Viện Khổng Tử còn bóp méo lịch sử, thậm chí còn tổ chức các cuộc biểu tình phản đối các hoạt động mà ĐCSTQ cho là uy hiếp đến sự ổn định của nó. Ví dụ như mời các diễn giả thân Bắc Kinh tới các sự kiện do Viện Khổng Tử đài thọ để liên tục tuyên truyền những dối trá của ĐCSTQ về Tây Tạng, còn tuyên bố rằng nguyên nhân khơi mào cuộc chiến tranh giữa Trung Quốc và Triều Tiên là do quân đội Mỹ nổ súng vào làng mạc của Trung Quốc nên ĐCSTQ bị ép phải xuất quân, theo một báo cáo năm 2018 của Ủy ban Thẩm tra Kinh tế và An ninh Mỹ-Trung (USCC) của Quốc hội Hoa Kỳ. [128]

Đạo luật Trao quyền Quốc phòng của Hoa Kỳ cho năm tài chính 2019 chỉ trích ĐCSTQ âm mưu gây ảnh hưởng tới các kênh ngôn luận chung của Hoa Kỳ, đặc biệt là “các kênh truyền thông, tổ chức văn hóa, các doanh nghiệp và các tổ chức học thuật và chính trị”. Đạo luật này ra lệnh cấm bất cứ quỹ quốc phòng nào tài trợ cho các khoa tiếng Trung của các trường đại học Mỹ có thành lập Viện Khổng Tử. [129]

Tuyên truyền đối ngoại toàn cầu là một chiến dịch lớn dùng “ngòi bút” để tranh đoạt thế giới, nó đã đạt được ngày càng nhiều quyền phát ngôn và đã bắt đầu dẫn dắt môi trường phát ngôn quốc tế. Bằng tuyên truyền đối ngoại toàn cầu, ĐCSTQ đã phát tán độc tố cộng sản ra toàn cầu, khiến người dân thế giới bị lừa dối nghiêm trọng khi nhìn nhận về ĐCSTQ, mô hình hoạt động, tình hình nhân quyền ở Trung Quốc và chủ nghĩa cộng sản nói chung.

3.2 Mục tiêu của Mặt trận Thống nhất: Làm tan rã thế giới tự do từ bên trong

Ngày 18/12/2018, trong đại hội kỷ niệm 40 năm “công cuộc cải cách mở cửa”, ĐCSTQ đã trao “Huân chương Hữu nghị Cải cách Trung Quốc” cho 10 nhân vật nước ngoài có ảnh hưởng để “cảm ơn xã hội quốc tế đã ủng hộ và giúp đỡ cho sự nghiệp cải cách mở cửa của Trung Quốc”. [130] Trong 10 người này có Juan Antonio Samaranch, nguyên Chủ tịch Ủy ban Olympic Quốc tế, người đã giúp ĐCSTQ giành được quyền đăng cai tổ chức Olympic 2008; và Robert Lawrence Kuhn, một thương nhân người Mỹ, người cho mượn tên là người viết tiểu sử tô vẽ cho Giang Trạch Dân, nguyên Tổng Bí thư ĐCSTQ. Trong mấy chục năm qua, những chính khách và người nổi tiếng trên thế giới từng giúp đỡ ĐCSTQ nhiều vô số. Họ xuất phát từ những động cơ khác nhau, đóng những vai trò khác nhau, nhưng đều không may trở thành những con mồi của Mặt trận Thống nhất của ĐCSTQ và cũng là kẻ đồng lõa của chính quyền tội ác.

Nhằm thực hiện dã tâm toàn cầu, ĐCSTQ không từ thủ đoạn nào lôi kéo tất cả các lực lượng có thể lôi kéo được để phục vụ cho ĐCSTQ. Đây chính là “mặt trận thống nhất” của ĐCSTQ. Mao Trạch Đông coi “mặt trận thống nhất” là một trong “ba pháp bảo lớn” của ĐCSTQ. Chính quyền Quốc Dân đảng khi đó và các chính phủ phương Tây đều đã từng phải chịu những tổn thất to lớn vì những thủ đoạn này, nhưng một số đã bắt đầu đề phòng cảnh giác. Những năm gần đây, họ đã công bố nhiều báo cáo điều tra nhắm vào mặt trận thống nhất của ĐCSTQ.

Báo cáo “Công tác mặt trận thống nhất của Trung Quốc ở nước ngoài” (gọi tắt là “Báo cáo USCC”) đã đưa ra tình hình chung, cơ cấu và phương thức hoạt động của mặt trận thống nhất của ĐCSTQ ở nước ngoài, kể cả cách ĐCSTQ lợi dụng các quan chức, tổ chức và các cơ quan chính phủ và phi chính phủ để triển khai công tác mặt trận thống nhất của nó, cũng như ảnh hưởng đối với Hoa Kỳ và các quốc gia phương Tây khác. Báo cáo chỉ ra rằng: “ĐCSTQ những năm gần đây đang ra sức để đẩy mạnh công tác mặt trận thống nhất. Ngày càng nhiều quan chức của mặt trận thống nhất được bổ nhiệm vào các vị trí cấp cao trong ĐCSTQ và chính phủ, tăng thêm khoảng 40.000 cán bộ mới cho mặt trận thống nhất”. [131]

Năm 2018, Viện Chính sách Công Toàn cầu đã công bố một báo cáo nghiên cứu, trong đó mô tả chi tiết các hoạt động của mặt trận thống nhất của ĐCSTQ ở châu Âu. [132] Ngày 29/11/2018, Viện Nghiên cứu Hoover của Đại học Stanford công bố một báo cáo chi tiết cùng chủ đề. Báo cáo chỉ ra rằng: “Các hoạt động gây ảnh hưởng của Trung Quốc đã vượt khỏi khuôn khổ truyền thống của Mặt trận Thống nhất vốn chỉ quan tâm đến phạm vi người Hoa kiều, mục tiêu của nó là những cơ quan bộ ngành rộng lớn hơn trong xã hội phương Tây, từ các viện nghiên cứu, trường đại học, kênh truyền thông đến các cơ quan chính phủ của các bang, khu vực và quốc gia. Trung Quốc nỗ lực tuyên truyền hình ảnh tốt đẹp về chính phủ, chính sách, xã hội và văn hóa của mình (ĐCSTQ); áp chế những quan điểm bất đồng; liên kết với các thế lực chủ yếu ở Mỹ để họ ủng hộ cho các mục tiêu chính sách ngoại giao và lợi ích kinh tế của Trung Quốc. [133]

Nhìn một cách tổng thể, mặt trận thống nhất của ĐCSTQ nhằm vào những đối tượng sau ở phương Tây: chính trị gia và doanh nhân; giới học thuật và cố vấn chiến lược; các lãnh đạo, thương nhân, và sinh viên người Trung Quốc ở nước ngoài; ngành điện ảnh và giải trí; và những người bất đồng chính kiến ở nước ngoài.

a. Chính trị gia và doanh nhân phương Tây

Báo cáo của USCC chỉ ra rằng, ĐCSTQ coi công tác mặt trận thống nhất như một công cụ quan trọng để gia tăng sự ủng hộ trong và ngoài nước đối với đảng. ĐCSTQ bỏ rất nhiều công sức và không tiếc tiền mua chuộc các chính trị gia phương Tây. Bằng các thủ đoạn như thuyết phục, dụ dỗ, tạo quan hệ, v.v. ĐCSTQ đã xây dựng được mối quan hệ mật thiết với các quan chức cấp cao của rất nhiều chính phủ phương Tây, thậm chí đối đãi với họ bằng những đãi ngộ dành cho “khách quý của quốc gia”, tặng cho họ những món quà xa hoa, và phong tặng cho họ những danh hiệu như “người bạn lâu năm của nhân dân Trung Quốc”. Trong những người này có các tổng thư ký Liên Hợp Quốc, nguyên thủ quốc gia, quan khách chính phủ, nghị sỹ quốc hội, cố vấn cấp cao của chính phủ, người đứng đầu các tổ chức quốc tế, người nổi tiếng trong giới học thuật và viện nghiên cứu, các ông trùm tập đoàn truyền thông v.v.. Vào thời điểm then chốt, ĐCSTQ sẽ yêu cầu họ lên tiếng ủng hộ cho ĐCSTQ.

Hà Chí Bình, nguyên Cục trưởng Cục Nội chính Hồng Kông bị Mỹ kết án vào tháng 12/2018, có quan hệ mật thiết với lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ. Hà Chí Bình vì tội hối lộ. Hà từng đại diện cho một công ty năng lượng Trung Quốc hối lộ các quan chức cấp cao của hai quốc gia châu Phi để giành được quyền khai thác năng lượng. [134]

Các tài liệu của tòa án Hoa Kỳ từng ghi lại những hoạt động gián điệp và tham nhũng tồn tại phổ biến ở tập đoàn viễn thông khổng lồ Trung Quốc là ZTE. Hai quan chức viễn thông cấp cao của Liberia đã khai rằng, trong thời gian từ năm 2005 đến năm 2007, ZTE đã hối lộ rất nhiều quan chức chính phủ – bao gồm tổng thống, quan chức chính phủ các cấp, và thẩm phán tòa án của Liberia – bằng những túi đầy tiền mặt với hàng nghìn đô la.

ĐCSTQ dùng tiền bạc, sắc đẹp, rồi lợi dụng đường dây gián điệp để tiếp cận các nhà lãnh đạo chính trị của các phe phái khác để gài bẫy, biến họ thành quân cờ để thực hiện dã tâm của mình. Tháng 11/2014, trong bản ghi nhớ sau cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ của Mỹ, Công ty Năng lượng Hoa Tín (CEFC), một công ty do một quan chức ĐCSTQ đứng đằng sau, đã lên kế hoạch tiếp xúc với những nhân vật trong giới chính trị, gọi là xây dựng “cơ sở quan hệ bạn bè”. Diệp Giản Minh, tổng giám đốc Công ty Hoa Tín, có quan hệ không tầm thường với những nhân vật chóp bu trong giới chính trị châu Âu. Diệp Giản Minh từng đề nghị một cố vấn an ninh của cựu tổng thống Mỹ thuyết phục quân đội Mỹ không oanh tạc Syria, vì ông ta muốn mua những mỏ dầu ở đó. Diệp còn khoe khoang những mối quan hệ với các quan chức cấp cao của Cục Dự trữ Liên bang Hoa Kỳ và Liên Hợp Quốc, còn có người nhà của các quan chức cấp cao trong chính phủ Mỹ. [136]

Khi cần thiết, các loại “mặt trận thống nhất” lâm thời do ĐCSTQ tổ chức sẽ cô lập đối thủ. Trước đây, ĐCSTQ đã lợi dụng số phiếu của các nước đang phát triển mà nó đã mua chuộc quan chức để thông qua hoặc chặn các đề xuất ở Liên Hợp Quốc. Nó còn thông qua người đại diện lợi dụng Iran để phá hoại nỗ lực ổn định Trung Đông của Mỹ, đồng thời củng cố liên minh kinh tế mới. Trong cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung gần đây, ĐCSTQ trắng trợn kích động mâu thuẫn Âu-Mỹ, hòng thuyết phục các quốc gia châu Âu thiết lập nên một mặt trận thống nhất mới đối đầu với Mỹ.

ĐCSTQ còn bỏ nhiều công sức lôi kéo các nhân vật chính trị địa phương, như các nhà lãnh đạo cộng đồng, ủy viên hội đồng thành phố, thị trưởng, thượng nghị sỹ cấp tiểu bang v.v.. Cách làm thông thường của nó là thông qua các thương nhân hay đoàn thể người Hoa mà quyên tặng cho các chính khách đó, mời họ sang thăm Trung Quốc Đại lục để hối lộ họ, giúp cho người thân của họ có được lợi thế khi làm ăn kinh doanh ở Trung Quốc, hoặc mua chuộc cấp dưới của họ, và thường sử dụng thủ đoạn hạ lưu như mỹ nhân kế, thường là đi đôi với thư đe dọa.

Trần Dụng Lâm, cựu bí thư thứ nhất của Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc tại Sydney, xin tị nạn ở Úc vào năm 2005, khi trả lời phỏng vấn của báo The Epoch Times, đã tiết lộ chi tiết về thủ đoạn của mặt trận thống nhất của ĐCSTQ trong việc xâm nhập vào chính phủ Úc, mua chuộc các quan chức và chính khách của Úc. Ông nói: “Số tiền hối lộ ngầm cho các quan chức vượt xa các khoản quyên góp chính trị. Đặc biệt là các quan chức cấp cao; số tiền hối lộ cực lớn… Một hình thức hối lộ nữa là những chuyến thăm Trung Quốc bao trọn cho các quan chức, đối đãi với họ như những ông hoàng. Nhiều quan chức sau khi trở về từ Trung Quốc, liền thay đổi lập trường.” [137]

Với nguồn tài chính hùng hậu, ĐCSTQ dùng tiền lôi kéo các chính trị gia cộng sản và phái tả trên khắp thế giới, khiến họ trở thành nội ứng cho ĐCSTQ ở nước họ, nhằm thúc đẩy việc truyền bá hình thái ý thức chủ nghĩa cộng sản.

ĐCSTQ cũng dùng các thủ đoạn này để lôi kéo và mua chuộc những nhân vật trong giới tài chính và các lĩnh vực khác của phương Tây. Thương nhân và doanh nhân được mời tới Trung Quốc như khách quý, và có được lợi thế trong kinh doanh. Đổi lại, họ trở thành tiếng nói của ĐCSTQ để thuyết phục chính phủ các nước, gây ảnh hưởng đến chính sách kinh tế, tài chính các nước. Trong cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung, lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ và các ông trùm phố Wall đã thường xuyên qua lại với nhau. Nhiều công ty tài chính và các tập đoàn đa quốc gia hàng đầu của Mỹ đã mở chi nhánh hoạt động ở Trung Quốc. Để mở rộng hoạt động kinh doanh ở đó, những công ty này đã tuyển dụng rất nhiều con cháu của các quan chức cấp cao của Trung Quốc, gọi là những “ông hoàng con”. Đổi lại, những “ông hoàng con” này trở thành tai mắt và tiếng nói của Đảng ở chính những công ty đó.

b. Giới học thuật và viện chiến lược

Nhiều viện chiến lược ở phương Tây trực tiếp hoạch định chính sách và chiến lược quốc gia, do vậy, được ĐCSTQ đặc biệt chú ý. Bằng việc chu cấp tài chính cho các viện chiến lược của Mỹ, ĐCSTQ đã đạt được mục đích gây ảnh hưởng và kiểm soát các viện nghiên cứu này. Gần như tất cả các viện chiến lược có liên quan đến các vấn đề của Trung Quốc đều từng bị ĐCSTQ cố gắng mua chuộc, khống chế hoặc gây ảnh hưởng. [138] Theo một bài báo năm 2018 của tờ Washington Post, gã khổng lồ công nghệ Huawei đã cung cấp tài chính cho các viện chiến lược ở Washington để họ viết báo cáo tích cực về Huawei. [139]

Huawei đã tài trợ cho hơn 20 trường đại học của Anh, trong đó có Cambridge và Oxford. Nhà sử học Anthony Glees, một chuyên gia an ninh quốc gia Anh, nói: “Đây là vấn đề nghị trình ngành điện tử do tiền của Trung Quốc bơm vào các trường đại học Anh. Đó là vấn đề an ninh quốc gia.” [140] Huawei, thông qua chương trình “Hạt giống tương lai” (Seeds for the Future), đã thu hút rất nhiều kỹ sư tài năng trẻ — một chiến thuật lật đổ kinh điển của chủ nghĩa cộng sản.

ĐCSTQ dùng tiền bạc, địa vị, danh tiếng để mua chuộc các học giả nước ngoài, đặc biệt là các nhà quan sát Trung Quốc. Những học giả bị mua chuộc sẽ bám sát đường lối tuyên truyền của ĐCSTQ, xuất bản sách và bài báo mà minh họa cho “sự trỗi dậy hòa bình”, khái niệm “giấc mơ Trung Hoa” và “mô hình Trung Quốc” của ĐCSTQ. Quan điểm của những học giả này lại có thể ảnh hưởng đến các chính sách về Trung Quốc của các chính phủ phương Tây để phù hợp với ĐCSTQ trong quá trình nó thao túng trật tự quốc tế.

Tệ hơn nữa, suốt mấy chục năm qua, các học giả ngành nhân văn và các nhà xã hội học của phương Tây đã chịu ảnh hưởng nghiêm trọng của hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa. Chỉ cần ĐCSTQ tác động nhẹ là họ đã có thể từ tin vào hệ tư tưởng cánh tả thành chủ động đi theo chế độ cai trị của Đảng này.

c. Các nhà lãnh đạo, doanh nhân và sinh viên Hoa kiều ở nước ngoài

ĐCSTQ lợi dụng lòng yêu nước của những người Hoa ở hải ngoại, để khiến họ đồng tình và ủng hộ với chính sách và hình thái ý thức của ĐCSTQ. Bởi vậy, ĐCSTQ thường hỗ trợ tài chính cho một số nhóm người trọng điểm, dùng đó để mua chuộc người Hoa ở nước ngoài. Câu cửa miệng của ĐCSTQ là “Yêu nước là tình nghĩa cốt nhục”, cố ý đánh tráo khái niệm Trung Quốc và ĐCSTQ, lừa gạt để có được sự ủng hộ của người Hoa ở nước ngoài đối với chính quyền ĐCSTQ. Đảng đồng thời tận dụng triệt để mạng lưới rộng khắp gồm các tổ chức, người ủng hộ và gián điệp ở nước ngoài để đẩy những người phản đối ra ngoài rìa, công kích những người bất mãn với ĐCSTQ.

ĐCSTQ tận dụng mọi cơ hội để mời người Hoa ở nước ngoài về Trung Quốc Đại lục đầu tư, kinh doanh. Nó tiếp đón long trọng các lãnh tụ Hoa kiều khi họ sang thăm, còn sắp xếp cho những người thân cộng đặc biệt ở hải ngoại gặp mặt các lãnh đạo cấp cao của ĐCSTQ, mời họ tham gia vào những dịp đại lễ như quốc khánh.

Zach Dorfman, chuyên gia nghiên cứu kỳ cựu của Hội đồng Đạo đức Đối ngoại Carnegie, Mỹ, đã đăng một báo cáo điều tra trên tờ Politico (Chính trị) của Mỹ, tiết lộ các hoạt động gián điệp của Trung Quốc và Nga ở thung lũng Silicon, California, đặc biệt là các nhân vật người Hoa. Báo cáo lấy ví dụ về bà Bạch Lan (Rose Pak) – cố vấn của Phòng Thương mại Trung Quốc ở San Francisco, chỉ ra ĐCSTQ đã lợi dụng bà để khống chế Phòng Thương mại Trung Quốc tại San Francisco bài xích Pháp Luân Công, người Tây Tạng, các nhóm thân Đài Loan và người Duy Ngô Nhĩ… nhằm ngăn họ tham gia cuộc diễu hành mừng năm mới. [141]

“Báo cáo USCC” còn tiết lộ, Hội liên hiệp Sinh viên và Học giả Trung Quốc (CSSA) chịu sự khống chế của ĐCSTQ, là quân cờ trọng yếu của ĐCSTQ ở nước ngoài. Có chi nhánh của CSSA công nhiên nói trên trang web của nó rằng, nó là tổ chức do đại sứ quán ĐCSTQ thành lập, hoặc nói thẳng là tổ chức nằm dưới sự điều hành của ĐCSTQ. Họ thường tiếp nhận chỉ đạo, ngăn cấm những người có ý kiến bất đồng biểu đạt quan điểm, quấy nhiễu, đe dọa, giám sát những sinh viên không phục tùng ĐCSTQ.Các CSSA và các thành viên của nó thậm chí còn tham gia làm gián điệp trong lĩnh vực công nghiệp và kinh tế. Năm 2005, Tờ “Báo thế giới” (Le Monde) của Pháp tiết lộ rằng, CSSA của Đại học Leuven ở Bỉ là tuyến đầu trong mạng lưới gián điệp của ĐCSTQ ở Bỉ. Mạng lưới gián điệp này có hàng trăm điệp viên làm việc trong các công ty ở châu Âu. [142]

d. Giới điện ảnh, giải trí

Những năm gần đây, ĐCSTQ đã tăng cường nỗ lực xâm nhập vào làng giải trí của Mỹ. Năm 2012, tập đoàn Vạn Đạt (Wanda Group) của Trung Quốc đại lục đã bỏ ra 2,6 tỷ USD để mua lại chuỗi nhà hát lớn thứ hai của Mỹ là AMC, sau đó lại bỏ ra 3,5 tỷ USD để mua lại công ty Legendary Entertainment và 1,1 tỷ USD để mua chuỗi nhà hát lớn thứ tư của Mỹ là Carmike. [143] Năm 2016, hãng điện ảnh Ali Pictures (của Tập đoàn Alibaba) đã mua cổ phần của Công ty Amblin Partners của đạo diễn nổi tiếng Hollywood Steven Spielberg, sau đó cử một người đại diện vào hội đồng quản trị của Amblin Partners để tham gia vào các quyết định kinh doanh lớn của công ty. [144]

Một trong những mục tiêu chính mà ĐCSTQ muốn đạt được khi xâm nhập vào làng giải trí là khiến cho thế giới phải “nói những câu chuyện tốt đẹp về Trung Quốc (ĐCSTQ)” theo đúng kịch bản của ĐCSTQ. Nó dùng hình tượng tốt đẹp “trỗi dậy hòa bình” để che đậy những chính sách tàn bạo và dã tâm xưng hùng xưng bá, đồng thời không để ý tới việc ĐCSTQ liên tục mở rộng truyền bá văn hóa đảng nhằm phá hoại thế giới. Từ năm 1997 đến năm 2013, trong 100 bộ phim điện ảnh có doanh thu cao nhất thế giới của Hollywood, ĐCSTQ chỉ đầu tư vào 12 bộ phim. Nhưng trong 5 năm gần đây, ĐCSTQ đã tham gia đầu tư 41 bộ phim điện ảnh ăn khách nhất của Hollywood. [145]

Thị trường điện ảnh của ĐCSTQ tăng trưởng nhanh khiến Hollywood phải thèm muốn. Các nhà điều hành biết rõ rằng nếu làm mất lòng ĐCSTQ thì họ sẽ bị đẩy ra khỏi thị trường khổng lồ này. Với lợi ích trước mắt, Hollywood bắt đầu tự động tuân thủ sự kiểm duyệt của Trung Quốc để không mạo phạm ĐCSTQ, thậm chí có bộ phim đã được quay xong nhưng nhà sản xuất vẫn phải bỏ ra những đồng tiền xương máu thay đổi lại hình ảnh và nội dung để tránh đắc tội với ĐCSTQ. [146] Những ngôi sao giải trí Mỹ có tiếng nói bất đồng với ĐCSTQ sẽ bị nó dùng thủ đoạn hạn chế nhập cảnh vào Trung Quốc, hoặc phim của họ sẽ bị chặn ở thị trường Trung Quốc. Chẳng hạn, ngôi sao điện ảnh Hollywood Richard Gere vì thẳng thắn ủng hộ Tây Tạng nên không những bị chặn vào Trung Quốc, mà sự nghiệp điện ảnh của anh ở Mỹ cũng bị ảnh hưởng nghiêm trọng vì các nhà sản xuất phim từ chối đầu tư vào những bộ phim do Richard Gere diễn để tránh đắc tội với ĐCSTQ. [147] Ngoài ra, còn có rất nhiều ngôi sao điện ảnh và ca sỹ nổi tiếng đã bị ĐCSTQ liệt vào danh sách đen vì có những ngôn từ hoặc hành vi động chạm đến chỗ cấm kỵ của ĐCSTQ.

e. Người bất đồng chính kiến ở nước ngoài

Đối với các học giả phương Tây, đặc biệt là những chuyên gia về vấn đề Trung Quốc có thái độ phê bình ĐCSTQ, thì ĐCSTQ sẽ dùng thủ đoạn ép buộc và dụ dỗ để gây áp lực, khiến rất nhiều học giả phải chủ động tự kiểm duyệt bản thân. Thủ đoạn ép buộc bao gồm từ chối cấp thị thực sang Trung Quốc – điều này có ảnh hưởng lớn nhất tới những học giả trẻ. Để phát triển sự nghiệp, rất nhiều học giả đã chủ động tránh động chạm đến những đề tài được coi là “vấn đề nhạy cảm” khiến ĐCSTQ phẫn nộ như nhân quyền, Tây Tạng v.v..

Perry Link, giáo sư danh dự của khoa nghiên cứu Đông Á của Đại học Princeton, Mỹ, bịt liệt vào danh sách đen của ĐCSTQ vì sự hiểu biết sâu sắc của ông về vụ thảm sát trên Quảng trường Thiên An Môn. Cách đối xử của chính quyền Trung Quốc đối với ông đã trở thành “bài học” về những gì không nên làm cho các học giả trẻ. [148]

Tháng 10/2017, Benedict Rogers, Phó Chủ tịch Hội đồng Nhân quyền Đảng Bảo thủ Anh, người từng lên tiếng ủng hộ phong trào dân chủ ở Hồng Kông, đến Hồng Kông thăm bạn bè và các nhà hoạt động dân chủ, đã bị từ chối nhập cảnh ở sân bay Hồng Kông và bị buộc phải quay về nước. [149]

Báo cáo của USCC năm 2018 cũng chỉ rõ rằng các đặc vụ tình báo của CHNDTH muốn tuyển dụng người của các dân tộc thiểu số, gồm cả những người Duy Ngô Nhĩ ở nước ngoài, làm gián điệp. Nếu họ không đồng ý, ĐCSTQ đe dọa sẽ bắt giam người nhà của họ ở Tân Cương, hoặc sẽ bắt họ vào trại tạm giam. Những người Duy Ngô Nhĩ từng bị uy hiếp tiết lộ rằng, mục đích của sự ép buộc này không phải chỉ để thu thập thông tin về hoạt động của cộng đồng người Duy Ngô Nhĩ lưu vong ở nước ngoài, mà còn để tạo ra sự bất đồng giữa họ và ngăn họ phản đối ĐCSTQ. [150]

3.3 Chiến tranh kinh tế: Vũ khí hạng nặng của ĐCSTQ

Nếu nói tuyên truyền đối ngoại toàn cầu và mặt trận thống nhất là quyền lực mềm của ĐCSTQ, thì công nghệ cao lại là quyền lực cứng mà ĐCSTQ mong muốn nắm giữ. Nếu nói về khẩu hiệu “vượt qua nước Anh, bắt kịp nước Mỹ” của ĐCSTQ từ những năm 1950 là trò cười tự mình mua vui; thì ngày nay, sau khi được phương Tây giúp đỡ trở thành một công xưởng thế giới khổng lồ, thì khẩu hiệu đã trở thành mối uy hiếp thực thụ.

Từ những năm 1980 đến nay, CHNDTH đã thực thi một loạt kế hoạch chiến lược về khoa học công nghệ, bao gồm “Đề án 863” (Kế hoạch Phát triển Nghiên cứu Công nghệ Cao Quốc gia) nhằm tạo điều kiện đánh cắp công nghệ từ các nước khác; “Đề án Ngọn đuốc” nhằm xây dựng các ngành công nghiệp thương mại công nghệ cao; “Đề án 973” (Kế hoạch Phát triển Nghiên cứu Cơ bản Trọng điểm Quốc gia), “Đề án 211” nhằm “cải tổ” các trường đại học. [151] [152] Kế hoạch Made in China 2025 với mục tiêu đưa Trung Quốc từ quốc gia lớn về chế tạo, đến năm 2025 sẽ trở thành cường quốc về chế tạo, dẫn đầu trong lĩnh vực công nghệ số, 5G v.v.. Chiến lược này đặt ra những kế hoạch đầy tham vọng về trí tuệ nhân tạo nhằm đưa Trung Quốc thành nước đứng đầu thế giới vào năm 2030. Mục đích là đưa vị thế của CHNDTH từ công xưởng của thế giới thành gã khổng lồ về chế tạo cao cấp, tiến đến địa vị thống trị thế giới. [153]

Thông thường, một quốc gia muốn huy động nguồn lực quốc gia để phát triển ngành công nghiệp trọng điểm, hoặc đầu tư nghiên cứu các lĩnh vực công nghệ chủ chốt cũng là điều bình thường. Nhưng chiến lược phát triển công nghệ cao của ĐCSTQ lại đặt ra mối đe dọa đối với thế giới tự do. Nguyên nhân căn bản nhất là Trung Quốc dưới sự thống trị của chính quyền ĐCSTQ không phải là một quốc gia bình thường, không tôn trọng quy tắc trong quan hệ quốc tế. Nói thẳng ra, mục đích của việc phát triển công nghệ cao của ĐCSTQ không phải vì để gia nhập nhóm các quốc gia có công nghệ cao trên thế giới hay để cạnh tranh bình đẳng với các quốc gia khác, mà là muốn tiêu diệt đối thủ, lật đổ nền kinh tế của phương Tây, đặc biệt là nền kinh tế Mỹ, từ đó xưng hùng xưng bá thế giới.

Sáng kiến trong khoa học kỹ thuật là thành quả của tư tưởng tự do cá nhân, vốn là xung đột với nền chuyên chế cực quyền của chủ nghĩa cộng sản. Các nhà nghiên cứu ở Trung Quốc Đại lục ngay cả quyền tự do sử dụng các công cụ tìm kiếm của nước ngoài cũng bị tước đoạt mất. Như vậy, trong môi trường mạng internet bị ĐCSTQ phong tỏa, tư tưởng bị kìm kẹp mà muốn tạo ra bước đột phá thực sự về khoa học kỹ thuật là điều cực kỳ khó.

Vì thế, ĐCSTQ đã sử dụng mọi thủ đoạn bất chính để đánh cắp kỹ thuật của phương Tây và thu hút những nhân tài đỉnh cao, còn dùng những thủ đoạn bất chính, không đâu có để phá hoại nền công nghiệp của phương Tây. CHNDTH đã vận dụng kế sách huy động tổng lực, từ cơ quan chính phủ, doanh nghiệp nhà nước, quân đội, doanh nghiệp tư nhân, cho đến cá nhân để đánh cắp công nghệ mà phương Tây phải dành lượng kinh phí khổng lồ và mất hàng chục năm để nghiên cứu phát triển. Sau khi tiếp thu, thậm chí cải tiến tài sản trí tuệ đánh cắp được, Trung Quốc Đại lục lại đưa vào sản xuất hàng loạt các sản phẩm công nghệ cao với mức chi phí thấp, rồi lại bán phá giá trên thị trường quốc tế, khiến các doanh nghiệp nước ngoài, vốn là doanh nghiệp tư nhân không thể lách luật như những gì CHNDTH làm bị vắt kiệt. Chiến lược kinh tế này là một thành tố quan trọng trong thủ đoạn “Chiến tranh không giới hạn” của ĐCSTQ đối với phương Tây.

a. Cạm bẫy của việc đổi công nghệ lấy thị trường

Mạng lưới đường sắt cao tốc Trung Quốc những năm gần đây đã trở thành đại diện cho “thương hiệu quốc gia” của Trung Quốc, đưa ngành công nghiệp chế tạo Trung Quốc bước ra thế giới, “ngoại giao đường sắt cao tốc” chỉ trong chục năm phát triển đã vượt trội khác thường. Các kênh truyền thông nhà nước Trung Quốc gọi hiện tượng này là “thần kỳ”. Nhưng đối với các công ty phương Tây mà nói, đó là hơn 10 năm ác mộng bị đánh cắp công nghệ vì tham bát bỏ mâm, tiền mất tật mang.

Ngành đường sắt cao tốc của Trung Quốc bắt đầu phát triển từ đầu những năm 1990. Đến cuối năm 2005, ĐCSTQ này đã từ bỏ ý đinh tự mình phát triển công nghệ đường sắt, mà chuyển hướng sang thu hút công nghệ của phương Tây. Mục tiêu của ĐCSTQ ngay từ đầu đã rất rõ ràng: Nó muốn trước hết giành được công nghệ, sau đó tự mình sản xuất chính công nghệ đó, rồi bán với giá rẻ hơn trên thị trường toàn cầu, thực hiện “đi tắt đón đầu”.

Phía Trung Quốc yêu cầu các công ty nước ngoài trước khi đấu thầu hợp đồng xây dựng phải ký kết hợp đồng chuyển nhượng toàn bộ công nghệ cho các nhà máy sản xuất đầu máy và thân tàu nội địa của Trung Quốc, nếu không sẽ không được tham gia đấu thầu. Chính quyền Trung Quốc còn thiết lập một khâu thẩm định, gọi là “đánh giá tính khả thi của việc chuyển giao công nghệ”. Nó không thẩm định các công ty nước ngoài dạy như thế nào, mà chỉ tập trung khảo sát các doanh nghiệp trong nước học được từ họ ra sao, nếu doanh nghiệp trong nước không nắm vững toàn bộ công nghệ thì phía ĐCSTQ sẽ không trả tiền. Chính quyền Trung Quốc còn yêu cầu là đến đơn hàng cuối cùng, tỷ lệ nội địa hóa phải đạt 70%, tức là các công ty trong nước phải sản xuất được 70% đơn hàng. [154]

Những điều khoản ngang ngược như vậy không khiến các công ty phương Tây lùi bước, bởi vì họ cảm thấy thị trường Trung Quốc quá béo bở không thể bỏ qua. Các công ty công nghiệp nặng Kawasaki của Nhật Bản, Alstom của Pháp, Siemens của Đức và Bombardier của Canada đều tham gia đấu thầu. Trước chiến lược “đổi thị trường lấy công nghệ” của ĐCSTQ, các công ty phương Tây đều không muốn chuyển nhượng công nghệ cốt lõi của mình. Nhưng ĐCSTQ lại bày trò giữa những công ty này, kiểu gì cũng sẽ có một công ty nào đó bị lợi ích trước mắt dụ dỗ. Quả đúng như dự đoán, khi thấy một công ty nào đó sắp chiếm lĩnh thị trường Trung Quốc, những công ty khác cũng nóng mắt không chịu được. Thế là những công ty này đều rơi vào bẫy của ĐCSTQ. Kết quả là, ĐCSTQ đồng thời khai thác được công nghệ cốt lõi của cả bốn công ty kể trên.

CHNDTH không mất một khoản chi phí nghiên cứu lớn nào, nhưng đường sắt cao tốc Trung Quốc lại bước vào thời kỳ phát triển nhảy vọt, họ đã xây dựng được tuyến đường sắt cao tốc dài nhất thế giới. Chỉ trong vài năm, ĐCSTQ đã tiếp thu được công nghệ của phương Tây, biến thành cái gọi là “tự chủ về sở hữu trí tuệ”. Điều khiến các công ty phương Tây ngạc nhiên hơn là ĐCSTQ đột nhiên bắt đầu đăng ký độc quyền sáng chế công nghệ đường sắt cao tốc ở nước ngoài. Đường sắt cao tốc Trung Quốc trở thành đối thủ cạnh tranh quyết liệt với các “bậc thầy” phát triển trước trên thế giới. Vì Trung Quốc đã tích lũy rất nhiều kinh nghiệm từ thực tiễn, lại có ưu thế nhờ sản xuất quy mô lớn, cùng với sự hỗ trợ tài chính không tiếc tay của chính phủ ở đằng sau, nên đường sắt cao tốc Trung Quốc đã có ưu thế cạnh tranh rất lớn, trở thành con át chủ bài trong chiến lược “một vành đai một con đường” của ĐCSTQ.

Trong khi các công ty phương Tây ôm mộng phân chia nguồn lợi nhuận khổng lồ từ thị trường đường sắt cao tốc Trung Quốc, bỗng nhiên quay lại phát hiện không những đã bị gạt khỏi thị trường Trung Quốc, mà thậm chí cũng trở thành yếu thế trên thị trường quốc tế. Yoshiyuki Kasai, chủ tịch danh dự của Công ty Đường sắt Đông Hải, Nhật Bản (Central Japan Railway Company) chua xót nói: “Tàu Shinkansen là viên ngọc minh châu của Nhật Bản. Chuyển nhượng công nghệ cho Trung Quốc là một sai lầm cực lớn”. [155]

Chính ĐCSTQ cũng thừa nhận rằng thành công mà đường sắt cao tốc Trung Quốc có được là nhờ đứng trên vai người khổng lồ. Thực ra, mục đích của nó, ngay từ đầu, chính là muốn giết chết tất cả những người khổng lồ. Cụ thể là, ĐCSTQ có hai mục đích lớn: Mục đích ngắn hạn là dùng thành quả kinh tế để chứng minh tính hợp pháp của chính quyền của nó, dùng phát triển kinh tế và khoa học kỹ thuật để duy trì và hâm nóng tình cảm chủ nghĩa dân tộc và tuyên truyền. Mục tiêu dài hạn của nó chính là muốn chứng minh chế độ cộng sản là ưu việt hơn chế độ tư bản chủ nghĩa, vì vậy nó không từ thủ đoạn đi đánh cắp công nghệ, và dùng toàn bộ lực lượng của quốc gia để đối phó với các doanh nghiệp tự do của chủ nghĩa tư bản.

Đổi thị trường lấy công nghệ, cưỡng chế chuyển giao công nghệ, tiếp thu và cải tiến công nghệ nước ngoài, trước tiên là chiếm lĩnh thị trường nội địa Trung Quốc, tiếp đến chuyển mình đồng loạt tiến ra thị trường quốc tế, thách thức trực tiếp các công ty lâu năm bằng ưu thế giá cả. Cách làm này của ĐCSTQ khiến các công ty và thị trường việc làm phương Tây chịu nhiều tổn thất và cũng phải bắt đầu suy nghĩ lại. Dù vậy, rất nhiều công ty phương Tây vì lợi ích trước mắt, vẫn như những con thiêu thân vẫn lao vào làm ăn giao dịch với ĐCSTQ, nhưng dã tâm đánh cắp công nghệ phương Tây của ĐCSTQ chưa bao giờ dừng lại. “Kế hoạch phát triển ngành chế tạo Trung Quốc đến năm 2025” chính là một bước đi để thực hiện dã tâm này.

Năm 2015, ĐCSTQ đề ra cương lĩnh 10 năm mang tên “Made in China 2025”, dự kiến đến năm 2025, Trung Quốc sẽ từ một quốc gia lớn về chế tạo trở thành một cường quốc chế tạo, và đến năm 2035, ngành chế tạo Trung Quốc sẽ vượt qua các nước công nghiệp phát triển như Đức và Nhật Bản. Trung Quốc kỳ vọng đến năm 2049 sẽ dẫn đầu về năng lực đổi mới sáng tạo trong các lĩnh vực chủ yếu của ngành chế tạo, xây dựng ngành công nghiệp và khoa học kỹ thuật dẫn đầu thế giới. Bằng những khẩu hiệu có cánh, ĐCSTQ đã nâng ngành sản xuất chế tạo của nó lên thành “cái gốc xây dựng đất nước, công cụ chấn hưng đất nước, cơ sở của một cường quốc”.

b. Một cường quốc chế tạo xây dựng trên cơ sở đánh cắp

ĐCSTQ làm thế nào chỉ trong thời gian ngắn đã có thể nâng năng lực chế tạo và sáng tạo của Trung Quốc? Vẫn là mấy bài cũ thường dùng. Thứ nhất, đổi thị trường lấy công nghệ, như ví dụ về cưỡng chế chuyển giao công nghệ đường sắt cao tốc nêu trên, rất nhiều doanh nghiệp phương Tây đang tự nuôi dưỡng đối thủ cạnh tranh tương lai của mình theo cách này. Thứ hai, yêu cầu góp vốn, để phía Trung Quốc có được công nghệ của công ty liên doanh, khuyến khích hợp tác với các công ty và trường đại học ngoài Trung Quốc trong lĩnh vực khoa học kỹ thuật công nghệ cao. Thứ ba, khuyến khích các doanh nghiệp “đầu tư ra nước ngoài”, “thâu tóm” các công ty công nghệ cao ở nước ngoài, trực tiếp đầu tư vào các công ty mới khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghệ then chốt, xây dựng các trung tâm nghiên cứu phát triển ở nước ngoài v.v. Thứ tư, mời gọi các công ty hàng đầu và các cơ quan nghiên cứu của nước ngoài mở trung tâm nghiên cứu ở Trung Quốc. Thứ năm, đưa ra các chính sách đặc thù để trực tiếp thu hút các nhân tài công nghệ cao ở nước ngoài, thực hiện “Kế hoạch Ngàn Nhân tài” v.v.

Rất nhiều công ty mới khởi nghiệp ở Thung lũng Silicon, Mỹ đều cần vốn. ĐCSTQ không ngần ngại dùng tiền của quốc gia để đầu tư vào các công ty mới khởi nghiệp của Mỹ này, dùng cách này để nắm giữ công nghệ thế hệ mới. Những sản phẩm do các công ty mới khởi nghiệp nghiên cứu phát triển bằng tiền đầu tư của ĐCSTQ bao gồm động cơ tên lửa hàng không vũ trụ, radar của tàu hải quân tự lái, thiết bị màn hình uốn dẻo và máy in sử dụng trong khoang lái của máy bay chiến đấu v.v.. Năm 2017, Ken Wilcox, chủ tịch danh dự của Ngân hàng Silicon Valley Bank, tiết lộ rằng chỉ trong 6 tháng, đã có ba doanh nghiệp nhà nước của Trung Quốc mời ông làm người đại diện để mua công nghệ cho họ, song ông đều từ chối. Ông cho hay: “Cả ba công ty đều nói là họ có chỉ thị của Bắc Kinh, và họ không biết họ muốn mua gì. Công nghệ nào cũng được và tất cả các loại công nghệ.” [156] Một báo cáo điều tra năm 2018 của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR) cho biết Công ty Digital Horizon Capital (trước đây là Danhua Capital) đã dùng vốn đầu tư mạo hiểm của Trung Quốc để giúp ĐCSTQ có được công nghệ mũi nhọn và sở hữu trí tuệ của Hoa Kỳ. [157]

Những biện pháp này vẫn còn được coi là công khai, nhưng trực tiếp dùng các thủ đoạn phi pháp để đánh cắp công nghệ của phương Tây mới là đòn hiểm của ĐCSTQ nhằm vượt mặt về công nghệ. Thủ đoạn trộm công nghệ của ĐCSTQ vượt xa so với phạm vi gián điệp thương mại trước đây. Nó sử dụng thủ đoạn “đại dương rộng lớn của chiến tranh nhân dân”, sử dụng tất cả những người có thể sử dụng được, bao gồm gián điệp, tin tặc, du học sinh, học giả, dân di cư từ Trung Quốc Đại lục và Đài Loan làm việc ở các công ty phương Tây, cho đến những người phương Tây bị dụ dỗ bằng tiền bạc.

Máy bay chiến đấu tàng hình F-35 của Mỹ vẫn là điều mà Trung Quốc thèm muốn. Một công dân thường trú của Canada đến từ Trung Quốc tên là Tô Bân, năm 2016 đã bị kết án 5 năm tù vì đánh cắp bí mật công nghệ của F-35. Tô Bân phối hợp với hai tin tặc trong quân đội của ĐCSTQ để xâm nhập vào hệ thống máy tính của nhà sản xuất Lockheed Martin và lấy cắp bí mật thương mại về nghiên cứu chế tạo máy bay tàng hình F-35 của công ty. Các nhà điều tra còn phát hiện nhóm của Tô Bân cũng trộm cả thông tin về máy bay chiến đấu tàng hình F-22 và máy bay vận chuyển chiến lược Boeing C-17, cũng như 630.000 tập tài liệu từ hệ thống của Boeing, tổng cộng là 65GB dữ liệu. [158] Máy bay tàng hình J-20 của Quân đội Giải phóng Nhân dân (QĐGPND) triển lãm mấy năm gần đây rất giống với máy bay F-22 của Mỹ, còn máy bay loại nhỏ FC-31 của Trung Quốc chính là bắt chước theo máy bay F-35.

Tiến sỹ David Smith, chuyên gia về siêu vật liệu của Đại học Duke đã phát minh ra một loại “áo tàng hình” (invisible cloak), là kỹ thuật giấu vật chất khỏi sóng điện từ. Đây là vật liệu quan trọng dùng cho máy bay chiến đấu tàng hình, quân đội Mỹ đã dành hàng triệu USD để tài trợ cho nghiên cứu của Tiến sỹ David Smith. Năm 2006, một du học sinh Trung Quốc tên là Lưu Nhược Bằng sang Hoa Kỳ với mục đích rõ ràng là nghiên cứu tại phòng thí nghiệm của Smith, được nhà khoa học này trực tiếp hướng dẫn. Một nhân viên chống gián điệp của FBI cho rằng Lưu Nhược Bằng có nhiệm vụ cụ thể: tiếp thu nghiên cứu của Tiến sỹ Smith. Năm 2007, Lưu Nhược Bằng đưa hai đồng nghiệp cũ đi công tác bằng kinh phí do ĐCSTQ trả, đến phòng thí nghiệm của Tiến sỹ Smith và làm trong dự án áo tàng hình một thời gian. Điều khiến Smith không ngờ là phòng thí nghiệm cũ của Lưu Nhược Bằng ở Trung Quốc đã trang bị một bộ trang thiết bị để chế tạo áo tàng hình y hệt như ở phòng thí nghiệm của ông. [159]

Ngày 20/12/2018, Bộ Tư pháp Hoa Kỳ khởi tố hai công dân Trung Quốc nằm trong tổ chức tin tặc APT 10 của Trung Quốc, vốn có quan hệ mật thiết với ĐCSTQ. Đơn khởi tố chỉ ra rằng, từ năm 2006 đến năm 2018, APT 10 đã thực hiện hàng loạt vụ tin tặc trên diện rộng, đánh cắp được một lượng thông tin khổng lồ từ hơn 45 tổ chức, trong đó có NASA và Bộ Năng lượng Hoa Kỳ. Tài liệu đánh cắp được có thông tin thuộc các lĩnh vực y dược, công nghệ sinh học, tài chính, công nghiệp chế tạo, dầu mỏ và khí đốt. Christopher Wray, Cục trưởng FBI nói: “Nói đơn giản, mục tiêu của Trung Quốc là soán vị Hoa Kỳ, trở thành cường quốc đi đầu thế giới, và họ đang dùng những thủ đoạn phi pháp để thực hiện mục tiêu này. Họ đang dùng một bộ thủ đoạn phi truyền thống và phi pháp.” [160]

Trò đánh cắp công nghệ và bằng sáng chế của ĐCSTQ khiến người ta khó mà đề phòng. Kathleen Puckett, cựu sỹ quan tình báo của Mỹ từng làm công việc chống gián điệp ở San Francisco, nói ĐCSTQ “dồn tất cả nỗ lực vào hoạt động gián điệp, và nó đã có được mọi thứ miễn phí.” [161]

ĐCSTQ phát động một “cuộc chiến tranh nhân dân” để nẫng tay trên công nghệ tiên tiến của phương Tây, dùng chủ nghĩa yêu nước, tình cảm dân tộc, tiền bạc, và uy tín làm mồi để thực hiện hành vi ăn cắp vô độ.

Có người nói, công nghệ bị đánh cắp chỉ có thể là những công nghệ vụn vặt, chắp vá, chỉ có thể biết bề ngoài mà không biết bên trong, không thể trộm được một hệ thống công nghiệp hoàn chỉnh. Nhưng nhìn nhận hành vi trộm cắp của CHNDTH như vậy là rất nguy hiểm. Chiến tranh tình báo trong thời đại điện tử hoàn toàn khác với hành vi gián điệp đi chụp vài trang tài liệu trước đây. Cái mà ĐCSTQ đánh cắp được là cơ sở dữ liệu hoàn chỉnh của một công nghệ nào đó, hơn nữa rất nhiều trường hợp là không chỉ cuỗm đi công nghệ, mà là cả chuyên gia. Thêm vào đó, cùng với sức mạnh đáng kinh ngạc của công xưởng thế giới mà Trung Quốc gây dựng trong mấy chục năm qua, cùng với tiềm năng nghiên cứu phát triển mà nó tích lũy được, ĐCSTQ quả thực đã sẵn sàng và có khả năng xây dựng một cường quốc chế tạo bằng những gì đánh cắp được – và nó đã đang trong quá trình ấy rồi.

c. “Kế hoạch Ngàn Nhân tài”: Chiến tranh tình báo và thu hút nhân tài

Từ khi Trung Quốc Đại lục mở cửa đất nước vào những năm 1970 đến nay, đã có hàng triệu học sinh, sinh viên Trung Quốc ra nước ngoài du học, rất nhiều người trong đó đã có thành tựu ở các lĩnh vực khác nhau. ĐCSTQ mưu đồ chiêu mộ, lợi dụng những nhân tài đã được phương Tây đầu tư, bồi dưỡng này, để trực tiếp mang thông tin kinh tế và công nghệ mà những nhân tài này có được để phục vụ dã tâm thống lĩnh toàn thế giới của nó. Các ban ngành chính phủ CHNDTH đã triển khai Kế hoạch Ngàn Nhân tài này, mãi cho đến gần đây mới chấm dứt. Bắt đầu từ năm 2008, “Kế hoạch Ngàn Nhân tài” trên danh nghĩa mời gọi nhân tài người Hoa xuất sắc ở hải ngoại về Trung Quốc làm việc dài hạn hoặc ngắn hạn, nhưng mục tiêu thực sự của nó là để ngành công nghiệp nhà nước nắm bắt công nghệ mới và sở hữu trí tuệ của phương Tây. Năm 2020, dưới sức ép ngày càng lớn của phương Tây, thông tin về Kế hoạch này không còn được công khai nữa.

FBI đã giải mật hồ sơ về Kế hoạch Ngàn Nhân tài của Trung Quốc vào tháng 9/2015, trong đó kết luận rằng chiêu mộ những người này mang lại cho Trung Quốc ba cái lợi: Tiếp cận với nghiên cứu và kiến thức chuyên môn về công nghệ mũi nhọn của Mỹ; 2) Đoạt lợi từ các nghiên cứu khoa học đã tiến hành nhiều năm ở Mỹ bằng các khoản tài trợ của chính phủ và các doanh nghiệp tư nhân của Mỹ; 3) Ảnh hưởng nghiêm trọng đến nền kinh tế Mỹ. [162]

Viện Nghiên cứu Y tế Quốc gia Hoa Kỳ (NIH), trong một báo cáo năm 2018 về Kế hoạch Ngàn Nhân tài của ĐCSTQ, đã vạch rõ những chuyên viên nghiên cứu người nước ngoài này vừa nhận tiền của chính phủ Mỹ, vừa đem sở hữu trí tuệ của Mỹ chuyển về nước mình, khiến các tổ chức học thuật trên toàn nước Mỹ bị thiệt hại. [163] M. Roy Wilson, một trong những tác giả của báo cáo này và là đồng chủ tịch hội đồng cố vấn của NIH đã chỉ ra rằng một điều kiện then chốt để được chọn vào Kế hoạch Ngàn Nhân tài là có khả năng tiếp cận với sở hữu trí tuệ quan trọng. Ông nhấn mạnh, vấn đề không phải là một vài trường hợp lẻ tẻ, mối uy hiếp của nó đối với các nghiên cứu của Mỹ đã “nghiêm trọng đến mức không thể xem nhẹ”. [164]

Peter Harrell, một chuyên viên nghiên cứu giàu kinh nghiệm trong các chương trình nghiên cứu năng lượng, kinh tế và an ninh của Trung tâm An ninh Mỹ (Center for a New American Security) cho biết: “Trung Quốc muốn nâng cao năng lực công nghệ bằng cách vận động toàn xã hội. Điều đó bao gồm đầu tư ra nước ngoài để mua các công ty giàu sáng kiến, yêu cầu các công ty phương Tây chuyển giao công nghệ tiên tiến cho Trung Quốc, coi đó là điều kiện để họ được vào thị trường Trung Quốc, dùng nguồn tài nguyên khổng lồ của quốc gia để tài trợ phát triển công nghệ trong nước, tài trợ cho những sinh viên xuất sắc nhất của Trung Quốc và các nhà nghiên cứu ở nước ngoài, và trả lương khủng để thu hút nhân tài về Trung Quốc.” [165]

Kế hoạch Ngàn Nhân tài nhắm vào hầu hết sinh viên Trung Quốc đã du học ở Mỹ từ những năm 1980 đến nay và có khả năng tiếp cận với thông tin hữu ích cho công cuộc phát triển công nghiệp, công nghệ, và kinh tế của chính quyền Trung Quốc – có lẽ đã lên đến hàng vạn người. Thực chất ĐCSTQ đang dùng toàn bộ sức mạnh quốc gia để tiến hành chiến tranh không giới hạn trong việc tuyển dụng nhân tài và tích lũy sở hữu trí tuệ.

d. Thể chế tà ác – dốc toàn lực của chính phủ

Ngoài đánh cắp trắng trợn, sự nâng đỡ và bao cấp nhà nước CHNDTH cũng là một phương tiện quan trọng để ĐCSTQ thực hiện dã tâm của mình. Sự nâng đỡ của nhà nước có nghĩa là chính quyền nước này có thể dùng những khoản tiền khổng lồ để chống đỡ cho các ngành công nghiệp trọng điểm, thực ra chính là dùng sức mạnh của cả một quốc gia để gây áp lực đối với các công ty tư nhân phương Tây. Điều này đặt ra thách thức to lớn cho những quốc gia theo chế độ bầu cử dân chủ và để các doanh nghiệp tự quyết định chính sách kinh doanh. Bao cấp của Trung Quốc — rốt cuộc là rút tiền trong túi của người đóng thuế mà không có sự đồng thuận của họ — nghĩa là các nhà sản xuất Trung Quốc có thể không cần phải lo chi phí kinh doanh, khiến họ trở thành những con con thú săn mồi không thể cản bước trên thị trường quốc tế.

Ngành sản xuất pin mặt trời là một ví dụ điển hình về bao cấp nhà nước. Đầu những năm 2000, Trung Quốc không có công ty nào lọt vào danh sách 10 công ty sản xuất pin mặt trời hàng đầu thế giới, nhưng đến năm 2017, đã có 6 công ty, trong đó có 2 công ty đứng đầu danh sách. Trong nhiệm kỳ đầu của Tổng thống Mỹ Barack Obama, ngành năng lược xanh của Mỹ được quảng bá mạnh, nhưng không lâu sau, hàng chục nhà sản xuất pin mặt trời đã đệ đơn xin phá sản hoặc phải cắt giảm sản xuất trước sức cạnh tranh không thương xót của Trung Quốc, cuối cùng, làm xói mòn nhiệt huyết trong ngành năng lượng sạch. [166] Sự phá hoại này là do Trung Quốc bán phá giá sản phẩm trên thị trường quốc tế, nhờ sự bao cấp của chính quyền nước này đối với ngành năng lượng mặt trời trong nước.

Chính phủ các quốc gia phương Tây cũng tài trợ cho các dự án trọng điểm, gồm cả các dự án mũi nhọn phục vụ phát triển công nghệ. Chẳng hạn, mô hình mạng internet đầu tiên là do Bộ Quốc phòng Mỹ dựng nên. Nhưng, ở phương Tây, sự tham gia của chính phủ ở cấp quốc gia chỉ có mức độ. Khi đã thương mại hóa thì cơ bản do công ty tư nhân đóng vai trò chủ đạo. Cục Hàng không Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đưa những thành quả nghiên cứu tiên tiến của nó vào ngành công nghiệp thông qua Chương trình Chuyển giao Công nghệ. Nhiều dự án phần mềm của NASA chỉ đưa mã nguồn lên mạng dưới dạng mã nguồn mở để mọi người có thể tải xuống miễn phí. Ngược lại, ĐCSTQ lại dùng sức mạnh của quốc gia để trực tiếp tham gia thương mại hóa công nghệ cao, tương đương với việc dùng “Tổng công ty Trung Quốc” để cạnh tranh với từng công ty tư nhân phương Tây.

Kế hoạch Made in China 2025 đương nhiên cũng không thể thiếu sự bao cấp của nhà nước, không nằm ngoài việc hoạch định công nghiệp nhà nước. Nếu ĐCSTQ cứ tiếp tục như vậy, thì câu chuyện về các công ty sản xuất tấm pin năng lượng mặt trời sẽ lặp lại ở các ngành công nghiệp khác, và sản phẩm của Trung Quốc sẽ trở thành sát thủ việc làm của thế giới. Thông qua chiến tranh không giới hạn trong lĩnh vực kinh tế và công nghệ, ĐCSTQ đã thành công trong việc đẩy nhiều công ty phương Tây, bao gồm cả các công ty đa quốc gia vào bẫy. Họ đã chuyển giao vốn và công nghệ tiên tiến cho ĐCSTQ, trở thành con gà đẻ trứng vàng và con dê béo của ĐCSTQ, nhưng lại không thể cạnh tranh công bằng trong thị trường Trung Quốc, mà lại giúp tạo ra đối thủ cho chính mình, mà những đối thủ này lại được nhà nước hậu thuẫn. Họ chỉ là những quân cờ bị ĐCSTQ lợi dụng để thực hiện dã tâm của nó.

3.4 Dùng quần chúng làm gián điệp

ĐCSTQ coi tất cả thông tin đều là vũ khí mà nó có thể lợi dụng được, dù là thông tin của nhà nước, công ty tư nhân, hay cá nhân, dù là lĩnh vực nào, công đoạn nào, nó đều có thể dùng để thực thi dã tâm, chiến lược của mình.

ĐCSTQ còn dùng các quy định pháp luật để cưỡng chế toàn thể người Trung Quốc tham gia vào cuộc chiến không giới hạn này. Luật tình báo quốc gia của nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa” do Ủy ban Thường vụ Quốc hội Nhân dân thông qua quy định rõ: “Các cơ quan tình báo quốc gia có thể yêu cầu các cơ quan, tổ chức và công dân có liên quan giúp đỡ, hợp tác, và phối hợp khi cần thiết”. [167] Điều này có nghĩa là bất cứ công dân Trung Quốc nào cũng có thể bị ĐCSTQ cưỡng chế đi thu thập thông tin tình báo và trở thành gián điệp.

Ngày 12/12/2018, Hội đồng Tư pháp Thượng viện Hoa Kỳ tổ chức phiên điều trần về hoạt động gián điệp phi truyền thống của ĐCSTQ. Bill Priestap, Phó Giám đốc Cục Chống Tình báo FBI đã chỉ ra những đặc trưng của hoạt động này của ĐCSTQ: ĐCSTQ có lúc tuân theo luật chơi khi nó có lợi, có lúc lại bẻ cong hay phá vỡ quy tắc để đạt được mục đích của nó. Khi có thể, Đảng cũng muốn viết lại các quy tắc, muốn nhào nặn lại thế giới theo yêu cầu của mình. [168]

John Demers, Phó Kiểm sát Trưởng của Cục An ninh Quốc gia thuộc Bộ Tư pháp Hoa Kỳ đã nói thẳng khi làm chứng rằng kế hoạch Made in China 2025 của ĐCSTQ chẳng qua là cuốn sổ tay về những gì cần đánh cắp. Ông tiết lộ, từ năm 2011 đến 2018, 90% số vụ gián điệp kinh tế có liên quan đến hoặc có lợi cho quốc gia nào đó, và hơn 2/3 số vụ đánh cắp bí mật thương mại do cục này xử lý là có liên quan đến Trung Quốc (ĐCSTQ). [169]

Hoạt động tình báo của ĐCSTQ không chỉ giới hạn ở sở hữu trí tuệ. ĐCSTQ khống chế tất cả các doanh nghiệp tư nhân lớn ở Trung Quốc và dùng họ để thu thập tình báo quốc tế. Thượng nghị sỹ Ted Cruz của bang Texas, trong một bài đăng Twitter năm 2018, gọi Huawei là “một cơ quan gián điệp của ĐCSTQ mang vỏ bọc một công ty viễn thông. Hệ thống giám sát mạng của nó bao trùm cả thế giới, khách hàng của nó là những chính quyền lưu manh như Iran, Syria, Triều Tiên và CuBa. Vụ bắt giữ giám đốc tài chính Mạnh Vãn Châu của Huawei ở Canada vừa là cơ hội, vừa là thách thức.” [170]

Một báo cáo điều tra công bố trên tờ “Le Monde” của Pháp vào tháng 1/2018 đã tiết lộ rằng, thông tin mật của trụ sở chính của Liên minh Châu Phi (AU) đặt tại Ethiopia được gửi đến Thượng Hải hàng đêm trong 5 năm liền kể từ tháng 1/2012. ĐCSTQ bị cáo buộc đứng sau vụ tin tặc này. Một báo cáo của Viện Nghiên cứu Chính sách Chiến lược Úc công bố ngày 13/07/2018 tiết lộ rằng, Huawei là đơn vị chính cung cấp thông tin và cơ sở hạ tầng công nghệ mạng internet cho tòa nhà trụ sở của Liên minh Châu Phi. [171]

André Ken Jakobsson, một nghiên cứu sinh sau tiến sỹ của Trung tâm Nghiên cứu Quân sự ở Copenhagen, cho biết: “Điều đáng lo ngại là ĐCSTQ có thể thu được những thông tin vô cùng trọng yếu và nhạy cảm. Họ có thể thâm nhập vào một hệ thống kiểm soát toàn bộ xã hội của chúng ta. Trong tương lai, mọi thứ đều sẽ được kết nối với mạng 5G. Chúng tôi lo ngại rằng quốc gia cung cấp loại thiết bị này – Trung Quốc – sẽ khống chế mọi nút điều khiển.” [172]

Trong ít nhất hai thập kỷ, ĐCSTQ đã sử dụng tin tặc trên quy mô lớn để thu thập thông tin trọng yếu của các quốc gia khác. Ngay từ năm 1999, tin tặc của ĐCSTQ đã ngụy trang thành một trang web của Pháp Luân Công ở nước ngoài để tấn công Bộ Giao thông Hoa Kỳ. Bộ Giao thông đã liên hệ với trang web này để điều tra vụ tấn công và lần ra dấu vết của một tin tặc đến từ một cơ quan tình báo của ĐCSTQ. [173]

Tháng 6/2015, tin tặc của ĐCSTQ đã tấn công Văn phòng Quản lý Nhân sự Hoa Kỳ, đánh cắp dữ liệu và thông tin bảo mật của hơn 21,5 triệu công dân Mỹ. Những người bị ảnh hưởng bao gồm 19,7 triệu nhân viên chính phủ, và 1,8 triệu người nhà của họ.

Tháng 11/2018, Tập đoàn Marriott International tuyên bố thông tin cá nhân, bao gồm thông tin hộ chiếu của 500 triệu khách hàng đã bị tin tặc đánh cắp, tính từ năm 2014. Ngày 12/12, Ngoại trưởng Hoa Michael Kỳ Pompeo xác nhận vụ tin tặc này là do ĐCSTQ tiến hành. Marriott là nhà cung cấp dịch vụ khách sạn lớn nhất cho chính phủ và quân đội Hoa Kỳ.

3.5 Các hình thức khác của chiến tranh không giới hạn

ĐCSTQ cũng đồng thời sử dụng các thủ đoạn chiến tranh không giới hạn khác trên mọi phương diện. Dưới đây xin nêu một số hình thức điển hình.

Chiến tranh ngoại giao

ĐCSTQ thường sử dụng thủ đoạn ngoại giao “chia để trị”. Khi thế giới phê phán ĐCSTQ về tình hình nhân quyền, các quan chức của chính quyền này liền mời riêng từng quốc gia bàn về vấn đề nhân quyền. Các quốc gia đều âm thầm nói chuyện về vấn đề nhân quyền với ĐCSTQ, nhưng điều này không thể áp chế được ĐCSTQ. Nó chỉ tranh luận với các bên, chứ chưa và sẽ không bao giờ thực hiện bất cứ sự thay đổi thực chất nào. Lực lượng bảo vệ nhân quyền thế giới vô hình trung đã bị ĐCSTQ chia rẽ.

ĐCSTQ dùng thủ đoạn này để tránh khỏi bị lên án và trừng phạt ngay trước khi gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO). Khi vừa gia nhập, ĐCSTQ lập tức bắt đầu dùng kinh tế để dụ dỗ các nước, tiếp tục vận dụng thành thục mánh khóe ngoại giao “chia để trị” để đột phá mạnh mẽ trên các lĩnh vực.

ĐCSTQ còn sử dụng hình thức ngoại giao lưu manh là bắt con tin, uy hiếp người dân của nước mình và các quốc gia khác cho đến khi đạt được mục đích. Trước khi ĐCSTQ được Mỹ cấp cho vị thế tối huệ quốc vĩnh viễn vào năm 2002, gần như trước mỗi lần đàm phán với Mỹ, nó đều bắt những người bất đồng chính kiến ở nước mình, sau đó trong đàm phán, dùng việc thả những người bất đồng chính kiến đó làm điều kiện để đạt được mục đích của mình. ĐCSTQ không quan tâm đến quyền lợi và sự sống chết của nhân dân nước mình, nhưng nó lại biết rõ rằng xã hội tự do phương Tây luôn quan tâm đến nhân quyền cơ bản của người dân thuộc bất cứ quốc gia nào, do vậy ĐCSTQ liền lợi dụng người dân nước mình làm con tin, kề lưỡi dao lên cổ người dân nước mình để uy hiếp kẻ thù — nước Mỹ.

Cùng với sự phát triển kinh tế nhanh chóng của nền kinh tế Trung Quốc, ĐCSTQ ngày càng táo tợn, bắt cả con tin nước ngoài làm quân cờ ngoại giao của nó. Sau khi Tô Bân, có đề cập bên trên, bị bắt giữ ở Canada vì đột nhập vào kho tài liệu quân sự Hoa Kỳ để đánh cắp, thì sáu tuần sau đó, hai vợ chồng Kevin và Julia Garratt (Cao Khải Văn) cũng bị ĐCSTQ bắt giữ ở Trung Quốc và bị buộc tội hoạt động gián điệp. [174]

Sau khi Mạnh Vãn Châu, Phó Tổng Giám đốc kiêm Giám Đốc Tài chính của Công ty Huawei bị bắt ngày 01/12/2018 tại Vancouver, Canada, Bộ Ngoại giao Trung Quốc đã kích phát hàng loạt vụ biểu tình, cùng với Đại sứ Quán Trung Quốc vận động rất nhiều người Hoa thân ĐCSTQ ở Canada lên tiếng phản đối. Ngoài ra, ĐCSTQ còn bắt cóc hai công dân Canada làm con tin để trả đũa vụ bắt giữ Mạnh Vãn Châu. [175] Hành động này một mặt nhằm tạo áp lực trực tiếp cho Canada, mặt khác muốn chia rẽ quan hệ đồng minh giữa Mỹ và Canada.

Vô pháp đã trở thành cách hành xử của ĐCSTQ. Người nước ngoài nào ở Trung Quốc cũng có thể trở thành con tin của ĐCSTQ bất cứ lúc nào, trở thành quân cờ trong ván bài chính trị, kinh tế, ngoại giao của nó. Khi ĐCSTQ uy hiếp người Hoa ở nước ngoài, đặc biệt là những người bất đồng chính kiến, thì thường dùng người thân của họ ở trong nước làm con tin.

Chiến tranh quân sự

ĐCSTQ nghiên cứu phát triển các loại vũ khí bất đối xứng như tên lửa chống hạm, tên lửa chống tàu sân bay. Về vũ khí thông thường, ĐCSTQ có ý đồ dùng ưu thế về số lượng để vượt qua ưu thế về công nghệ của Mỹ. Sự lớn mạnh về kinh tế và công nghệ đã giúp ĐCSTQ có thêm nguồn lực trong cuộc chiến tranh mạng và chiến tranh không gian nhắm vào Mỹ, cũng như những thủ đoạn tấn công bằng công nghệ cao độc đáo khác. Vấn đề này đã được bàn luận ở phần trước, trong phạm vi chương này không đề cập đến.

QĐGPND công khai tuyên bố rằng các thủ đoạn chiến tranh của nó “đều là những thủ đoạn xuyên quốc gia, bao trùm mọi lĩnh vực, và tận dụng mọi phương thức”. Trong mô hình chiến tranh lý tưởng của nó, “biên giới quốc gia hữu hình, không gian mạng vô hình, pháp luật quốc tế, pháp luật quốc gia, quy tắc ứng xử, luân lý đạo đức, tất cả đều không phải là rào cản đối với họ [các lực lượng của QĐGPND]… Họ sẽ không chịu trách nhiệm với bất cứ ai, không bị giới hạn bởi bất cứ quy tắc nào, không loại trừ bất cứ mục tiêu nào khi tuyển chọn, không từ bất cứ thủ đoạn nào”. Các tác giả của Chiến tranh không giới hạn chẳng e dè gì mà tuyên bố: “Các vị có bao giờ nghĩ đến kết hợp chiến trường và phi chiến trường, chiến tranh và phi chiến tranh, quân sự và phi quân sự — cụ thể hơn, chính là kết hợp máy bay tàng hình, tên lửa hành trình với sát thủ mạng internet, chiến tranh hạt nhân, chiến tranh tài chính, và tấn công khủng bố, hoặc nói đơn giản là kết hợp giữa Schwarzkopf [tổng tư Lệnh liên quân trong chiến tranh vùng Vịnh] + Soros [tỷ phú cánh tả] + Morris [kẻ tạo ra virus máy tính Morris Worm] + bin Laden hay chưa? Đây mới là át chủ bài thực sự của chúng ta.[176]

Chiến tranh mạng internet

ĐCSTQ thông qua Huawei và ZTE để toàn lực chiếm lĩnh thị trường công nghệ 5G, nỗ lực chiếm quyền chủ đạo về tiêu chuẩn 5G, mưu đồ dẫn dắt thế hệ mạng internet mới này của thế giới. Cựu Giám đốc Cục Dữ trữ Liên bang Dallas cho rằng nếu Trung Quốc chiến thắng trong cuộc đua 5G, “họ sẽ xây dựng giao thức cho internet, giống như việc tiếng Anh thay thế tiếng Đức trở thành ngôn ngữ của ngành khoa học, rồi lại trở thành ngôn ngữ chung trong mọi hoạt động quan trọng trên phạm vi toàn cầu.” [177]

Mạng internet đã hình thành một thế giới mới, trong thế giới đó, tin tức được lưu thông khác với thế giới truyền thống, thế giới mạng internet có thể quay lại ước chế hoặc khống chế thế giới hiện thực của chúng ta.

Hiện nay, với việc công nghệ 5G sắp được triển khai, mạng internet đang đứng trước đợt diễn biến mới. Với sự kết hợp giữa trí tuệ nhân tạo và công nghệ 5G, mạng internet ngày càng có khả năng kiểm soát thế giới thực. Mạng internet đang hướng đến mạng internet kết nối vạn vật, thực hiện số hóa toàn thế giới, sức khống chế của mạng internet đối với thế giới thực đang mở rộng nhanh chóng, các quy tắc, luật chơi của toàn thế giới đang được soạn lập lại. Nếu ĐCSTQ làm chủ công nghệ 5G, nó sẽ có thể hoành hành trên mạng mà không gặp bất cứ trở ngại nào.

Ngoài ra, với lượng thông tin khổng lồ trên mạng, một khi tuyên truyền đối ngoại toàn cầu của ĐCSTQ kết nối thành công với mạng 5G trên thế giới, thì những thủ đoạn tẩy não người nước ngoài của nó sẽ đạt quy mô và ảnh hưởng vượt xa hiện tại.

Chiến tranh ma túy

Trong cuộc họp nội các ngày 16/8/2018, Tổng thống Trump cảnh báo sự gia tăng của các loại ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp chứa fentanyl [một loại thuốc giảm đau] cũng “gần như một dạng chiến tranh”. [178] Năm 2017, ở Mỹ có hơn 70.000 trường hợp tử vong do sử dụng ma túy quá liều, trong đó hơn 40% có liên quan đến ma túy tổng hợp (chủ yếu là fentanyl và các chất tương tự). Những thứ ma túy này chủ yếu được sản xuất ở Trung Quốc, sau đó vào Mỹ qua đường bưu điện hoặc buôn lậu qua biên giới Mỹ–Mexico. [179]

Markos Kounalakis, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Đại học Central European, và là học giả khách mời của Trung tâm Nghiên cứu Hoover của Đại học Stanford, vào tháng 11/2017, đã viết bài chỉ ra rằng fentanyl đang “được dùng làm một loại vũ khí trong cuộc Chiến tranh Nha phiến Thế kỷ 21 của Trung Quốc với Mỹ ”. Ông nói “fentanyl đã giết chết hàng chục nghìn người Mỹ, đây là một ví dụ khác về chiến lược hai mặt của ĐCSTQ. ĐCSTQ coi giá trị thực của loại chất hóa học này là một “mặt hàng xuất khẩu nha phiến mang lại lợi nhuận cao, đồng thời còn phá hủy các cộng đồng Mỹ, và đảo loạn cơ cấu chính trị nước Mỹ”. [180]

Chiến tranh bằng chiến thuật biển người

Tháng 9/2018, một gia đình người Trung Quốc đi du lịch ở Thụy Điển đã vu cáo là bị cảnh sát ngược đãi sau khi bị đuổi khỏi một khách sạn vì cố ý ngủ ở sảnh. Sau đó, một video quay cảnh gia đình lố bịch này bị đuổi khỏi khách sạn đã bị Đại sứ quán Trung và truyền thông Trung Quốc cường điệu hóa, theo đó người Trung Quốc bắt đầu tẩy chay IKEA và H&M. [181] Sau đó, Đài Truyền hình STV Thụy Điển đã phát sóng một đoạn video châm biếm về vụ việc này trong chương trình hài của nó, càng làm sự việc căng thẳng hơn. Hàng chục nghìn cư dân mạng Trung Quốc đã “oanh tạc” trang web của Đại sứ quán Thụy Điển, trang Facebook của Jesper Rönndahl, người dẫn chương trình chiếu đoạn video đó, và trang Facebook của Đài Truyền hình này. [182]

Sau 60 năm tàn phá văn hóa truyền thống Trung Hoa và tuyên truyền, tẩy não dân chúng bằng văn hóa Đảng, ĐCSTQ thực sự có thể kìm kẹp hàng tỷ người dân Trung Quốc, giơ cao ngọn cờ chủ nghĩa dân tộc để “hiệu triệu toàn dân”, biến họ thành công cụ cho chiến thuật biển người của nó. Trước ngày kỷ niệm 90 năm thành lập QĐGPND năm 2017, ĐCSTQ đã cho ra mắt phần mềm chụp ảnh ghép với quân phục của QĐGPND. Chỉ trong vài ngày, lượng người dùng phần mềm này đã đạt đến hơn 1 tỷ lượt.

Sở dĩ ĐCSTQ có thể dùng danh nghĩa chủ nghĩa dân tộc để điều động sức mạnh tiềm ẩn khổng lồ như vậy là vì nó đã áp chế thông tin về lịch sử chân thực của Đảng, khiến dân chúng không không biết gì về những tội ác của nó, nhất là lịch sử tàn sát người dân của ĐCSTQ. Do vậy, các thế hệ người Trung Quốc lớn lên trong sự bao vây của văn hóa Đảng, khi dốc sức kiếm sống, lập nghiệp, đi du học nước ngoài, cũng vô tình trở thành những người kiệt xuất của văn hóa Đảng, trở thành một nguồn lực khác trong chiến thuật biển người của ĐCSTQ. Có thể nói, ĐCSTQ đã thành công trong việc bồi dưỡng nên một đội quân thứ năm không cần Đảng giám sát mà lúc nào cũng nghe theo mệnh lệnh của Đảng. Điều này giúp ĐCSTQ mạnh hơn trong việc dùng chiến thuật biển người để làm đảo loạn nội bộ xã hội tự do trên quy mô lớn.

Chiến tranh văn hóa

ĐCSTQ dùng chiêu bài khôi phục văn hóa truyền thống và phong tục, tập quán Trung Quốc để thay thế bằng văn hóa Đảng và các giá trị quan của ĐCSTQ. Trung Quốc có lịch sử lâu đời và văn hóa phong phú, được người dân các quốc gia trên thế giới mến mộ, nhưng hiểu biết lại có hạn. ĐCSTQ biết rõ và lợi dụng triệt để điều này. Khi vận dụng hình thức bề mặt nào đó của văn hóa truyền thống, ĐCSTQ đã tô vẽ bản thân thành người bảo vệ và là đại diện chân chính của văn hóa Trung Hoa. Người dân thế giới vốn có sự hiểu biết hữu hạn về văn hóa Trung Hoa rất khó mà nhìn thấu sự lừa dối này.

Chiến tranh tài chính

Thông qua “viện trợ kinh tế” và doanh nghiệp tư nhân, ĐCSTQ đã bắt đầu mở rộng hệ thống thanh toán tài chính của nó và nâng cao tầm ảnh hưởng của đồng Nhân dân tệ, hòng xác lập cơ sở hạ tầng trên toàn cầu. Nó ý đồ dùng đồng Nhân dân tệ để thay thế vai trò độc tôn của đồng Đô-la Mỹ trong lưu thông tiền tệ quốc tế. Theo chiến lược của ĐCSTQ về chiến tranh không giới hạn trong lĩnh vực tài chính, vào lúc cần thiết, chính quyền này có thể in ồ ạt tiền nhân dân tệ, từ đó phá hoại hệ thống tài chính nhằm đạt được mục đích của nó. Các nhà cố vấn chiến lược của ĐCSTQ chủ trương biến dự trữ ngoại hối thành vũ khí.

Các hình thức chiến tranh không giới hạn khác

Trong phong trào dân chủ của sinh viên năm 1989, ĐCSTQ đã ra lệnh cho quân lính và cảnh sát giả danh dân thường Bắc Kinh mà tạo ra bạo loạn để quan đội lấy đó làm cớ sát hại hàng loạt, rồi gọi đó là “trấn áp bạo loạn”. Trong những năm đầu của cuộc bức hại Pháp Luân Công, ĐCSTQ dựng lên vụ “tự thiêu” để biện minh cho việc gia tăng bức hại sau đó. Trong phong trào Chiếm Khu Trung tâm ở Hồng Kông bằng Tình yêu và Hòa bình, ĐCSTQ đã đưa người từ Thâm Quyến sang để kích động bạo lực, lấy cớ để cảnh sát nổ súng trấn áp.

ĐCSTQ coi hành vi giết người, ám sát xã hội đen là chuyện thường ngày, trong tương lai, không loại trừ khả năng ĐCSTQ dùng các thủ đoạn tương tự để gây rối loạn và mâu thuẫn ở phương Tây, dưới hình thức đầu độc, ám sát, đánh bom, phá hoại mạng lưới điện và phương tiện giao thông v.v.

Trọng tâm của chiến tranh không giới hạn là làm bại hoại đạo đức con người, tiếp đến huy động những kẻ bại hoại để từng bước hủy diệt nhân loại. Mà ĐCSTQ lại rất giỏi dùng các thủ đoạn để lôi kéo con người quay lưng lại với đạo đức và lương tri, khiến con người chủ động hoặc bị động đi theo. Do vậy, đối với những nhân vật có ảnh hưởng trong các lĩnh vực chính trị, kinh tế, quân sự, truyền thông, văn hóa, công nghệ, giáo dục v.v.. ĐCSTQ luôn ra tay từ điểm yếu trong nhân tính: hoặc dụ dỗ bằng lợi ích, hoặc thỏa mãn các loại dục vọng của con người để khiến họ nguyện ý hợp tác với Đảng. Nếu những chiêu này không được thì ĐCSTQ dùng uy hiếp và khủng bố để lợi dụng sự sợ hãi hay lỗi lầm phạm phải do bị Đảng dụ dỗ mà cưỡng ép họ cam kết phục vụ cho Đảng. Có tình huống, ĐCSTQ thậm chí còn dùng nội tạng mổ cướp được để mua chuộc những nhân vật có ảnh hưởng đang cần ghép tạng.

Nguồn lực mà ĐCSTQ dùng để xâm nhập vào các quốc gia trên thế giới lớn vượt quá sức tưởng tượng của người ta, những thực tế bị phơi bày chỉ là bề nổi của tảng băng chìm. Trong các ngành nghề của các quốc gia, đặc biệt là trong giới chính trị và kinh doanh, có bao nhiêu người đã trở thành công cụ chiến tranh không giới hạn của ĐCSTQ, theo thời gian sẽ ngày càng có nhiều người lộ diện. Hầu hết các nước trên thế giới đã bắt đầu cảm nhận rõ dã tâm toàn cầu và thủ đoạn tà ác, không giới hạn của ĐCSTQ, và cũng cảm nhận được sức phá hoại của những người đại diện của ĐCSTQ vào những thời khắc then chốt.

4. “Mô hình Trung Quốc” cộng sản

Bản tính vốn có của ĐCSTQ khiến nó luôn đối địch với văn hóa truyền thống, đạo đức chính thống và giá trị phổ quát. ĐCSTQ ngày nay chính là trung tâm tà ác của thế giới, là kẻ thù của toàn nhân loại. Nếu con người thế giới không thể thức tỉnh thì ĐCSTQ sẽ gây ra cho thế giới tai họa hủy diệt, nguyên nhân như sau.

Trung Quốc có lãnh thổ rộng lớn, dân số lớn nhất hơn bất cứ quốc gia nào trên hành tinh này. Nó đã trở thành nền kinh tế lớn thế hai trên thế giới, và từ năm 2010, là cường quốc quân sự lớn thứ hai thế giới. Bất cứ chính quyền độc tài chuyên chế nào khác trong lịch sử từ xưa đến nay đều chưa từng đạt được sức mạnh kinh tế và quân sự lớn như thế. ĐCSTQ đã hấp thu những nhân tố biến dị và tà ác nhất của các thể chế chính trị cực quyền hiện nay và mưu quyền thời Trung Quốc cổ đại, làm tư tưởng chỉ đạo cho sự thống trị của nó. Vì thế, ĐCSTQ không bao giờ tuân theo luật chơi, mưu kế thâm sâu, độc ác của nó đã vượt xa sức tưởng tượng và sự hiểu biết của các nhà lãnh đạo và nhà chiến lược của các quốc gia khác. Khi nắm giữ 1,3 tỷ dân Trung Quốc, ĐCSTQ đã tạo ra một thị trường khổng lồ mà các quốc gia trên thế giới đều thèm muốn, lấy đó để dẫn dụ vốn nước ngoài, thương nhân và chính trị gia. Nó khiến họ nhắm mắt làm ngơ trước những vi phạm nhân quyền và các tội ác của ĐCSTQ, thậm chí khiến họ “đưa mình vào tròng” mà đồng lõa với tội ác của ĐCSTQ.

Trong lịch sử, ĐCSTQ đã sát hại 80 triệu người Trung Quốc bằng đủ loại thủ đoạn. Gần đây, nó cũng gây ra tội ác chồng chất với các học viên Pháp Luân Công, các tín đồ Cơ Đốc giáo ngầm, người Tây Tạng, người Duy Ngô Nhĩ, những người bất đồng chính kiến và dân chúng thấp cổ bé họng trong xã hội. Một khi chính quyền ĐCSTQ sụp đổ, nó sẽ bị đưa ra công lý và trừng phạt vì mọi tội lỗi của nó. Để né tránh kết cục này, ĐCSTQ sẽ không ngại phạm thêm những tội ác kinh hoàng hơn nữa để bảo vệ nó tới cùng.

ĐCSTQ là đại diện chính mà tà linh cộng sản tuyển chọn ở nhân gian. Tà linh cộng sản là ma quỷ biến dị trong vũ trụ, từ ngày chào đời, nó đã chịu sự thanh trừ của các chính Thần trong vũ trụ. Vì thế, sự tồn tại của ĐCSTQ ngay từ đầu đã đi liền với cảm giác khủng hoảng, sợ hãi mãnh liệt. Loại cảm giác khủng hoảng, sợ hãi này khiến ĐCSTQ khi đối mặt với khủng hoảng, rất có thể sẽ “chó cùng rứt giậu”, tự bảo vệ bản thân bằng những thủ đoạn cực đoan. Dưới sự thôi thúc của cảm giác khủng hoảng, ĐCSTQ coi Mỹ, quốc gia duy trì trật tự thế giới, là kẻ thù hàng đầu, nó âm thầm tích lũy lực lượng, mưu đồ thay thế nước Mỹ làm bá chủ thế giới. Đồng thời, ĐCSTQ cũng dùng các thủ đoạn để truyền bá mô hình ĐCSTQ và hình thái ý thức của đảng cộng sản, dùng độc tố cộng sản để đầu độc toàn thế giới. Những sáng kiến “một vành đai, một con đường”, “kế hoạch vành đai lớn”… đã biểu hiện một dã tâm không gì sánh nổi về địa chính trị. Đáng sợ hơn là, ĐCSTQ đang ngày đêm không ngừng nghỉ chuẩn bị lực lượng cho trận chiến cuối cùng với Mỹ.

Nếu như đạo đức chính thống từng giúp nhân loại tồn tại qua hàng nghìn năm thực sự bị hủy hoại, thì hậu quả sẽ là sự hủy diệt toàn nhân loại. Bởi vậy, ngoài những nỗ lực về quân sự, kinh tế, khoa học và công nghệ ra, ĐCSTQ còn ra sức áp đặt tư tưởng của thuyết vô thần và quan niệm méo mó về thiện ác, tốt xấu cho các quốc gia khác.

Hết thảy dã tâm của ĐCSTQ — mà nó theo đuổi bằng quyền lực mềm, quyền lực cứng, rồi quyền lực nhọn — đều dùng đến những thủ đoạn không đếm xỉa gì đến đạo đức và nhằm phục vụ cho một dã tâm lớn hơn, đó là hủy hoại đạo đức truyền thống và giá trị phổ quát của thế giới. Dã tâm của ĐCSTQ là gây dựng bản thân nó thành một đế quốc tà ác, dã tâm thống trị thế giới. Nó chỉ có thể mang đến cho thế giới cực quyền và áp bức — một chính phủ toàn cầu, một trạng thái cảnh sát toàn cầu với chuyên tẩy não, kiểm soát tư tưởng, giám sát và khống chế toàn dân, xóa bỏ quyền tư hữu, xóa bỏ tôn giáo và văn hóa truyền thống, sự dâm loạn, hủ lạn, và bại hoại về đạo đức. Nó muốn đẩy thế giới vào chỗ bần cùng, hỗn loạn, khiến con người không còn ra con người, và đẩy nhân loại đến bờ vực của sự suy đồi đạo đức. Đây cũng chính là con đường mà tà linh cộng sản đã an bài để hủy diệt nhân loại.

5. Bài học giáo huấn và lối thoát

5.1 Chính sách nhân nhượng: Một sai lầm cực lớn

Với dã tâm, cuồng vọng muốn làm bá chủ thế giới, ĐCSTQ đã đặt ra sự uy hiếp nghiêm trọng cho thế giới. Đáng buồn là đến nay vẫn có nhiều quốc gia, chính phủ, chính khách vẫn muốn làm bạn với ĐCSTQ mà không màng đến nguy hiểm trước mắt. Mối quan hệ đó có thể hình dung bằng câu ngạn ngữ Trung Quốc: “Nuôi cọp dữ, có ngày bị nó ăn thịt”.

Thực sự là, nếu không có sự trợ giúp của các quốc gia phát triển phương Tây, không có sự nâng đỡ của các tập đoàn đa quốc gia, những gã khổng lồ trong lĩnh vực công nghệ cao và các tổ chức tài chính lớn, thì ĐCSTQ không thể chỉ trong mấy chục năm ngắn ngủi, từ một nền kinh tế yếu kém đang bên bờ sụp đổ mà phát triển thành một trục xoay tà ác ngông cuồng tự đại, vênh váo, trắng trợn khiêu chiến với Mỹ trong mọi lĩnh vực trên toàn cầu, vươn móng vuốt quỷ ra toàn thế giới.

Chuyên gia an ninh quốc gia Pillsbury từng nhận định rằng thế giới phương Tây vẫn luôn ôm ảo tưởng phi thực tế về ĐCSTQ, như những ý kiến cho rằng Trung Quốc sớm muộn gì cũng sẽ dân chủ hóa, rằng nó muốn hướng đến xã hội tư bản theo mô hình của Mỹ, rằng nó sớm muộn gì cũng sẽ hòa nhập vào trật tự xã hội quốc tế, hay giao lưu quan hệ Mỹ-Trung có thể mang tới sự hợp tác toàn diện, hay các nhân tố diều hâu của ĐCSTQ đã suy yếu, v.v.. Trong cuốn sách năm 2015 của mình, Pillsbury kêu gọi chính phủ Mỹ phải nhanh chóng nhận rõ hiện thực và triển khai các biện pháp chống trả lại ĐCSTQ, nếu không, ĐCSTQ chắc chắn sẽ chiến thắng. [183]

Một bài báo tháng 3/2018 trong tạp chí “The Economist” đã xem xét lại chính sách của các quốc gia phương Tây đối với Trung Quốc. Bài viết thừa nhận rằng phương Tây từng đặt cược vào việc Trung Quốc sẽ hướng đến dân chủ và nền kinh tế thị trường, nhưng vụ đánh cược này đã thất bại. Trung Quốc dưới sự thống trị của ĐCSTQ không phải là một nền kinh tế thị trường và với hướng đi hiện nay của nó, tương lai nó cũng không thể trở thành nền kinh tế thị trường. Ngược lại, ĐCSTQ coi hoạt động kinh doanh và thương mại là cánh tay nối dài của quyền lực nhà nước mà khống chế. Nó dùng sự độc tài về quyền lực để định hướng kinh tế toàn cầu, dùng tiền bạc để thao túng các đối tác thương mại, và dùng thủ đoạn để trừng phạt các cá nhân và nhóm người mà nó không đồng tình. [184]

5.2 Vì sao phương Tây nhận định sai về Trung Quốc

Phương Tây nhận định sai về Trung Quốc vì nhiều lý do. Như đã đề cập đến ở phần trước, ma quỷ đã an bài cho ĐCSTQ một cơ chế phức tạp, giảo hoạt, biến hóa khôn lường, khiến xã hội tự do khó mà phân biệt được “ĐCSTQ” và “Trung Quốc”. Ngoài ra còn có một nguyên nhân nữa: dù là cá nhân, công ty hoặc quốc gia nào cũng đều truy cầu lợi ích ngắn hạn, vì thế mà tạo cơ hội cho ĐCSTQ có thể lợi dụng.

ĐCSTQ phá hoại đạo đức là nhắm vào những lỗ hổng trong đạo đức của con người ở các xã hội tự do, những người theo đuổi lợi ích trước mắt cho phép ĐCSTQ thâm nhập và phá hoại nền tảng vốn tạo nên những xã hội đó. Chính sách của Mỹ đối với ĐCSTQ, đa phần xuất phát từ lợi ích ngắn hạn, mà không tính đến lợi ích lâu dài, căn bản nhất của Mỹ, tức là xuất phát từ tinh thần lập quốc của nước Mỹ — như tinh thần lập quốc của Mỹ.

Sự vinh quang và quyền lực của con người là do Thần ban cho, tùy vào tiêu chuẩn đạo đức của con người. Sự phồn vinh và sức mạnh mà Thần trao cho một dân tộc hay quốc gia cũng tùy thuộc vào tiêu chuẩn đạo đức của dân tộc hay quốc gia đó. Nếu chỉ dựa vào cách thức của người thường thì con người không đủ năng lực phá trừ an bài của tà linh cộng sản. Với lô-gíc này, cũng có thể thấy rõ sai lầm của phương Tây nằm ở đâu – cho dù có áp dụng biện pháp nào của con người thì rốt cuộc vẫn không thể chiến thắng được thế lực ma quỷ.

Nhiều chính phủ quốc gia, doanh nghiệp lớn, và doanh nhân, trên bề mặt hoặc nhất thời, có thể đạt được lợi ích từ ĐCSTQ khi phải đánh đổi bằng việc hy sinh nguyên tắc đạo đức. Song, rốt cuộc, họ lại mất nhiều hơn được. Thứ lợi ích bề mặt có được bằng hành vi sai trái đó thực ra đều là thuốc độc.

ĐCSTQ không phải là một chính đảng hay chính quyền thông thường nào. Nó không đại diện cho nhân dân Trung Quốc, mà đại diện cho tà linh cộng sản ở nhân gian. Giao du với ĐCSTQ chính là giao du với ma quỷ. Hữu hảo với ĐCSTQ chính là dung dưỡng ma quỷ, trợ giúp cái ác làm điều xấu, đẩy nhân loại đến chỗ hủy diệt. Ngược lại, đẩy lùi ĐCSTQ lại là lâm trận trong trận chiến giữa chính và tà. Đây không phải là vấn đề nước này chiến đấu với nước kia vì lợi ích quốc gia, mà là trận chiến vì tương lai của nhân loại.

5.3 Đâu là lối thoát

Trung Quốc và thế giới ngày nay đều đang đứng giữa ngã tư đường của vận mệnh. Đối với người Trung Quốc, ĐCSTQ trên lưng gánh món nợ máu trùng trùng, sớm đã không thể hoàn lương được nữa. Chỉ khi trừ bỏ đi cái ung nhọt Đảng cộng sản này, Trung Quốc mới có thể có tự do, tương lai Trung Quốc mới có sức sống mãnh liệt. Đối với người ở các nước trên thế giới, Trung Quốc là miền đất của nền văn minh cổ đại, là quốc gia giàu lễ nghĩa. Không có Đảng cộng sản, Trung Quốc sẽ lại trở thành một thành viên bình thường của thế giới văn minh — một quốc với con người, các nguồn tài nguyên, truyền thống cổ xưa phong phú sẽ trở thành tài sản chung của toàn nhân loại.

Khi tiến về phía trước trong những thời khắc gian nan, ngày càng có nhiều người Trung Quốc nhận ra bản chất tà ác của ĐCSTQ. Khi cuốn sách “Chín bài bình luận về Đảng Cộng sản” được xuất bản vào tháng 11/2004, ngày càng có nhiều người bắt đầu lấy lại dũng khí, dám đoạn tuyệt với tà linh cộng sản. Hiện đã có hơn 350 triệu người Trung Quốc thoái xuất khỏi các tổ chức đảng, đoàn, đội của ĐCSTQ. Nếu thế giới tự do có thể ủng hộ trào lưu thoái ĐCSTQ này, đồng thời cũng đoạn tuyệt với tà linh cộng sản, thì ĐCSTQ sẽ không thể mặc sức hoành hành như hiện nay được nữa.

Chính quyền Liên Xô cũ tưởng chừng không thể khuất phục mà chỉ trong một đêm đã bị giải thể. ĐCSTQ tuy đã vươn nanh vuốt của nó ra toàn cầu, nhưng một khi thế giới nhận rõ ra bản chất tà ác của nó, và lựa chọn theo chính nghĩa, thì sự giải thể của nó có thể cũng chỉ trong một đêm là xong.

Sự hưng khởi của ĐCSTQ chủ yếu bắt nguồn từ sự trượt dốc của đạo đức nhân loại, bắt nguồn từ sự truy cầu lợi ích mù quáng của con người mà che lấp con mắt trí tuệ. Để thoát khỏi kiếp nạn này, chúng ta cần tìm lại được dũng khí đạo đức, khôi phục giá trị truyền thống, kiên định tín ngưỡng vào Thần.

Muốn đánh bại ĐCSTQ, chỉ dựa vào các biện pháp thế tục thì không đủ. Tà linh cộng sản có năng lực mạnh hơn con người, đây cũng là nguyên nhân đằng sau giúp ĐCSTQ không ngừng khuếch trương. Tuy vậy, ma quỷ vĩnh viễn không thể sánh được với Thần. Chỉ cần con người đứng về phía Thần, tuân theo ý chí của Thần, thì con người sẽ được ban cho sức mạnh để vượt qua an bài đáng sợ của tà linh.

ĐCSTQ là kẻ thù của toàn nhân loại, đã dựng lên một chế độ cực quyền đẫm máu nhất, mà cũng hùng mạnh nhất mà lịch sử từng thấy. Mỗi quốc gia và dân tộc khi chống lại dã tâm của ĐCSTQ, kỳ thực là đang cứu vãn nền văn minh và tiền đồ của nhân loại. ĐCSTQ tất sẽ bị Thần đào thải. Do vậy, chống lại ĐCSTQ chính là tránh khỏi chịu chung vận mệnh bị đào thải với ĐCSTQ.


Chương mười tám (Phần 1)Lời kết

Tài liệu tham khảo

112. “Commentary Two: On the Beginnings of the Chinese Communist Party,” in Nine Commentaries on the Communist Party (New York: Broad Press Inc., 2004), http://www.ninecommentaries.com/english-2.

113. Qiao Liang 乔良 and Wang Xiangsui 王湘穗, Chao xian zhan 超限战 [Unrestricted Warfare], (Beijing: People’s Liberation Army Literature and Art Press, 1999), 1, 62. [In Chinese]

114. Qiao Liang 喬良 and Wang Xiangsui 王湘穗, Chao xian zhan yu Fan chao xian zhan: Zhongguoren tichu de xin zhanzhengguan Meiguoren ruhe yingdui 超限戰與反超限戰:中國人提出的新戰爭觀美國人如何應對 [Unrestricted Warfare and Anti-Unrestricted Warfare: How Will the Americans Counter the New Chinese Strategy?] (Beijing: Changjiang Literature and Art Press, 2016). [In Chinese]

115. Louisa Lim and Julia Bergin, “Inside China’s Audacious Global Propaganda Campaign,” The Guardian, December 7, 2018, https://www.theguardian.com/news/2018/dec/07/china-plan-for-global-media-dominance-propaganda-xi-jinping.

116. Mao Zedong 毛澤東, Mao Zedong xinwen gongzuo wenxuan 毛澤東新聞工作文選 [Selected Works on Journalism], (Beijing: Xinhua Press, 1983), 182. [In Chinese]

117. “Zhong jin pulu Zhonggong Dawaixuan haiwai kuozhang” 重金鋪路中共大外宣海外擴張 [“The CCP Spends Big Money Expanding Its Overseas Propaganda”], Radio Free Asia, November 15, 2015, https://www.rfa.org/cantonese/news/propaganda-11052015084921.html. [In Chinese]

118. Anne-Marie Brady, “China’s Foreign Propaganda Machine,” Wilson Center, October 26, 2015, https://www.wilsoncenter.org/article/chinas-foreign-propaganda-machine.

119. “Chinese President Xi Jinping Visits With CCTV America via Video Call,” CGTN, February 19, 2016, https://america.cgtn.com/2016/02/19/chinese-president-xi-jinping-visits-with-cctv-america-via-video-call.

120. Koh Gui Qing and John Shiffman, “Beijing’s Covert Radio Network Airs China-Friendly News Across Washington, and the World,” Reuters, November 2, 2015, https://www.reuters.com/investigates/special-report/china-radio.

121. Lim and Bergin, “Inside China’s Audacious.”

122. James Fallows, “Official Chinese Propaganda: Now Online From the WaPo!” The Atlantic, February 3, 2011, https://www.theatlantic.com/international/archive/2011/02/official-chinese-propaganda-now-online-from-the-wapo/70690.

123. Donnelle Eller, “Chinese-Backed Newspaper Insert Tries to Undermine Iowa Farm Support for Trump, Trade War,” The Des Moines Register, September 24, 2018, https://www.desmoinesregister.com/story/money/agriculture/2018/09/24/china-daily-watch-advertisement-tries-sway-iowa-farm-support-trump-trade-war-tariffs/1412954002.

124. Bethany Allen-Ebrahimian, “Beijing Builds Its Influence in the American Media,” Foreign Policy, December 21, 2017, https://foreignpolicy.com/2017/12/21/one-of-americas-biggest-chinese-language-newspapers-toes-beijings-party-line-china-influence-united-front.

125. “Zhan zhong jiekai hongse shentou, 142 jia haiwai Dangmei shunjian baoguang” 占中揭開紅色滲透 142家海外黨媒體瞬間曝光 [“‘Occupy Central’ Reveals Red Infiltration, 142 of the CCP’s Overseas Media Outlets Are Disclosed”], NTD Television, October 6, 2014, http://www.ntdtv.com/xtr/gb/2014/10/06/a1143788.html. [In Chinese]

126. Yuan Jirong 苑基榮, “Zhongguo dianshiju rebo Feizhou dalu” 中國電視劇熱播非洲大陸 [“Chinese TV Series Are Trendy in Africa”], People’s Daily, January 5, 2015, https://web.archive.org/web/20160206004955if_/http://paper.people.com.cn/rmrb/html/2015-01/05/nw.D110000renmrb_20150105_3-03.htm. [In Chinese]

127. Jeffrey Gil, “Why the NSW Government Is Reviewing Its Confucius Classrooms Program,” The Conversation, May 17, 2018, http://theconversation.com/why-the-nsw-government-is-reviewing-its-confucius-classrooms-program-96783.

128. Alexander Bowe, “China’s Overseas United Front Work: Background and Implications for the United States,” US–China Economic and Security Review Commission, August 24, 2018, 5–6, https://www.uscc.gov/sites/default/files/Research/China%27s%20Overseas%20United%20Front%20Work%20-%20Background%20and%20Implications%20for%20US_final_0.pdf.

129. US Congress, House, John S. McCain National Defense Authorization Act for Fiscal Year 2019, 115th Cong., 2nd sess., https://docs.house.gov/billsthisweek/20180723/CRPT-115hrpt863.pdf.

130. “Wei fazhan he jinbu, yu Zhongguo xieshuo tongxing — Zhongguo gaige youyi jiangzhang huodezhe qunxiang” 为发展和进步,与中国携手同行——中国改革友谊奖章获得者群像 [“Marching Forward Hand in Hand With China for Development and Progress: Vignettes of Winners of ‘China Reform Friendship Medal’”], Xinhua News, December 18, 2018, http://www.xinhuanet.com/politics/2018-12/18/c_1123872219.htm. [In Chinese]

131. Bowe, “China’s Overseas,” 5–6.

132. Thorsten Benner et al., “Authoritarian Advance: Responding to China’s Growing Political Influence in Europe,” Global Public Policy Institute, February 2018, https://www.gppi.net/media/Benner_MERICS_2018_Authoritarian_Advance.pdf.

133. Chinese Influence & American Interests: Promoting Constructive Vigilance (Stanford, CA: Hoover Institution Press, 2018), https://www.hoover.org/sites/default/files/research/docs/chineseinfluence_americaninterests_fullreport_web.pdf.

134. US Department of Justice, “Patrick Ho, Former Head of Organization Backed by Chinese Energy Conglomerate, Convicted of International Bribery, Money Laundering Offenses,” December 5, 2018, https://www.justice.gov/usao-sdny/pr/patrick-ho-former-head-organization-backed-chinese-energy-conglomerate-convicted.

135. Nick McKenzie and Angus Grigg, “China’s ZTE Was Built to Spy and Bribe, Court Documents Allege,” The Sydney Morning Herald, May 31, 2018, https://www.smh.com.au/business/companies/china-s-zte-was-built-to-spy-and-bribe-court-documents-allege-20180531-p4ziqd.html.

136. Alexandra Stevenson, et al., “A Chinese Tycoon Sought Power and Influence. Washington Responded,” The New York Times, December 12, 2018, https://www.nytimes.com/2018/12/12/business/cefc-biden-china-washington-ye-jianming.html.

137. Rona Rui 駱亞, “Zhuanfang Chen Yonglin: Zhonggong quanmian shentou Aozhou neimu” 專訪陳用林:中共全面滲透澳洲內幕 [“Exclusive Interview With Chen Yonglin: How the Chinese Communist Party Has Thoroughly Infiltrated Australia”], The Epoch Times, June 19, 2017, http://www.epochtimes.com.tw/n215385. [In Chinese]

138. Chinese Influence & American Interests, 57–78.

139. Isaac Stone Fish, “Huawei’s Surprising Ties to the Brookings Institution,” The Washington Post, December 7, 2018, https://www.washingtonpost.com/opinions/2018/12/08/chinese-companys-surprising-ties-brookings-institution/?utm_term=.2720ba57db52.

140. Margaret Wollensak, “Canadian, UK Universities Warned by Intelligence Agencies to Be Wary of Huawei,” The Epoch Times, December 19, 2018, https://www.theepochtimes.com/universities-warned-to-be-wary-of-research-partnerships-with-huawei_2743679.html.

141. Zack Dorfman, “How Silicon Valley Became a Den of Spies,” Politico, July 27, 2018, https://www.politico.com/magazine/story/2018/07/27/silicon-valley-spies-china-russia-219071.

142. Bowe, “China’s Overseas,” 10–12.

143. Gao Shan 高山, “Zhongguo Wanda: 20 yi Meiyuan maixia Meiguo liang jia dianyinggongsi” 中國萬達:20億美元買下美國兩家電影公司 [“China’s Wanda Buys Two US Film Companies for 2 Billion US Dollars”], Radio Free Asia, August 23, 2016, https://www.rfa.org/mandarin/yataibaodao/jingmao/hc-08232016102649.html. [In Chinese]

144. Cui Peng 崔鵬, “Ali yingye rugu Amlin Partners, Ma Yun touzi Sipierboge” 阿里影業入股Amblin Partners 馬雲投資斯皮爾伯格 [“Ali Pictures Invests in Amblin Partners; Ma Yun Makes Investment in Spielberg”], sohu.com, October 9, 2016, http://www.sohu.com/a/115703678_115565. [In Chinese]

145. Amy Qin and Audrey Carlsen, “How China Is Rewriting Its Own Script,” The New York Times, November 18, 2018, https://www.nytimes.com/interactive/2018/11/18/world/asia/china-movies.html.

146. Ben Fritz and John Horn, “Reel China: Hollywood Tries to Stay on China’s Good Side,” The Los Angeles Times, March 16, 2011, http://articles.latimes.com/2011/mar/16/entertainment/la-et-china-red-dawn-20110316.

147. Lin Ping 林坪, “Jiemi Zhongguo rui liliang (wu): Meiguo dianying yule ye” 揭秘中國銳實力(五)美國電影娛樂業 [“Disclosing China’s Sharp Power (Part V) American Film and Entertainment Industries”], Radio Free Asia, September 7, 2018, https://www.rfa.org/mandarin/zhuanlan/zhuantixilie/zhongguochujiaoshenxiangshijie/yl5-09072018150445.html. [In Chinese]

148. Lin Ping 林坪, “Jiemi Zhongguo rui liliang (san) Meiguo xueshu jie, gaoxiao” 揭秘中國銳實力(三)美國學術界、高校 [“Disclosing China’s Sharp Power (Part III) American Universities and Academia”], Radio Free Asia, September 5, 2018, https://www.rfa.org/mandarin/zhuanlan/zhuantixilie/zhongguochujiaoshenxiangshijie/yl3-09052018122139.html. [In Chinese]

149. “Ying Baoshaodang ren bei ju rujing Xianggang, Yuehanxun biao guanqie” 英保守黨人被拒入境香港 約翰遜表關切 [“British Conservatives Were Denied Entry to Hong Kong; Johnson Expresses Concern”], BBC Chinese, October 12, 2017, https://www.bbc.com/zhongwen/trad/chinese-news-41591196. [In Chinese]

150. Bowe, “China’s Overseas,” 7–8.

151. William Pentland, “Entrepreneurial Espionage – Made in China,” Forbes, January 22, 2011, https://www.forbes.com/sites/williampentland/2011/01/22/entrepreneurial-espionage-made-in-china/#7e0175c65207.

152. Joshua Philipp, “How Hacking and Espionage Fuel China’s Growth,” The Epoch Times, September 10, 2015, https://www.theepochtimes.com/investigative-report-china-theft-incorporated_1737917.html.

153. Annie Wu, “What Is the ‘Made in China 2025’ Program That Is the Target of US Tariffs?” The Epoch Times, April 5, 2018, https://www.theepochtimes.com/what-is-the-chinese-industrial-policy-made-in-china-2025-that-is-the-target-of-us-tariffs_2485482.html.

154. High-Speed Rail News, Gaotie Fengyun lu 高鐵風雲錄 [A Record of the High-speed Rail Saga], (Changsha: Hunan Literature and Art Press, 2015). See “Di wu zhang: Zhongguo gaotie sanguo sha” 第五章中國高鐵三國殺 [Chapter 5, “China’s High-Speed Rail Three Kingdom Legends”]. [In Chinese]

155. Sankei Shimbun, “Japan’s Transfer of Bullet Train Technology a Mistake. China, of Course, Has Copied It,” Japan Forward, August 18, 2017, https://japan-forward.com/japans-transfer-of-bullet-train-technology-a-mistake-china-of-course-has-copied-it.

156. Paul Mozur and Jane Perlez, “China Bets on Sensitive US Start-Ups, Worrying the Pentagon,” The New York Times, March 22, 2017, https://www.nytimes.com/2017/03/22/technology/china-defense-start-ups.html.

157. Office of the United States Trade Representative, Executive Office of the President, Update Concerning China’s Acts, Policies and Practices Related to Technology Transfer, Intellectual Property, and Innovation, November 20, 2018, https://ustr.gov/sites/default/files/enforcement/301Investigations/301%20Report%20Update.pdf, 46.

158. US Department of Justice, “Chinese National Who Conspired to Hack Into US Defense Contractors’ Systems Sentenced to 46 Months in Federal Prison,” July 13, 2016, https://www.justice.gov/opa/pr/chinese-national-who-conspired-hack-us-defense-contractors-systems-sentenced-46-months.

159. Cynthia McFadden, Aliza Nadi, and Courtney McGee, “Education or Espionage? A Chinese Student Takes His Homework Home to China,” NBC News, July 24, 2018, https://www.nbcnews.com/news/china/education-or-espionage-chinese-student-takes-his-homework-home-china-n893881.

160. Federal Bureau of Investigation, “Chinese Hackers Indicted,” December 20, 2018, https://www.fbi.gov/news/stories/chinese-hackers-indicted-122018.

161. Zach Dorfman, “How Silicon Valley.”

162. Federal Bureau of Investigation, “Chinese Talent Programs,” Counterintelligence Strategic Partnership Intelligence Note, SPIN: 15-007, September 2015, https://info.publicintelligence.net/FBI-ChineseTalentPrograms.pdf.

163. Lawrence A. Tabak and M. Roy Wilson, “Foreign Influences on Research Integrity,” Presentation at the 117th Meeting of the Advisory Committee to the Director, National Institutes of Health, December 13, 2018, https://acd.od.nih.gov/documents/presentations/12132018ForeignInfluences.pdf.

164. Lev Facher, “NIH Report Scrutinizes Role of China in Theft of US Scientific Research,” STAT, December 13, 2018, https://www.statnews.com/2018/12/13/nih-report-scrutinizes-role-of-china-in-theft-of-u-s-scientific-research.

165. Jennifer Zeng, “Communist China Poses Greatest Threat to US and World, Senators Told,” The Epoch Times, updated December 17, 2018, https://www.theepochtimes.com/senate-told-communist-china-poses-greatest-threat-to-us-and-the-world_2738798.html.

166. Keith Bradsher, “When Solar Panels Became Job Killers,” The New York Times, April 8, 2017, https://www.nytimes.com/2017/04/08/business/china-trade-solar-panels.html?_ga=2.209817942.255138535.1542571491-142437734.1525387950.

167. “Zhonghua renmin gongheguo guojia qingbao fa” 中華人民共和國國家情報法 [“The National Intelligence Law of the People’s Republic of China”], National People’s Congress Net, June 27, 2017, http://www.npc.gov.cn/npc/xinwen/2017-06/27/content_2024529.htm. [In Chinese]

168. US Congress, Senate, Statement of Bill Priestap Before the Committee on the Judiciary, China’s Non-Traditional Espionage Against the United States: The Threat and Potential Policy Responses, 115th Cong., 1st sess., December 12, 2018, https://www.judiciary.senate.gov/download/12-12-18-priestap-testimony.

169. US Congress, Senate, Statement of John C. Demers Before the Committee on the Judiciary, China’s Non-Traditional Espionage Against the United States: The Threat and Potential Policy Responses, 115th Cong., 1st sess., December 12, 2018, https://www.judiciary.senate.gov/imo/media/doc/12-12-18%20Demers%20Testimony.pdf.

170. Ted Cruz (@SenTedCruz), “Huawei is a Communist Party spy agency thinly vieled [sic] as a telecom company. Its surveillance networks span the globe & its clients are rogue regimes such as Iran, Syria, North Korea & Cuba. The arrest of Huawei’s CFO Wanzhou Meng in Canada is both an opportunity & a challenge,” Twitter, December 6, 2018, https://twitter.com/SenTedCruz/status/1070708648865861633.

171. Danielle Cave, “The African Union Headquarters Hack and Australia’s 5G Network,” Australian Strategic Policy Institute, July 13, 2018, https://www.aspistrategist.org.au/the-african-union-headquarters-hack-and-australias-5g-network.

172. Theis Lange Olsen and Cathrine Lakmann, “Huawei Now on the Danish Mark: ‘The Chinese Can Access Systems That Govern Our Society,’” Danish Broadcasting Corporation, December 7, 2018, https://www.dr.dk/nyheder/indland/huawei-nu-paa-dansk-sigtekorn-kineserne-kan-faa-adgang-til-systemer-der-styrer-vores. [In Danish]

173. Tang Ming 唐銘, “Zhonggong haike weizhuang Falun Gong wangzhan, Mei yu Zhong zunshou guoji guize” 中共駭客偽裝法輪功網站 美籲中遵守國際規則 [“CCP Hackers Feigned Falun Gong Websites; America Calls on China to Observe International Rules”], The Epoch Times, March 16, 2013 [大紀元新聞網], http://www.epochtimes.com/gb/13/3/16/n3824225.htm. [In Chinese]

174. Dan Levin, “Couple Held in China Are Free, but ‘Even Now We Live Under a Cloud’,” The New York Times, January 1, 2017, https://www.nytimes.com/2017/01/01/world/canada/canadian-couple-china-detention.html.

175. “Peter Navarro on China’s National Security Risks to US,” Fox Business, December 13, 2018, https://video.foxbusiness.com/v/5979037938001/?#sp=show-clips.

176. Qiao Liang 乔良 and Wang Xiangsui 王湘穗, Unrestricted Warfare, 61. [In Chinese]

177. Eri Sugiura, “China’s 5G a Bigger Threat Than Trade War, Says Ex-Dallas Fed Chief,” Nikkei Asian Review, September 24, 2018, https://asia.nikkei.com/Economy/China-s-5G-a-bigger-threat-than-trade-war-says-ex-Dallas-Fed-chief.

178. Gregg Re, “Trump Declares Opioids From Mexico, China ‘Almost a Form of Warfare,’ Tells Sessions to Sue Drug Makers,” Fox News, August 16, 2018, https://www.foxnews.com/politics/trump-declares-opioids-from-mexico-china-almost-a-form-of-warfare-tells-sessions-to-sue-drug-makers.

179. Kirsten D. Madison, “Stopping the Poison Pills: Combating the Trafficking of Illegal Fentanyl from China,” prepared statement before the Senate Caucus on International Narcotics Control, October 2, 2018, https://www.drugcaucus.senate.gov/sites/default/files/Final%20INL%20Written%20Statement%20for%20Senate%20Drug%20Caucus%20Hearing%20on%20Chinese%20Fe.._.pdf.

180. Markos Kounalakis, “China Is Using Fentanyl in a Chemical War Against America,” McClatchy, November 2, 2017, https://www.mcclatchydc.com/opinion/article182139386.html.

181. Anna Fifield, “China’s Row With Sweden Over a ‘Racist’ TV Skit Has Citizens Urging Boycotts of Ikea and H&M,” The Washington Post, September 26, 2018, https://www.washingtonpost.com/world/2018/09/26/chinas-row-with-sweden-over-racist-tv-skit-has-citizens-urging-boycott-ikea-hm/?noredirect=on&utm_term=.15e1b22bc530.

182. Xinmei Shen, “How China’s Army of Online Trolls Turned on Sweden,” Abacus News, September 26, 2018, https://www.abacusnews.com/digital-life/how-chinas-army-online-trolls-turned-sweden/article/2165747.

183. Pillsbury, The Hundred-Year Marathon, introduction.

184. “How the West Got China Wrong,” The Economist, March 1, 2018, https://www.economist.com/leaders/2018/03/01/how-the-west-got-china-wrong.

中文正體