Chương 12: Giáo dục (Phần 2)

Mục lục

2. Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào giáo dục tiểu học và trung học
2.1 Làm thui chột học sinh, sinh viên
2.2 Bản chất phá hoại của giáo dục theo chủ nghĩa tiến bộ
2.2.1 Từ Rousseau đến Dewey
2.2.2 Làm hư học sinh, sinh viên
2.2.3 Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm
2.3 Lợi dụng giáo dục khiến học sinh trở nên hư hỏng
2.3.1 Nhồi nhét thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa
2.3.2 Nhồi nhét hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa
2.4 Khống chế tâm lý
2.4.1 Tâm lý và giáo dục
2.4.2 Đạo đức tương đối
2.4.3 Giáo dục về cái chết và phòng chống ma túy
2.4.4 Giáo dục giới tính một cách thô tục
2.4.5 Tự tôn và thuyết coi bản thân là trung tâm
2.5 Các thủ đoạn thâm nhập giáo dục
2.5.1 Khống chế giáo dục trung học và tiểu học ở Mỹ
2.5.2 Vai trò của công đoàn giáo viên
2.5.3 Xóa bỏ ảnh hưởng của gia đình trong quá trình giáo dục
2.5.4 Thuật ngữ giáo dục mập mờ, khó hiểu
2.5.5 Đổi mới môn học và sách giáo khoa trên quy mô lớn
2.5.6 Cải cách giáo dục: Một cuộc đấu tranh theo phép biện chứng lùi một bước để tiến hai bước

3. Mục đích: Phá hoại giáo dục ở cả phương Đông lẫn phương Tây

Lời kết: Quay về giáo dục truyền thống

Tài liệu tham khảo

2. Chủ nghĩa cộng sản thâm nhập vào giáo dục tiểu học và trung học

Trong lĩnh vực giáo dục, mặc dù chủ nghĩa cộng sản can thiệp nặng nhất là bậc đại học, nhưng nó cũng không hề không buông lỏng việc xâm nhập vào giáo dục trung học và tiểu học. Dưới ảnh hưởng của nó, học sinh bị thui chột về phát triển tri thức và độ trưởng thành, khiến họ dễ tiếp nhận ảnh hưởng của cánh tả khi lên đại học. Tri thức của mỗi thế hệ học sinh trở nên ngày càng nông cạn, năng lực tư duy ngày càng kém, quá trình này diễn ra trong cả trăm năm. Người khởi xướng quá trình này là John Dewey, một thủ lĩnh của phong trào giáo dục cấp tiến, và rất nhiều làn sóng cải cách giáo dục sau đó đa phần đều không thoát ly khỏi tầm ảnh hưởng của giáo dục theo chủ nghĩa tiến bộ.

Ngoài việc nhồi nhét cho học sinh thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa, hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản, giáo dục tiểu học và trung học của Mỹ còn tiến hành khống chế tâm lý học sinh trên quy mô lớn, một mặt phá hoại đạo đức và tín ngưỡng truyền thống của học sinh, mặt khác truyền bá chủ nghĩa tương đối về đạo đức và một loạt các quan niệm hiện đại cũng như thái độ sống hủ bại. Sự việc này xuất hiện rải rác trong các bộ ngành giáo dục, họ dùng những thủ đoạn lừa gạt và cưỡng chế vô cùng phức tạp, khiến học sinh và công chúng hầu như không cách nào phòng bị.

2.1 Làm thui chột học sinh, sinh viên

Mỹ là quốc gia dân chủ; từ tổng thống đến các nhà lập pháp, thị trưởng, quận trưởng, ủy viên các khu v.v., mỗi vị trí đều do dân bầu ra. Chính trị dân chủ có thể đi trên con đường lành mạnh hay không, không chỉ được quyết định bởi tiêu chuẩn đạo đức của nhân dân, mà còn được quyết định bởi trình độ tri thức của họ. Giả sử như, cử tri có rất ít kiến thức về các vấn đề lịch sử, chế độ kinh tế chính trị, vấn đề xã hội thì không thể lý trí mà bầu chọn ra những quan chức biết suy nghĩ cho lợi ích căn bản và lâu dài của quốc gia và xã hội, cũng có nghĩa là đặt quốc gia vào hoàn cảnh nguy hiểm.

Năm 1983, Bộ Giáo dục Mỹ ủy thác cho một tổ chuyên gia tiến hành nghiên cứu, điều tra trong 18 tháng, họ đã viết báo cáo có tên “Đất nước đang trong nguy hiểm (A Nation at Risk)”. Tác giả của báo cáo đã chỉ ra một cách sâu sắc rằng:

“Để đất nước của chúng ta có thể vận hành, công dân phải trong một thời gian cực nhanh, trên cơ sở những chứng cứ chưa hoàn thiện và có phần mâu thuẫn, có thể đạt được một số hiểu biết chung về những vấn đề phức tạp.” Giáo dục có thể giúp hình thành nên sự hiểu biết chung này, trước đây rất lâu Thomas Jefferson đã nói trong câu châm ngôn nổi tiếng của ông: ‘Ngoại trừ chính bản thân người dân, tôi không biết quyền lực xã hội tối cao còn có thể đặt ở nơi nào an toàn hơn; nếu chúng ta cho rằng họ không có kiến thức đầy đủ để có thể toàn quyền sử dụng quyền lực của họ, thì biện pháp khắc phục không phải là chiếm đoạt quyền lực từ tay họ, mà là cần giúp họ nâng cao nhận thức về quyền đó.”

Đối với một cá nhân mà nói, nếu kiến thức nông cạn và năng lực tư duy kém thì không thể nào nhận ra sự dối trá và lừa gạt. Giáo dục có vai trò cực kỳ to lớn. Vì thế, các phần tử cộng sản đã thâm nhập vào các cấp của hệ thống giáo dục, biến học sinh trở thành ngốc nghếch, thiếu hiểu biết, để từ đó dễ dàng khống chế.

Báo cáo này viết: “Nền tảng giáo dục xã hội của chúng ta hiện đang bị xói mòn bởi trào lưu [ưa chuộng] những thứ tầm thường, nó đã uy hiếp đến chính tương lai của cả quốc gia và dân tộc.”

“Nếu trước đây, có thế lực nước ngoài không hữu hảo nào tìm cách áp lên nước Mỹ thứ giáo dục tầm thường đang tồn tại trong xã hội chúng ta ngày nay, vậy thậm chí chúng ta còn coi đó là một loại hành vi gây chiến.”

“Từ buổi đầu của sự kiện vệ tinh nhân tạo Sputnik của Liên Xô, chúng ta thậm chí còn lãng phí lợi ích có thể thu được từ thành tích của sinh viên. Hơn nữa, chúng ta còn phá hủy nền tảng hỗ trợ quan trọng nhất để có thể đạt được những lợi ích đó. Thực ra, chúng ta đã bất tri bất giác, đơn phương cắt giảm giáo dục rồi.” [1]

Báo cáo dẫn lời của nhà phân tích Paul Copperman rằng: “Lần đầu tiên trong lịch sử nước ta xuất hiện tình huống như thế này: kỹ năng đạt được từ giáo dục của một thế hệ không vượt qua, không đáp ứng, thậm chí là không đạt đến tiêu chuẩn của cha mẹ học sinh, sinh viên.”

Báo cáo liệt kê một loạt số liệu khiến người ta phải giật mình: Ngoài việc điểm số của học sinh, sinh viên Mỹ trong các kỳ thi quốc tế thường đứng cuối so với các quốc gia khác, có đến 23 triệu người Mỹ thành niên mù chữ chức năng, tức là chỉ có khả năng đọc viết ở mức căn bản nhất, không có khả năng đáp ứng yêu cầu của công việc và cuộc sống hiện đại ở mức độ phức tạp. Tỷ lệ mù chữ chức năng ở người 17 tuổi là 13%, và có thể lên đến 40% ở các dân tộc thiểu số. Từ năm 1963 đến năm 1980, điểm số trong cuộc thi khảo sát năng lực đầu vào đại học SAT (Scholastic Aptitude Test) liên tục hạ xuống, điểm trung bình môn ngữ văn giảm tới hơn 50 điểm, điểm trung bình môn toán giảm gần 40 điểm. “Nhiều người 17 tuổi không có năng lực tư duy cao như chúng ta kỳ vọng. Gần 40% không thể đọc tài liệu để suy luận; chỉ có 1/5 có thể viết được luận văn thuyết phục, và 1/3 có thể giải những đề toán cần nhiều bước giải.” [2]

Sau những năm 1980, những người có hiểu biết sâu sắc trong giới giáo dục Mỹ đã phát động phong trào “quay về với cơ bản” (Back to Basics), nhưng liệu nó có thể chặn đà xuống dốc của giáo dục Mỹ hay không? Năm 2008, Mark Bauerlein, một giáo sư Khoa tiếng Anh Đại học Emory đã viết một cuốn sách có tựa đề “Thế hệ dốt nát nhất” (The Dumbest Generation), chương đầu tiên của cuốn sách đã tổng hợp kết quả cuộc khảo sát và điều tra của Bộ Giáo dục và các tổ chức phi chính phủ, trong đó khái quát về sự thiếu hụt kiến thức của học sinh, sinh viên Mỹ về các môn như lịch sử, công dân, toán học, khoa học, kỹ thuật, nghệ thuật, v.v.. Trong bài thi lịch sử của Kỳ thi Đánh giá Tiến độ Giáo dục Toàn quốc (NAEP) năm 2001, 57% học sinh “không đạt” (below basic) và chỉ có 1% đạt “ưu tú” (advanced). Điều khiến người ta kinh ngạc là với câu hỏi “Quốc gia nào là đồng minh của Mỹ trong Chiến tranh Thế giới lần thứ 2?” có 52% đáp án chọn Đức, Nhật Bản, Italy, mà không phải là Liên Xô. Kết quả ở một số phương diện khác cũng khiến người ta thất vọng như thế. [3]

Ai cũng thấy rõ sự sa sút về chất lượng giáo dục ở Mỹ. Từ những năm 1990 đến nay, cụm từ “ngu dân” (“dumbing down”) xuất hiện nhiều trong nhiều cuốn sách về vấn đề giáo dục ở Mỹ, trở thành một khái niệm mà các nhà giáo dục Mỹ không thế né tránh. John Taylor Gatto, một giảng viên có thâm niên, và là nhà nghiên cứu giáo dục ở thành phố New York viết: “Hãy cầm một cuốn sách giáo khoa toán học hoặc văn học của học sinh lớp 5 vào những năm 1850, bạn sẽ phát hiện rằng nội dung thời đó được coi là tương đương với tiêu chuẩn đại học ngày nay”. [4]

Để không làm cho hệ thống giáo dục Mỹ quá tệ, Cơ quan Khảo thí Giáo dục ETS (Educational Testing Service) đành phải cân đối lại điểm của kỳ thi khảo sát đầu vào đại học SAT vào năm 1994. Năm 1941, khi SAT bắt đầu áp dụng hình thức hiện đại, điểm trung bình của bài kiểm tra môn ngữ văn là 500 điểm (thang điểm cao nhất là 800 điểm). Đến những năm 1990, điểm trung bình đã hạ xuống 424 điểm; ETS bèn định nghĩa 424 thành 500 điểm. [5]

Chất lượng giáo dục đi xuống không chỉ biểu hiện ở năng lực đọc viết của học sinh bị giảm sút. Do thiếu nền tảng kiến thức nên năng lực tư duy của học sinh Mỹ cũng bị hạ xuống nhanh chóng. Học giả người Mỹ Thomas Sowell trong những năm 1990 đã chỉ ra tình trạng học sinh “không những không biết đọc, mà thậm chí còn không biết tư duy, không hiểu tư duy là gì, bởi vì ở nhiều trường công, tư duy thường bị lẫn lộn với cảm giác.” [6]

Khác với các lãnh đạo sinh viên nổi loạn những năm 1960 còn có thể nói năng đĩnh đạc, hiện nay, quan sát những thanh thiếu niên tham gia các cuộc biểu tình trên đường phố được phỏng vấn trên các chương trình tin tức truyền hình, hiếm khi thấy họ có thể biểu đạt được yêu cầu của mình một cách rõ ràng. Bởi vì họ thiếu năng lực tư duy và kiến thức cơ bản.

Nguyên nhân việc thành tích của học sinh bị sa sút không phải do học sinh hiện nay không thông minh bằng học sinh trước đây, mà là do hệ thống giáo dục bị chủ nghĩa cộng sản khống chế làm vũ khí mà âm thầm tiến hành một cuộc chiến nhắm vào thế hệ tiếp theo. Charlotte Thomson Iserbyt, tác giả của cuốn sách “Cố ý làm suy yếu dân trí nước Mỹ”, cũng là cố vấn chính sách cao cấp của Bộ Giáo dục Mỹ trong những năm 1980 đã nói: “Người dân Mỹ không hiểu được nguyên nhân của cuộc chiến này là vì cuộc chiến đang ngầm diễn ra – trong các trường học của đất nước chúng ta, nhắm vào những đứa trẻ bị giam cầm trong lớp học.” [7]

2.2 Bản chất phá hoại của giáo dục theo chủ nghĩa tiến bộ

Giáo dục trung học và tiểu học của Mỹ đã rời xa truyền thống trên quy mô lớn bắt đầu từ phong trào giáo dục cấp tiến đầu thế kỷ 20. Sau đó, các thế hệ nhà giáo dục cấp tiến đã bào chế ra lượng lớn những ngôn từ lý luận lẫn lộn đúng sai, làm thay đổi thiết kế giáo trình, làm đơn điệu nội dung giảng dạy, hạ thấp tiêu chuẩn dạy học, khiến hệ thống giáo trình truyền thống bị giải thể nhanh chóng, từ đó tiêu chuẩn giáo dục không ngừng bị hạ thấp.

2.2.1 Từ Rousseau đến Dewey

Cha đẻ của giáo dục cấp tiến Mỹ là nhà triết học chủ nghĩa hiện thực John Dewey, mà Dewey lại chịu ảnh hưởng cực lớn của nhà tư tưởng thế kỷ 18 của Pháp là Jean-Jacques Rousseau.

Rousseau tin rằng bản tính con người là lương thiện, chính xã hội đã khiến con người bị trượt dốc về đạo đức. Ông ta cho rằng con người sinh ra là tự do và bình đẳng, và rằng trong trạng thái tự nhiên, ai ai cũng có quyền lợi trời ban này, chỉ sau khi nhân loại tiến vào nền văn minh mới xuất hiện hiện tượng bất bình đẳng, độc quyền và nô dịch giữa người với người, từ đó khiến bản tính con người bị hủy mất. Ông ta chủ trương tiến hành cái gọi là “giáo dục tự nhiên” đối với trẻ em, tức là phóng túng khuynh hướng tự nhiên của trẻ em, không tiến hành giáo dục và dẫn dắt về mặt tôn giáo, đạo đức và văn hóa đối với trẻ em.

Mọi người đều biết, nhân tính con người có mặt thiện và ác đồng thời tồn tại, nếu không bồi đắp mặt thiện trong nhân tính, hạn chế mặt ác trong nhân tính, con người sẽ phóng đại vô hạn mặt ác, cuối cùng tất yếu sẽ dẫn đến không điều ác nào là không làm. Với những câu từ văn vẻ, hoa mỹ, đầy tính kích thích, Rousseau đã mê hoặc được rất nhiều người kiến thức nông cạn, nửa vời. Tư tưởng giáo dục của ông ta có tính phá hoại khôn lường đối với giáo dục phương Tây hiện đại.

Hơn 100 năm sau, Dewey lại thúc đẩy sự phá hoại do Rousseau khởi xướng tiến thêm một bước lớn. Dưới ảnh hưởng của thuyết tiến hóa của Darwin, Dewey cho rằng trẻ em cũng nên thoát khỏi sự ảnh hưởng của phụ huynh, tôn giáo và văn hóa truyền thống để tự do phát triển và thích ứng với hoàn cảnh. Về mặt đạo đức, Dewey là một người theo chủ nghĩa tương đối và chủ nghĩa thực dụng. Ông ta cho rằng không có đạo đức tối cao và bất biến, mỗi cá nhân đều có thể dựa vào cảm giác của bản thân mình để quyết định nên hành động như thế nào. Chủ nghĩa đạo đức tương đối khuyến khích con người thoát ly khỏi quy phạm đạo đức mà Thần định ra cho con người. Đó là bước đi đầu tiên dẫn đến sự bại hoại, đây cũng là một bước đi cực kỳ trọng yếu.

Dewey là một trong 33 nhân vật ký tên lên “Tuyên ngôn Chủ nghĩa Nhân bản” (The Humanist Manifesto) vào năm 1933. Khác với chủ nghĩa nhân văn thời kỳ văn nghệ phục hưng, chủ nghĩa nhân bản xuất hiện trong thế kỷ 20, thực chất là thuyết vô thần, một loại tôn giáo thế tục. Nó kiến lập trên những tư tưởng hiện đại như thuyết tiến hóa, thuyết duy vật, coi con người như máy móc, hoặc là tổng hòa của quá trình sinh vật, hóa học.

Vì thế, giáo dục phải dựa trên quan niệm của các nhà giáo dục để nhào nặn và hướng dẫn mọi người, tư tưởng này hoàn toàn đồng nhất với “nhào nặn con người mới chủ nghĩa xã hội” của Marx, về bản chất hoàn toàn giống nhau. Ngoài ra, Dewey cũng là một người theo chủ nghĩa xã hội dân chủ.

Triết học gia người Mỹ Sidney Hook tin rằng “Dewey đã cung cấp cho chủ nghĩa Marx một bộ nhận thức luận và triết học xã hội, mà bản thân Marx chỉ lờ mờ ý thức được bộ nhận thức luận và triết học xã hội này, và đã đề cập sơ qua trong các tác phẩm thời kỳ đầu của ông ta, nhưng chưa từng nói rõ ràng”. [8]

Năm 1921, chính phủ Nga còn trong khói lửa nội chiến đã tranh thủ xuất bản một cuốn sổ tay 62 trang, với nội dung là một phần trích dẫn cuốn “Dân chủ và Giáo dục” (Democracy and Education) của Dewey. Năm 1929, hiệu trưởng Albert P.Pinkerich của Trường Đại học Quốc lập Moscow II đã viết: “Dewey vô cùng gần gũi với những người cộng sản Nga và Marx.” [9] Nhà viết tiểu sử Alan Ryan đã viết về Dewey rằng: Dewey “đã cung cấp vũ khí tư tưởng cho một chủ nghĩa Marx phi cực quyền, theo hướng dân chủ xã hội”. [10]

Các nhà giáo dục cấp tiến không giấu giếm mục đích làm thay đổi thái độ nhân sinh của học sinh, sinh viên. Để thực hiện mục tiêu này, họ đã đảo lộn mọi phương diện học hành, từ kết cấu lớp học đến tài liệu, phương pháp giảng dạy và quan hệ thầy trò. Giáo dục cấp tiến cổ xúy việc lấy học sinh (hoặc trẻ em) chứ không phải lấy giáo viên làm trung tâm, lấy kinh nghiệm cá nhân mà không phải dùng kiến thức trong sách vở làm trung tâm, lấy hoạt động mà không phải lấy việc giảng dạy trên bục giảng làm trung tâm.

Tạp chí của phái bảo thủ Mỹ “Các sự kiện của Nhân loại” (Human Events) đã xếp cuốn “Dân chủ và Giáo dục” của Dewey đứng thứ 5 trong “Những cuốn sách nguy hại nhất thế kỷ 19 và thế kỷ 20”. Tạp chí này đã bình luận sắc bén rằng, đối với Dewey, “Việc giáo dục chú trọng bồi dưỡng phẩm chất đạo đức truyền thống và truyền thụ tri thức căn bản đều không quan trọng, mà chỉ nhấn mạnh vào việc dạy ‘kỹ năng’ tư duy.” [11]

Ngay từ khi chủ nghĩa tiến bộ mới sinh ra, một số nhân sĩ nhìn xa trông rộng đã từng phê bình nó. Một cuốn sách nhỏ xuất bản năm 1949 tên là “Liều dạy: Giáo dục công lập Mỹ dưới cái nhìn của một người ngoài nghề” (And Madly Teach: A Layman Looks at Public School Education), đã đưa ra lập luận chính xác và toàn diện bác bỏ những giáo điều chủ yếu của giáo dục cấp tiến. [12] Các nhà giáo dục cấp tiến đã gọi những nhà phê bình đó là “kẻ phản động”, họ phản bác lại bằng mọi cách, đến khi đuối lý thì lại ra vẻ làm ngơ.

Dewey làm việc hơn 50 năm với danh hiệu giáo sư suốt đời tại Đại học Colombia. Trong thời gian ông ta quản lý Trường Cao đẳng Sư phạm thuộc đại học này, ít nhất có 1/5 số giáo viên tiểu học và trung học được đào tạo hoặc cấp bằng bậc cao hơn tại Đại học Colombia. [13] Kể từ đó, “Giáo dục cấp tiến” cũng từ nước Mỹ mà lan ra toàn cầu.

Khác với Marx, Engels, Lenin, Stalin, hay Mao Trạch Đông, Dewey không có dã tâm trở thành lãnh tụ cách mạng, cũng không ngông cuồng phát động cách mạng thế giới. Cả đời ông ta là một giáo sư, một học giả, nhưng hệ thống giáo dục mà ông ta tạo ra lại trở thành một trong những công cụ đắc lực nhất của chủ nghĩa cộng sản.

2.2.2 Làm hư học sinh, sinh viên

Theo lý luận giáo dục của Rousseau, con người sinh ra vốn là tự do và lương thiện, nhưng bị xã hội làm hư hỏng; vì thế, cách giáo dục tốt nhất là buông lỏng để cho trẻ em tự do phát triển.

Do chịu ảnh hưởng của tư tưởng của Rousseau, các nhà giáo dục cấp tiến từ Dewey trở đi thường lấy quan điểm này làm câu cửa miệng: Không được áp đặt quan niệm của phụ huynh hay giáo viên lên học sinh, hãy để chúng tự đánh giá và lựa chọn sau khi lớn lên. Nhà thơ người Anh Samuel Taylor Coleridge từng sắc sảo vặn lại kiểu quan điểm này như sau:

“Thelwall cho rằng, trước khi trẻ em đến tuổi biết tự suy xét và có thể đưa ra lựa chọn cho bản thân thì không nên gây ảnh hưởng đến tư tưởng của chúng bằng cách in vào đầu chúng bất cứ quan niệm nào. Tôi bèn đưa anh ta đi xem khu vườn của tôi, và bảo anh ta rằng đây là vườn cây của tôi. Anh ta nói: ‘Sao có thể như vậy được? Ở đây toàn là cỏ dại.’ Tôi nói: ‘Ồ, đó là do nó chưa đến tuổi biết tự suy xét và lựa chọn thôi. Anh xem, những cây cỏ dại cứ tự nhiên lớn lên, và tôi cho rằng làm cho đất thiên vị hoa hồng và dâu tây thì không đúng.’” [14]

Nhà thơ đã rất nhanh trí khi dùng hình ảnh so sánh này để nói với người bạn một đạo lý rằng: Đức tính tốt đẹp và trí tuệ cần được trui rèn tỉ mỉ, giống như vườn hoa nếu không được chăm sóc sẽ chỉ mọc toàn cỏ dại, bỏ mặc trẻ em chẳng khác nào giao trứng cho ác. Đó là biểu hiện của thái độ lãnh đạm và vô trách nhiệm đến mức cực đoan.

Thiện và ác đồng thời tồn tại trong bản tính con người. So với người trưởng thành, trẻ em mặc dù ngây thơ, trong sáng nhưng vẫn dễ nhiễm những mặt không tốt như tính ham ăn, lười biếng, ganh tỵ, tranh đấu, ích kỷ, v.v.. Hơn nữa, xã hội giống như thùng thuốc nhuộm lớn. Đem thả những đứa trẻ vốn mang những mầm mống xấu này vào thùng thuốc nhuộm đầy các yếu tố độc hại, đợi đến khi chúng “đến tuổi biết tự suy xét và đưa ra lựa chọn” thì e rằng đã chúng bị tiêm nhiễm vào đầu rất nhiều tư tưởng và thói quen xấu. Đến lúc đó mới dạy dỗ thì đã quá muộn.

Kiểu buông thả học sinh như thế này đã lên đến đỉnh điểm sau khi một tác phẩm văn học có tính sư phạm có tên “Trường Summerhill: Một phương pháp giáo dục cấp tiến” (Summerhill: A Radical Approach to Education) được xuất bản năm 1960. A.S. Neill, tác giả của cuốn sách này, đã thành lập một trường nội trú ở Anh, Trường Summerhill, vào năm 1921, chiêu sinh trẻ em từ 6-16 tuổi. Đặc điểm của trường này là cho phép học sinh hoàn toàn tự do. Học sinh có thể lựa chọn lên lớp học hoặc không lên, có thể lựa chọn học môn này mà không học môn kia. Tư tưởng giáo dục của Neil chịu ảnh hưởng sâu sắc bởi Wilhelm Reich, nhà triết học phái Frankfurt và là người cổ xúy giải phóng tình dục mạnh mẽ nhất. Hai người họ vẫn thường xuyên liên lạc với nhau.

Nhà trường không chỉ đi ngược lại mọi giá trị truyền thống về mặt học thuật mà còn buông lỏng một cách thái quá đạo đức, kỷ luật và quan hệ nam nữ. Học sinh nam nữ tùy tiện hẹn hò, sống chung, nhà trường vờ như không biết thậm chí còn ngấm ngầm cho phép. Neil cho phép nhân viên và học sinh cùng tắm khỏa thân ở bể bơi ngoài trời. Cậu con trai 35 tuổi của ông ta dạy nghệ thuật đồ gốm, thường đưa các nữ sinh lớp lớn về nhà. [15]

Trong cuốn sách, Neil nói không biết ngượng rằng “Ở Summerhill, mỗi học sinh lớp lớn hơn đều biết qua cuộc trò chuyện hay các sách của tôi rằng tôi ủng hộ việc mỗi người, bất kể tuổi tác thế nào, đều nên được hưởng quyền sinh hoạt tình dục thoải mái nếu họ muốn.” [16] Ông ta thậm chí còn ám chỉ rằng, nếu không phải là vì pháp luật cấm, ông ta đã cho phép nam nữ ngủ chung với nhau. [17] Sau khi được xuất bản, “Summerhill” nhanh chóng trở thành cuốn sách bán chạy. Chỉ trong những năm 1960, nó đã bán được hơn 3 triệu bản, trở thành cuốn sách “kinh điển” mà tất cả giáo viên ở các trường sư phạm yêu cầu sinh viên phải đọc.

Có một câu thành ngữ cổ của Trung Quốc là: “Nghiêm sư xuất cao đồ” (thầy nghiêm khắc mới đào tạo ra trò giỏi). Những người có học thức và kinh nghiệm ở phương Tây cũng phát hiện rằng những giáo viên nghiêm khắc thường có học trò đạt kết quả cao, đồng thời lại có ảnh hưởng tốt đối với phẩm hạnh của học trò. [18]

Đáng buồn là, Mỹ và rất nhiều quốc gia phương Tây, dưới ảnh hưởng của tư tưởng giáo dục tự nhiên và chủ nghĩa tiến bộ, đã ban hành luật hạn chế phạm vi quản lý học sinh của phụ huynh và giáo viên. Điều này khiến giáo viên ngày nay không dám giáo dục học sinh nữa. Những thói hư tật xấu của học sinh không được uốn nắn kịp thời, khiến chuẩn mực đạo đức và thành tích học tập của học sinh đều xuống dốc nhanh chóng.

2.2.3 Giáo dục lấy học sinh làm trung tâm

Vai trò quan trọng nhất của giáo dục là duy trì và kế thừa văn hóa truyền thống của nhân loại. Giáo viên là trung tâm để kết nối với quá khứ vì lợi ích của thế hệ tương lai. Trung Quốc có câu ngạn ngữ: “Giáo giả, sở dĩ truyền đạo, thụ nghiệp, giải hoặc giả dã” (Người làm thầy, cũng là người truyền đạo, dạy học và giải đáp thắc mắc). Tư tưởng giáo dục cấp tiến của Dewey đã xóa bỏ vị thế của giáo viên, hạ thấp vai trò quan trọng của giáo viên trong quá trình giáo dục. Kỳ thực, bản thân quan điểm của ông ta chính là phản tri thức, phản lẽ thường và phản giáo dục.

Những người ủng hộ giáo dục cấp tiến tuyên bố rằng giáo dục cần lấy học sinh làm trung tâm, cho phép học sinh tự tìm tòi để tự tìm ra đáp án. Nhưng nội dung trong sách giáo khoa truyền thống được chắt lọc từ nền văn minh hàng nghìn năm của nhân loại. Những học sinh ít tuổi, tri thức nông cạn làm sao trong thời gian ngắn có thể tìm ra đáp án? Dụng ý thực sự của tư tưởng giáo dục cấp tiến này chính là cắt đứt mối liên hệ của học sinh, sinh viên với văn hóa truyền thống. Phủ nhận vị thế của giáo viên trong quá trình giáo dục chính là đã phủ định vai trò truyền thừa tri thức của nền văn minh. Đây chính là động cơ hiểm ác của chủ nghĩa cộng sản.

Cuốn “Bảy tư tưởng hoang đường về giáo dục” (Seven Myths About Education) của Daisy Christodoulou đã phân tích và phê phán bảy quan niệm sai lầm được phổ biến rộng rãi, trong đó có những tuyên bố như dữ kiện thực tế gây chướng ngại cho việc nhận thức; dạy học theo phương pháp giáo viên làm chủ đạo là thụ động; học bằng dự án và hoạt động là phương pháp học tập tốt nhất; dạy kiến thức đồng nghĩa với nhồi nhét, v.v.. [19] Những tư tưởng hoang đường này đa phần bắt nguồn từ giáo dục cấp tiến, nhưng sau khi truyền thừa qua mấy thế hệ, đã trở nên thâm căn cố đế, trở thành căn bệnh nguy hại khó chữa của giáo dục. Christodoulou là người Anh, đa số những ví dụ được sử dụng trong tác phẩm của ông đều là ví dụ của nước Anh, từ đó có thể thấy khái niệm giáo dục cấp tiến đã lây lan ra toàn cầu.

Chỉ lấy tư tưởng hoang đường đầu tiên làm ví dụ. Giáo dục Mỹ hiện đại phê phán phương thức dạy học truyền thống vốn xem trọng việc học thuộc, đọc thành tiếng, và luyện tập là “học thuộc như cái máy”, “học vẹt (rote learning)” hay là “luyện tập đến chết”. Nhiều người hẳn không lạ gì kiểu phê phán này. Trong cuốn tiểu thuyết “Emile hay một nền giáo dục” (Emile, or an Education), Rousseau đã chỉ trích việc học thuộc và học nhẩm/học miệng (verbal lessons), còn các nhà giáo dục cấp tiến đi theo Dewey sau đó đã phát huy và mở rộng thứ lý luận này hơn nữa.

Năm 1955, nhà tâm lý học giáo dục Mỹ Benjamin Bloom đã đề xuất “phương pháp phân loại Bloom” nổi tiếng, phân nhận thức của con người thành sáu cấp độ từ thấp đến cao: nhớ, hiểu, ứng dụng, phân tích, đánh giá và sáng tạo. Trong đó, ba cấp độ sau sở dĩ được suy tôn là “tư duy cao cấp” là do đòi hỏi năng lực phân tích tổng hợp. Ở đây, chúng tôi không có ý định phân tích ưu nhược điểm của bản thân phương pháp phân loại Bloom, mà chỉ muốn chỉ ra rằng từ sau khi phương pháp phân loại này được đề xuất, các nhà giáo dục cấp tiến liền lấy việc rèn luyện “tư duy cao cấp” làm cái cớ để ngày càng coi nhẹ việc truyền thụ tri thức ở trường học.

Bất cứ người nào có kiến thức phổ thông đều biết, kiến thức căn bản là cơ sở của việc tổng hợp, sáng tạo. Nếu không tích lũy được lượng tri thức tương đối thì những cái gọi là “tư duy cao cấp”, “tư duy phản biện” và “tư duy sáng tạo” đều là những lời đường mật lừa mình dối người. Phương pháp phân loại Bloom vừa vặn cung cấp cái cớ mượn danh khoa học cho những nhà giáo dục cấp tiến lòng dạ khó lường, những giáo viên không có trách nhiệm và những học sinh lười biếng.

Một phương diện của thuyết “dạy học lấy học sinh làm trung tâm” là học sinh được lựa chọn học môn gì và không học môn gì tùy theo sở thích của mình, giáo viên chỉ được dạy học sinh những gì thuộc môn mà chúng có hứng thú, thích học. Quan điểm này tưởng đúng mà lại hóa sai. Tất nhiên giáo viên nào cũng mong muốn một môi trường học tập vui vẻ. Nhưng thiếu niên, nhi đồng tri thức nông cạn, tầm nhìn hạn hẹp, chưa đủ năng lực phán đoán đâu là nội dung quan trọng cần phải học hay không. Giáo viên phải lãnh trách nhiệm dẫn dắt, định hướng học sinh, giúp học sinh vượt qua hứng thú nông cạn và mở rộng tầm nhìn hạn hẹp của bản thân. Nếu chỉ đáp ứng hứng thú nông cạn của học sinh thì khiến chúng mãi không trưởng thành được. Khi tán thành thuyết “dạy học lấy học sinh làm trung tâm”, các nhà giáo dục đang lừa phỉnh phụ huynh và học sinh, thực ra cũng là vô trách nhiệm đối với xã hội.

Các nghiên cứu phát hiện rằng xã hội Mỹ đã xuất hiện xu hướng người trưởng thành ở trong trạng thái vị thành niên lâu hơn các nước khác. Năm 2002, Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia Mỹ đã định nghĩa tuổi vị thành niên là giai đoạn từ 12 đến 30 tuổi. Quỹ MacArthur thậm chí còn đi quá, cố gắng lập luận rằng người 34 tuổi mới được coi là bắt đầu trưởng thành. [20] Hệ thống giáo dục và truyền thông phải chịu trách nhiệm chính cho hiện tượng người trưởng thành bị nhi hóa này.

Một cái cớ mà giáo dục cấp tiến đưa ra để hạ thấp yêu cầu giảng dạy là, cùng với việc phổ cập giáo dục sẽ có nhiều người học lên trung học và đại học hơn nên không thể yêu cầu họ đạt đến trình độ trung bình của trường học trước kia. Đây là một nhận thức sai lầm. Để giáo dục thích ứng với xã hội dân chủ thì phải giúp những người trước kia không có cơ hội học hành nay được tiếp cận giáo dục, chứ không phải là hạ thấp tiêu chuẩn giáo dục hay hạ thấp chất lượng để mọi người thụ nhận một nền giáo dục yếu kém hơn.

Chủ nghĩa tiến bộ tuyên bố thay thế những chương trình học cổ điển vô tác dụng như tiếng Hy Lạp và tiếng La-tinh bằng những chương trình học mang hơi thở thời đại, nhưng rốt cuộc, phần lớn các trường học lại không hề đưa ra những chương trình học chất lượng cao liên quan mang hơi thở thời đại, như những chương trình học toán, kinh tế học, lịch sử hiện đại ở mức độ chuyên sâu nhất định. Thay vào đó, các nhà giáo dục cấp tiến đưa ra những môn không liên quan đến học thuật như lái xe, nấu ăn, làm đẹp, phòng tránh tai nạn v.v.. Công cuộc cải cách giáo trình và phương pháp giảng dạy do giáo dục cấp tiến đề xướng đã lừa mị những học sinh còn thiếu hiểu biết, những phụ huynh phó thác vào trường học, giáo viên và những người gọi là chuyên gia.

Nếu xem xét một số phương pháp giảng dạy cá biệt mà giáo dục cấp tiến đề xuất, không phải là chúng không có tác dụng đối với một số bộ môn hoặc ngành học nào đó. Nhưng khi liên hệ giữa bối cảnh cụ thể của phong trào giáo dục cấp tiến và hiệu quả của nó thì sẽ phát hiện giáo dục cấp tiến lợi dụng một bộ lý luận để đả kích giáo dục truyền thống, từ đó làm biến dị giáo dục, cuối cùng hủy hoại giáo dục.

Khác với Marx, Engels, Lenin, Stalin và Mao Trạch Đông, Dewey không có dã tâm của một nhà lãnh tụ cách mạng, cũng không điên cuồng phát động cách mạng thế giới, cả đời ông ta là một giáo sư, một học giả, nhưng phong trào giáo dục do ông ta khởi xướng đã trở thành một trong những công cụ đắc lực nhất của chủ nghĩa cộng sản để hủy hoại xã hội nhân loại.

2.3 Lợi dụng giáo dục khiến học sinh trở nên hư hỏng

Ngày 20/4/1999, hai học sinh ở Trường Trung học Columbine, bang Colorado, Mỹ đã gây ra một cuộc thảm sát được lên kế hoạch kỹ lưỡng, giết chết 10 bạn học sinh, 1 giáo viên và làm hơn 20 người bị thương, hai học sinh này đã tự sát sau khi đấu súng giằng co với cảnh sát địa phương. Thảm kịch này đã gây chấn động xã hội Mỹ, người ta xôn xao bàn tán, phân tích xem điều gì đã khiến hai học sinh này lại có cuộc tấn công máu lạnh như vậy, ra tay sát hại cả những bạn học thân thiết và giáo viên mà chúng quen biết đã mấy năm.

Khi so sánh hiện tượng xã hội trong các giai đoạn lịch sử, các nhà làm công tác giáo dục nhận thấy rằng, trước những năm 1960, vấn đề kỷ luật trong học sinh, sinh viên Mỹ chỉ là những hành vi nhỏ như đến lớp muộn, nói chuyện riêng trong lớp, nhai kẹo cao su. Sau những năm 1980, vấn đề đã nghiêm trọng hơn như say rượu, hút ma túy, quan hệ tình dục trước hôn nhân, mang thai, tự sát, tội phạm băng đảng, thậm chí là nổ súng giết người bừa bãi. Xu thế đáng sợ này khiến cho những người nhận thức ra vấn đề vô cùng lo lắng, nhưng rất ít người biết được căn nguyên thực sự của sự thay đổi này, càng không nói đến khả năng đưa ra biện pháp thích hợp để xử lý tình trạng hỗn loạn này.

Sự méo mó và trượt dốc về đạo đức của thanh thiếu niên Mỹ không hề ngẫu nhiên.

2.3.1 Nhồi nhét thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa

Tiến sỹ Frederick Charles Schwarz, tác giả của cuốn sách “Hãy cứ tin người cộng sản… để trở thành người cộng sản” (You Can Trust The Communists . . . to Be Communists), cũng là người tiên phong trong các cuộc vận động chống cộng sản ở Mỹ quan sát thấy: “Ba giáo lý cơ bản của chủ nghĩa cộng sản là thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa và thuyết kinh tế quyết định. Ba giáo lý cơ bản của hệ thống trường công lập Mỹ cũng là thuyết vô Thần, thuyết tiến hóa và thuyết kinh tế quyết định”. [21] Cũng có nghĩa là những nhân tố chính của hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa đã được áp vào các trường công Mỹ!

Thần đã tạo ra con người, đồng thời đặt định cho con người quy phạm đạo đức để điều chỉnh phương thức sinh hoạt của con người. Tín Thần kính Thần là cơ sở của hết thảy đạo đức, cũng là sự đảm bảo cho sự tồn tại của xã hội nhân loại. Phương thức quan trọng nhất mà chủ nghĩa cộng sản dùng để phá hoại đạo đức chính là cưỡng chế phổ biến rộng rãi thuyết vô Thần và thuyết tiến hóa trong trường học. Ở Trung Quốc và các quốc gia cộng sản thời Liên Xô cũ, không khó để hiểu được phương thức cưỡng chế kiểu này. Nhưng ở Mỹ, thuyết tiến hóa cũng bị cưỡng chế tiếp nhận như thế.

Các phần tử cánh tả mượn chính sách tách biệt nhà thờ và nhà nước để phản đối việc trường học công lập Mỹ giảng dạy “thuyết Thần sáng thế”, chỉ được dạy “thuyết vô Thần”. Các trường công lập không dám vượt ra khỏi giới hạn này. Không nghi ngờ gì, kiểu giáo dục này khiến số người tin vào Thần ngày càng ít đi, con người càng ngày càng coi thuyết tiến hóa là “khoa học chân chính” và không được chất vấn.

Ngoài ra, từ những năm 1960, cũng với cái cớ tách biệt nhà thờ và nhà nước, tòa án các nơi ở Mỹ đã loại bỏ việc học Kinh Thánh khỏi các trường học. Một tòa án còn đưa ra phán quyết rằng học sinh, sinh viên có quyền tự do ngôn luận và báo chí, nhưng một khi đề cập đến tôn giáo thì ngôn luận đó là vi phạm hiến pháp. [22]

Năm 1987, tại các trường công lập ở Alaska, học sinh được thông báo không được sử dụng từ “Christmas” (Giáng sinh) trong trường học, bởi vì từ này có mang từ “Christ” (tên Chúa của Cơ Đốc giáo). Năm 1987, một tòa án liên bang ở Virginia đã ra phán quyết cho phép phát báo đồng tính luyến ái ở một trường học, nhưng báo tôn giáo thì không. Năm 1993, một giáo viên dạy âm nhạc của một trường tiểu học ở Colorado Springs bị cấm dạy hát các bài hát mừng Giáng sinh, lý do là nó vi phạm nguyên tắc tách biệt nhà thờ và nhà nước. [23]

Với khuynh hướng phản Thần trong toàn bộ cơ cấu giáo dục lại thêm ảnh hưởng của làn sóng “phải đạo chính trị” trong mấy chục năm qua, ở Mỹ, việc thẩm tra tài liệu giảng dạy và thi cử hà khắc đến mức độ nực cười. Năm 1997, Diane Ravitch, nhà sử học trong lĩnh vực giáo dục, từng tham gia thẩm tra và sát hạch đề thi tại một cơ quan thuộc Bộ Giáo dục Hoa Kỳ. Cô kinh ngạc phát hiện câu thành ngữ “Thượng đế cứu giúp người biết giúp bản thân” (God helps those who help themselves) trong đề thi, nhưng vì trong đó xuất hiện từ “Thượng đế” nên câu này bị sửa lại thành: “Con người cần có thể thì con người cần phải nỗ lực để tự giải quyết vấn đề của mình”. [24]

Hệ thống giáo dục công lập của Mỹ một mặt lấy cớ “tách biệt nhà thờ và nhà nước” để bài trừ, đánh bật tín ngưỡng vào Thần khỏi các trường học, mặt khác dùng danh nghĩa “khoa học” để biến “thuyết tiến hóa” không hề có căn cứ khoa học và đầy rẫy sơ hở trở thành chân lý hiển nhiên không cần chứng minh, rồi nhồi nhét vào đầu những đứa trẻ vốn chưa có sự chuẩn bị tư tưởng cũng như không có khả năng kháng cự. Trẻ em thường tin tưởng vào thẩm quyền của giáo viên.

Những bậc phụ huynh có tín ngưỡng cũng thường dạy bảo con cái phải kính trọng thầy cô giáo, nhưng sau khi bị nhồi nhét thuyết tiến hóa, trẻ em sẽ vặn lại những gì cha mẹ dạy về tín ngưỡng, hoặc ít nhất cũng không còn coi trọng sự chỉ dạy của cha mẹ về tín ngưỡng nữa. Hậu quả là giáo dục đã đẩy những đứa trẻ rời xa những người cha, người mẹ có tín ngưỡng. Đây là vấn đề lớn nhất mà rất nhiều gia đình có tín ngưỡng phải đối diện khi dạy dỗ con cái, cũng là sự tà ác nhất trong nền giáo dục vô Thần.

2.3.2 Nhồi nhét hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa

Chương 5 của cuốn sách này đã trình bày khá kỹ lưỡng về bản chất của “phải đạo chính trị”. Phải đạo chính trị là cảnh sát tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản, thực chất nó dùng một bộ tiêu chuẩn biến dị để thay thế tiêu chuẩn đạo đức chính thống. Tư tưởng cộng sản chủ nghĩa bắt đầu len lỏi vào các trường học ở Mỹ từ những năm 1930. Đến ngày nay phải đạo chính trị gần như đã chiếm địa vị thống trị độc tôn trong hệ thống giáo dục Mỹ, trong thực tiễn, nó thể hiện ở rất nhiều hình thức khác nhau, có tính lừa mị rất lớn.

E. Merrill Root, tác giả của cuốn sách “Tẩy não ở trường trung học phổ thông” (Brainwashing in the High Schools) xuất bản trong những năm 1950 đã nghiên cứu 11 bộ tài liệu giảng dạy môn lịch sử được sử dụng ở bang Illinois trong những năm 1950-1952. Ông phát hiện rằng những tài liệu giảng dạy này đã mô tả lịch sử nước Mỹ thành lịch sử đấu tranh giữa người giàu và người nghèo, giữa giai cấp đặc quyền thiểu số và đa số người yếu thế. Đây chính là cốt tủy của thuyết kinh tế quyết định của chủ nghĩa Marx. Những cuốn sách này cổ xúy cho việc xây dựng một chính phủ toàn cầu, mối quan tâm toàn cầu vượt trên lợi ích dân tộc, cuối cùng thực hiện chủ nghĩa xã hội trên phạm vi toàn thế giới. [25]

Năm 2013, một học khu (school district) ở Minnesota đã thông qua một kế hoạch gọi là “mọi người vì mọi người” (All for All), chuyển nhiệm vụ trọng tâm của học khu này sang giảng dạy về “bình đẳng chủng tộc” – bình đẳng ở đây chỉ chính trị bản sắc. Loại hình thái ý thức này quy kết nguyên nhân học sinh dân tộc thiểu số có kết quả học tập kém là do chế độ hiện nay có sự kỳ thị và thành kiến đối với chủng tộc, từ đó dốc sức loại bỏ “đặc quyền của người da trắng”. Kế hoạch này yêu cầu mọi hoạt động giảng dạy đều dựa trên bình đẳng chủng tộc, trường học chỉ tuyển dụng cán bộ quản lý và giáo viên có ý thức bình đẳng chủng tộc.

Kế hoạch này được bắt đầu thực thi từ mẫu giáo. Môn tiếng Anh lớp 10 tập trung vào chủ đề thuộc địa và di cư, cũng như cấu trúc xã hội theo chủng tộc, giai cấp và giới tính. Còn đề cương chương trình học lớp 11 tuyên bố “Khi kết thúc khóa học này, học sinh sẽ học được cách vận dụng lăng kính của chủ nghĩa Marx, chủ nghĩa nữ quyền, chủ nghĩa hậu thực dân, phương pháp phân tích tâm lý… để phân tích các tác phẩm văn học.” [26]

Tháng 7 năm 2016, California đã thông qua đề cương mới của môn khoa học xã hội ở bậc tiểu học và trung học. Đề cương vốn mang tư tưởng tả khuynh này lại càng giống những tuyên truyền về hình thái ý thức của cánh tả hơn. Nội dung giảng dạy lẽ ra phải chú trọng môn lịch sử và các môn khoa học xã hội – như tinh thần lập quốc, quân sự, chính trị, lịch sử ngoại giao của nước Mỹ – nhưng những nội dung này đều bị cố ý làm mờ nhạt hoặc giản lược đi. Ngược lại, các phong trào phản truyền thống những năm 1960 lại được chú trọng như thể đây mới là nguyên tắc lập quốc mới của nước Mỹ.

Trên phương diện gia đình và giới tính, đề cương này cực kỳ phản truyền thống. Lấy chương trình học lớp 11 làm ví dụ. Đề cương này tuyên bố trọng tâm của nó là “phong trào đòi quyền bình đẳng cho chủng tộc, dân tộc thiểu số, và tôn giáo, cũng như phụ nữ và người Mỹ đồng tính nữ, đồng tính nam, song tính và người chuyển giới (LGBT)”. Thực chất, nó rất ít đề cập đến tôn giáo, mà chủ yếu đề cập đến nhóm giới tính thiểu số. Đặc biệt là lần đầu tiên nhóm người LGBT được đưa vào chương trình học môn lịch sử, trở thành trọng điểm của môn lịch sử lớp 11. Giọng điệu trong đó thể hiện rõ khuynh hướng ủng hộ “giải phóng tình dục”. Chẳng hạn, trong phần liên quan đến bệnh AIDS, đề cương này ám chỉ nỗi sợ hãi của mọi người đối với bệnh AIDS đã dẫn đến sự thoái trào của “phong trào giải phóng tình dục”. [27]

Nội dung về tình dục chiếm quá nhiều trong các đề cương, khiến nhiều nội dung khác đáng chú ý hơn trở nên không đáng quan tâm đối với giới trẻ. Ví dụ như khi học về Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, học sinh hầu như không biết được vai trò trọng yếu của quân đội Mỹ, mà là binh lính Mỹ đã phát hiện ra tập quán tình dục ở châu Âu mang lại sự thỏa mãn. [28] Đề cương mang tư tưởng tả khuynh đầy rẫy thành kiến và bóp méo sự thật này đã dẫn dắt học sinh thù hận chính đất nước của mình. Mặc dù đề cương này được sử dụng ở California, nhưng ảnh hưởng của nó đã lan ra toàn quốc. [29]

2.4 Khống chế tâm lý

Một thủ đoạn chủ yếu nữa khiến học sinh trở nên hư hỏng là khống chế tâm lý (psychological conditioning) trong giáo dục – nhồi nhét tư tưởng đạo đức tương đối.

Tháng 3/1984, hàng trăm phụ huynh học sinh và giáo viên đã tham gia phiên điều trần tu chính án bảo vệ quyền của học sinh do bảy thành phố tổ chức, trong đó có Washington, Seattle, và Pittsburgh. Lời khai của phiên điều trần lên đến hơn 1.300 trang. Phyllis Schlafly, nhà hoạt động phái bảo thủ, đã tổng hợp một số những lời khai này trong cuốn sách có tên “Lạm dụng trẻ em trong lớp học” (Child Abuse in the Classroom) xuất bản vào tháng 8/1984.

Schlafly đã khái quát những vấn đề được đề cập trong lời khai tại phiên điều trần, trong đó có khái niệm “lấy giáo dục làm liệu pháp tâm lý”. Khác với giáo dục truyền thống vốn lấy việc truyền thụ tri thức làm mục đích chủ yếu, kiểu lấy giáo dục làm liệu pháp tâm lý tập trung thay đổi thái độ và cảm xúc của học sinh. Loại giáo dục này lấy việc dạy học mà chơi trò chơi tâm lý với học sinh, bắt các em đưa ra quyết định như người lớn, trong đó đặt nặng vào các vấn đề như tự sát và mưu sát, kết hôn và ly hôn, phá thai và nhận con nuôi. [29]

Trên thực tế, những chương trình học này không hề được thiết kế để giúp mang lại tâm lý lành mạnh cho học sinh. Mục đích của nó là thông qua việc khống chế tâm lý để thay đổi giá trị quan của học sinh.

2.4.1 Tâm lý và giáo dục

Nền tảng chính của giáo dục hiện đại là triết học và tâm lý. Ngoài giáo dục cấp tiến của Dewey vốn đã gây ảnh hưởng to lớn đối với hệ thống giáo dục Mỹ, còn có phân tích tâm lý học của Sigmund Freud và tâm lý học nhân văn của Carl Rogerl; mà lý luận phê phán của phái Frankfurt lại là sự tổng hợp của lý luận của Marx và Freud. Ví dụ, Herbert Marcuse, nhà lý luận phái Frankfurt, kêu gọi bãi bỏ mọi loại hạn chế để thanh niên được buông lỏng bản năng tự nhiên và phóng túng ý muốn bột phát của mình. [31] Ông ta chủ trương giải phóng bản năng, giải phóng cá tính, chính tư tưởng này đã trở thành bàn đạp thúc đẩy sự ra đời của phong trào phản văn hóa trong những năm 1960.

Nhà tâm lý học người Canada Brock Chisholm, tổng giám đốc đầu tiên của Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), là người chịu ảnh hưởng sâu sắc về tâm lý của các trường phái tư tưởng nêu trên, từng phát biểu trong một lần thuyết giảng năm 1946 rằng:

“Trong mỗi nền văn minh đều tồn tại một loại tâm lý méo mó căn bản nào…? Nó hẳn phải là một loại tác nhân ngăn trở con người nhìn thấy và thừa nhận những sự thật hiển nhiên… loại tác nhân này khiến con người sinh ra cảm giác tự ti, tội lỗi và sợ hãi… Tác nhân tâm lý duy nhất có thể sinh ra những cản giác sai trái này là đạo đức, là quan niệm đúng sai … Cảm giác tự ti, tội lỗi và sợ hãi do con người áp đặt lên này thường được gọi là ‘tội’,… gây ra rất nhiều định kiến xã hội và bất hạnh trên thế giới… Thoát khỏi đạo đức đồng nghĩa với tự do quan sát, suy nghĩ và là hành xử sáng suốt… Nếu muốn tất cả các chủng tộc thoát khỏi gánh nặng méo mó của thiện và ác thì các nhà tâm thần học cần phải gánh vác sứ mệnh đầu tiên.” [32]

Xuất phát từ thứ tư tưởng sai lầm đó, Chisholm đã đề xuất một lý luận khiến người ta phải kinh hãi: Để giải thoát con người khỏi nỗi khổ tâm lý, cần phải phá bỏ đạo đức và quan niệm phải trái, đúng sai. Như vậy, nhà tâm lý học này đã tuyên chiến với đạo đức. Dường như bị ảnh hưởng từ Chisholm, nhà tâm lý học nhân văn Carl Rogers đã đưa ra chương trình học “Làm rõ giá trị quan” (values clarification) – một chương trình nhằm mục đích xóa bỏ giá trị truyền thống và quan niệm đúng sai.

Vậy là, chủ nghĩa đạo đức tương đối của Dewey, việc bác bỏ mọi loại hạn chế của phái Frankfurt, cùng lý luận tâm lý học của Chisholm đã hợp lại bài xích các giá trị truyền thống, phá hoại phòng tuyến đạo đức ở các trường học công lập của Mỹ.

2.4.2 Đạo đức tương đối

Những người Mỹ đi học vào cuối những năm 1970 có thể còn nhớ một tình huống mà giáo viên yêu cầu học sinh tưởng tượng thế này: Sau khi tàu bị đắm, một số người bị phải lên thuyền cứu sinh, trong đó có thuyền trưởng, một số trẻ em, một phụ nữ có thai, một người đồng tính nam. Do thuyền cứu sinh bị quá tải, cần phải có một người rời khỏi thuyền cứu sinh. Giáo viên cho học sinh thảo luận để ai ra khỏi thuyền, từ bỏ sinh mạng. Giáo viên sẽ không có bất cứ lời bình phẩm nào về cuộc thảo luận của học sinh.

Câu chuyện này thường được sử dụng trong các tiết học “làm rõ giá trị quan” được đưa vào giảng dạy trong những năm 1970. Ngoài việc làm rõ giá trị quan ra, chương trình học này còn có những nội dung như đưa ra quyết định, giáo dục tình cảm, tìm hiểu, phòng chống ma túy, giáo dục giới tính v.v..

William Kilpatrick, tác giả cuốn sách “Vì sao Johnny không thể trả lời đúng hay sai” (Why Johnny Can’t Tell Right From Wrong) miêu tả những tiết học như thế này “đã biến những cuộc thảo luận trên lớp thành những buổi học vô bổ, trao đổi quan điểm qua lại mãi không đi đến được kết luận”.

Kilpatrick viết: “Nó biến lớp học thành nơi mà giáo viên trở thành người dẫn chương trình dẫn dắt học sinh thảo luận các vấn đề như đi lợi ích của việc trao đổi vợ, tập tục ăn thịt người, dạy trẻ em thủ dâm. Các khóa học loại này dẫn dắt học sinh vứt bỏ các giá trị quan được nuôi dưỡng trong gia đình, nhưng lại sinh ra một ấn tượng sai lầm rằng tính đúng sai trong hành vi và tư tưởng chỉ thuần túy là do quan niệm chủ quan, cuối cùng gây nên sự hỗn loạn toàn diện trong quan niệm đạo đức của học sinh. Những chương trình học này khiến học sinh mù mờ về quan niệm đạo đức, học sinh chỉ tin vào cảm giác của bản thân mà không hiểu được văn hóa của mình. [33]

Học giả Thomas Sowell đã phát hiện rằng những chương trình học này sử dụng chính những thủ đoạn của các quốc gia độc tài để tẩy não người dân. Những thủ đoạn này bao gồm: “(1) Gây sức ép mạnh lên tinh thần, gây sốc hoặc làm mất đi sự mẫn cảm để phá vỡ sự phản kháng của cả tình cảm lẫn lý trí; (2) cô lập thân thể hay cảm xúc khỏi những nguồn hỗ trợ tinh thần quen thuộc để có thể phản kháng; (3) kiểm tra chéo những giá trị vốn đã tồn tại, thường là bằng cách thao túng áp lực từ những người cùng nhóm; (4) tước bỏ năng lực phòng vệ bình thường của cá nhân, như thận trọng, tự tôn, cảm giác riêng tư, hay quyền từ chối tham gia; (5) khuyến khích tiếp nhận thái độ, giá trị quan và tín ngưỡng mới.” [34]

Thomas Sowell chỉ ra điểm chung của các chương trình học này là xúi giục học sinh vứt bỏ các giá trị quan truyền thống mà họ được dạy ở gia đình và xã hội. Nó sử dụng phương thức trung lập hay gọi là “không phán đoán”. Nói cách khác, giáo viên không cần phân biệt “đúng” hay “sai”, mà tìm xem điều gì có vẻ tốt cho một cá nhân nào đó. Nó tập trung vào cảm giác của cá nhân chứ không tập trung vào quy phạm của một xã hội lành mạnh yêu cầu phân tích bằng lý trí.” [34]

2.4.3 Giáo dục về cái chết và phòng chống ma túy

Tháng 9/1990, Đài Truyền hình ABC của Mỹ đã phát sóng một chương trình khiến người xem cảm thấy vô cùng bất an. Trong đó, một trường học đã tổ chức cho học sinh đến nhà xác tham quan thi thể người chết, hơn nữa còn cho phép học sinh chạm vào thi thể. Đây là một phần trong trào lưu mới gọi là “giáo dục về cái chết”. [36]

Hoạt động phổ biến trong các tiết học giáo dục về cái chết có yêu cầu học sinh tự viết bia mộ cho mình, lựa chọn quan tài, chuẩn bị tang lễ, viết cáo phó cho mình, v.v.. Bảng câu hỏi mà chương trình giáo dục tử vong đưa ra bao gồm những vấn đề như: [37]

“Bạn muốn chết như thế nào?”

“Bạn sẽ chết khi nào?”

“Bạn có quen biết người nào chết do nguyên nhân bạo lực không?”

“Lần gần đây nhất bạn truy điệu cho người khác là khi nào? Bạn đã khóc hay thương tiếc trong im lặng? Bạn truy điệu một mình hay là cùng với người khác?”

“Bạn có tin rằng có kiếp sau không?”

Rõ ràng là những vấn đề này không liên quan gì đến học tập. Nó tập trung tìm hiểu thái độ nhân sinh, tín ngưỡng tôn giáo, đặc điểm tính cách… của học sinh. Một số vấn đề còn có nhằm mục đích khơi gợi những phản ứng nào đó và có thể tác động tiêu cực đến thiếu niên mới chỉ mười mấy tuổi.

Có người nói giáo dục về cái chết có thể giúp học sinh có thái độ đúng đắn đối với vấn đề tử vong. Thế nhưng, tình trạng tự sát ở những thiếu niên từng tham gia những lớp học này lại xảy ra trên toàn quốc. Mặc dù chưa có bằng chứng khoa học chứng minh hiện tượng tự sát này có liên quan thế nào tới giáo dục về cái chết, nhưng các phụ huynh hiển nhiên có lý do để hoài nghi và lo ngại rằng việc cho học sinh trung học và tiểu học, vốn chưa trưởng thành về tâm lý tiếp cận với vấn đề tự sát và tử vong có thể là một nguyên nhân làm nảy sinh cảm giác tuyệt vọng và trạng thái tâm lý u uất ở một số học sinh, dẫn đến việc các em tự sát.

Ngoài ra, giáo dục phòng chống ma túy cũng trở nên khá phổ biến. Năm 1976, Tiến sỹ Richard Blum của Đại học Stanford đã tiến hành một nghiên cứu trong bốn năm về khóa học phòng chống ma túy. Ông phát hiện ra rằng những sinh viên từng tham gia các khóa học phòng chống ma túy mang tên “Quyết định” (Decide) có sức kháng cự với ma túy yếu hơn so với những sinh viên chưa từng tham gia khóa học này.

Từ năm 1978 đến năm 1985, giáo sư Stephen Jurs đã tiến hành một nghiên cứu so sánh tỷ lệ hút thuốc lá và lạm dụng chất kích thích ở những học sinh từng tham gia khóa học “Tìm hiểu” (Quest) với những học sinh không học khóa học này. Kết quả cho thấy tỷ lệ hút thuốc và lạm dụng chất kích thích ở sinh viên từng tham gia khóa học này không hề cải thiện, mà thậm chí còn cao hơn. [38]

Cả giáo dục về cái chết lẫn giáo dục phòng chống ma túy đều không đạt được mục tiêu mà các nhà giáo dục kỳ vọng – vậy thì mục đích thực sự của nó là gì? Mục đích thật sự của những khóa học này là khiến cho trẻ em trở nên hư hỏng. Trẻ em có tính tò mò mạnh mẽ, nhưng chưa có nền tảng đạo đức vững vàng. Những nội dung mới, lạ của khóa học kích thích tính tò mò của trẻ và có thể kéo chúng vào con đường tối. Đồng thời, loại giáo dục này cũng khiến học sinh trở nên thờ ơ, vô cảm, khiến các em coi các tệ nạn xã hội như bạo lực, khiêu dâm, khủng bố, suy đồi đạo đức v.v., là một phần bình thường của cuộc sống, như vậy càng khiến các em dung túng với cái ác. Động cơ của nó chính là dùng nghệ thuật, bạo lực, khiêu dâm để khiến đạo đức trượt dốc.

2.4.4 Giáo dục giới tính một cách thô tục

Trong truyền thống phương Đông và phương Tây, “tình dục” là chủ đề cấm kỵ ở những nơi đông người. Theo truyền thống ở cả hai nền văn hóa, quy phạm đạo đức mà Thần định ra cho con người yêu cầu hành vi tình dục chỉ được phép diễn ra trong hôn nhân, mọi hành vi tình dục dưới bất cứ hình thức nào khác bị xem là tà dâm và đi ngược lại giới mệnh của Thần. Điều này đã xác định “tình dục” không thể tách rời hôn nhân, không thể là một chủ đề công khai trong xã hội bình thường. Trong xã hội truyền thống, thanh thiếu niên chưa đến tuổi kết hôn chỉ được giáo dục về sinh lý, chứ không cần cái gọi là “giáo dục giới tính” như ngày nay.

Khái niệm “giáo dục giới tính” hiện đại được Georg Lukács, người sáng lập trường phái triết học và lý luận xã hội Frankfurt, lần đầu tiên đưa ra. Mục đích của ông ta là làm đảo lộn giá trị quan truyền thống của phương Tây. Năm 1919, Lukács đảm nhiệm chức bộ trưởng giáo dục và văn hóa của chính phủ cộng hòa Xô Viết Hungary, chính phủ này chỉ tồn tại trong thời gian ngắn. Ông ta đã triển khai một kế hoạch giáo dục giới tính cấp tiến, dạy thanh thiếu niên “tự do tình ái” và hôn nhân đã “lỗi thời” như thế nào. [39]

Phong trào “giải phóng tình dục” những năm 1960 đã lật đổ những giá trị truyền thống này của phương Tây. Tỷ lệ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục và có thai ở tuổi vị thành niên tăng lên nhanh chóng. Trong bối cảnh đó, những người mong muốn giải quyết những vấn đề xã hội này đã ủng hộ “giáo dục giới tính”. Nhưng với hệ thống giáo dục đã trệch khỏi giáo huấn về đạo đức truyền thống, giáo dục giới tính không còn xem xét quan hệ tình dục gắn liền với hôn nhân, mà chỉ chú trọng đến các biện pháp an toàn (phòng tránh bệnh và mang thai) – từ đó đi theo mô hình giáo dục giới tính của Lukács mà xa rời mọi phương diện đạo đức về tình dục.

Như vậy, kiểu giáo dục này đã trở thành công cụ làm hư hỏng thanh thiếu niên, dùng danh nghĩa “kiến thức phổ thông” và “khoa học” để nhồi nhét vào đầu những học sinh trẻ tuổi quan niệm như quan hệ tình dục ngoài hôn nhân, đồng tính luyến ái…, từ đó mà coi những hành vi đó là bình thường, khiến thế hệ trẻ trở nên phóng túng trong cái mà họ cho là tự do, nhưng thực ra, đó là con đường đi ngược lại chuẩn mực mà Thần đặt định cho con người. Loại giáo dục giới tính này được đưa vào từ tiểu học, đã phá hoại một cách có hệ thống các giá trị quan truyền thống về gia đình, trách nhiệm cá nhân, tình yêu, trinh tiết, cảm giác hổ thẹn, kiềm chế bản thân, chung thủy, v.v..

Hình thức giáo dục cấp tiến “học qua thực hành” của Dewey vừa hay lại trở thành công cụ đắc lực cho những người theo chủ nghĩa Marx. “Tập trung vào trẻ em”, một khóa học giáo dục giới tính do Trung tâm Dự phòng và Kiểm soát Bệnh phổ biến rộng rãi, đề nghị giáo viên tổ chức “cuộc đua bao cao su” cho học sinh. Mỗi học sinh phải lắp một bao cao su vào đồ chơi tình dục người lớn rồi lại tháo ra. Ai hoàn thành nhanh nhất là người thắng cuộc. [40]

Một chương trình khác là “Hãy tự hào! Hãy có trách nhiệm!” do Trung tâm Kiểm soát Bệnh dịch CDC thông qua và do tổ chức kế hoạch hóa gia đình Planned Parenthood và các tổ chức giáo dục khác quảng bá. Chương trình này yêu cầu học sinh phải nhập vai – chẳng hạn, hai nữ sinh thảo luận về tình dục an toàn hơn. Giảng dạy lấy học sinh làm trung tâm là một quan niệm nữa của giáo dục cấp tiến. Trong chương trình này, giáo viên được khuyến khích cho trẻ em “thảo luận về phương thức tiếp cận thân mật với bạn tình”. [41] Đối với đại đa số những người còn giữ được một chút luân lý truyền thống mà nói, rất khó phân biệt được những khóa học này rốt cuộc là giáo dục hay là khiêu dâm trẻ em.

Tổ chức “Liên minh kế hoạch hóa gia đình” là nhà quảng bá chính của chương trình này, cũng là nhà cung cấp sách giáo dục giới tính lớn nhất ở Mỹ, có chi nhánh tại 12 quốc gia trên thế giới. Tổ chức này cũng cổ xúy cho quyền phá thai. Tiền thân của nó là Liên minh Kiểm soát Sinh đẻ Mỹ. Người sáng lập của nó, Margaret Sanger, là người theo chủ nghĩa xã hội cấp tiến, tôn thờ Stalin của Nga, đã từng sang Nga để bày tỏ sự ngưỡng mộ của mình. Bà ta là người ủng hộ mạnh mẽ phong trào giải phóng tình dục. Có tài liệu cho biết bà ta từng nói rằng ngoại tình “thực sự mang lại tự do cho tôi”. [42] Bà ta chủ trương ủng hộ phụ nữ có quyền trở thành mẹ đơn thân, thậm chí còn viết thư cho cháu ngoại 16 tuổi về quan hệ tình dục, trong đó nói làm tình “ba lần mỗi ngày là phù hợp”. [43] Bà ta thành lập liên minh này chính là xuất phát từ nhu cầu lối sống dâm loạn của mình. Trong chương trình giáo dục giới tính hiện đại do tổ chức này xây dựng, không khó để nhận ra rằng giải phóng tình dục bắt nguồn từ chủ nghĩa cộng sản.

“Hoàn toàn bình thường” (Perfectly Normal) là cuốn sách giáo khoa về giáo dục giới tính đã được dịch sang 30 thứ tiếng và bán được hơn một triệu cuốn trên toàn thế giới. Cuốn sách có gần 100 hình vẽ cảnh khỏa thân để mô tả các động tác, cảm thụ và cảm giác bình thường và bất bình thường trong quan hệ khác giới và đồng giới, cho đến cả các biện pháp tránh thai và phá thai. Tác giả tuyên bố trẻ em có quyền được biết tất cả những thông tin này. [44] Chủ đề chính của cuốn sách này là các loại hành vi tình dục đều là “bình thường” và không nên bị phán xét gì về mặt đạo đức.

Trong một cuốn sách giáo khoa về giáo dục giới tính được sử dụng rộng rãi ở bậc trung học phổ thông, tác giả dạy trẻ em rằng một số tôn giáo cho rằng tình dục ngoài hôn nhân là có tội, còn viết “Bạn sẽ phải tự quyết định những thông điệp này quan trọng với bạn đến mức nào”. [45] Tóm lại, loại thế giới quan này cơ bản coi mọi giá trị đều là tương đối, và phải trái, đúng sai cũng cần phải để cho trẻ tự quyết định.

Các trường công lập Mỹ ngày nay có hai loại khóa học giáo dục giới tính cơ bản. Một loại được các tổ chức giáo dục quảng bá rộng rãi như đã trình bày trên đây là: chương trình giáo dục giới tính toàn diện, bao gồm chỉ dẫn về hành vi tình dục, tránh thai, và phòng tránh bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, v.v.. Loại thứ hai dạy thanh niên tiết chế dục vọng (không nói về chủ đề tránh thai), khuyến khích học sinh tiết chế dục vọng, kìm hãm các hành vi tình dục cho đến khi kết hôn.

Không thể phủ nhận rằng đạo đức xã hội, đặc biệt là quan niệm phổ biến về tình dục nói chung đã trệch xa khỏi đạo đức truyền thống dựa trên tín ngưỡng đối với Thần. Những thông tin khiêu dâm tràn lan trên truyền thông và mạng Internet, đều đã kéo trẻ em tới bờ vực thẳm.

Khi chủ nghĩa vô Thần đã trở thành chủ đạo trong lĩnh vực giáo dục ngày nay, đa số các trường học công lập đi theo “giá trị trung lập” đều không muốn hoặc không dám giáo dục trẻ nhỏ rằng hành vi tình dục ngoài hôn nhân là đáng xấu hổ và vô đạo đức, cũng không dám dùng giới mệnh của Thần làm căn bản để giáo dục phải trái, đúng sai cho trẻ nhỏ.

Giáo dục giới tính ngày nay vẫn là một đề tài nóng. Nhiều tranh luận trong các giới trong xã hội đều xoay quanh chủ đề tình dục an toàn, tập trung vào tỷ lệ mang thai vị thành niên và tỷ lệ mắc bệnh lây lan qua đường tình dục. Thế nhưng, bản thân việc các trường học công khai giảng dạy cho học sinh về hành vi tình dục hiển nhiên sẽ dẫn đến tình dục ngoài hôn nhân, đi ngược lại đạo đức tình dục truyền thống. Nhưng cho dù không còn ca có thai ở tuổi vị thành niên hay bệnh lây lan qua đường tình dục nào thì đã phải là mọi chuyện đã ổn không khi hiện tượng sinh hoạt tình dục bừa bãi vẫn tồn tại ở tuổi thiếu niên?

Quan niệm tình dục ở châu Âu còn cởi mở hơn so với Mỹ, tỷ lệ mang thai ở tuổi vị thành niên bằng một nửa so với Mỹ là do “hiệu quả” của giáo dục giới tính. Kết quả này khiến có người vui mừng, nhưng cũng có người lo lắng. Cho dù đạt được tỷ lệ nào đi nữa, khi thái độ xuống dốc về hành vi tình dục trở nên phổ biến thì chủ nghĩa cộng sản đã đang dần đạt được mục tiêu của nó trong việc làm băng hoại đạo đức nhân loại.

2.4.5 Tự tôn và thuyết coi bản thân là trung tâm

Từ những năm 1960 đến nay, một giáo điều mới phát triển mạnh trong lĩnh vực giáo dục Mỹ đã góp phần quan trọng vào sự trượt dốc lớn của chất lượng giáo dục: chính là cái gọi là “tự tôn”.

Ý nghĩa bề ngoài của “tự tôn” là cảm giác tự tin và tôn nghiêm của bản thân khi có được năng lực hoặc thành tựu xuất chúng. Nhưng tự tôn được khởi xướng trong các trường học Mỹ có vẻ hoàn toàn là một câu chuyện khác. Tiến sỹ Maureen Stout, một nhà nghiên cứu giáo dục, viết trong cuốn sách “Giáo trình cảm giác tốt đẹp về bản thân: Ngu hóa trẻ em Mỹ dưới danh nghĩa sự tự tôn” (The Feel-Good Curriculum: The Dumbing Down of America’s Kids in the Name of Self-Esteem) đã miêu tả một hiện tượng rất phổ biến ở các trường học hiện nay, đó là các học sinh chỉ quan tâm đến điểm số mà không quan tâm mình rốt cuộc đã học được gì và đã bỏ ra bao nhiêu công sức để học. Vì thế, hùa theo yêu cầu điểm số của học sinh, các giáo viên đành phải hạ thấp mức độ khó trong yêu cầu giảng dạy và kiểm tra, nhưng việc này sẽ chỉ khiến những học sinh vốn không nỗ lực học tập lại càng thêm lười nhác. Các đồng sự của tác giả đã quen với hiện tượng này, thậm chí cho rằng trường học cũng nên là một nơi cô lập với thế giới bên ngoài, giống như tử cung vậy, để học sinh có được tâm lý thoải mái, yên tâm mà không cần phát triển trí lực hay sức chịu đựng. Mọi sự tập trung đều hướng đến cảm xúc của học sinh. [46]

Như nhiều nhà bình luận đã chỉ ra, giáo điều về sự “tự tôn” đã đánh tráo nguyên nhân và kết quả: tự tôn là kết quả của nỗ lực, chứ không phải là điều kiện tiền đề để đạt được thành công; nói cách khác, không phải vì có cảm giác tốt đẹp thì mới có thành công, mà vì có thành công nên mới có cảm giác tốt đẹp.

Loại quan niệm “tự tôn” sai lầm này là sản phẩm phụ của việc giáo dục theo phương thức trị liệu tâm lý vào những năm 1960, kết quả là đã bồi dưỡng ra một lô những thanh niên mang tư tưởng “hưởng thụ quyền lợi” và “người bị hại”. Tiến sỹ Maureen Stout đã dùng ngôn ngữ thông tục để mô tả loại tâm thái thường thấy này: “Tôi muốn làm gì thì làm nấy, muốn làm thế nào thì làm thế ấy, muốn làm lúc nào thì làm lúc đó, không ai hay điều gì có thể ngăn cản tôi.” [47]

Giáo dục Mỹ dùng danh nghĩa “tự tôn” để phóng đại quan niệm tự do và coi mình là trung tâm, bồi dưỡng ra một thế hệ người trẻ tuổi không quan tâm đến đạo đức và trách nhiệm, chỉ quan tâm đến cảm giác của bản thân mà không nghĩ đến cảm nhận của người khác, chỉ thích hưởng thụ mà không muốn bỏ công sức. Điều này khiến cho đạo đức xã hội bị băng hoại nghiêm trọng.

2.5 Các thủ đoạn thâm nhập giáo dục

2.5.1 Khống chế giáo dục trung học và tiểu học ở Mỹ

Trong thời gian dài sau khi thành lập nước Mỹ, chính phủ liên bang không hề kiểm soát giáo dục; giáo dục là việc của giáo hội và chính quyền các bang. Năm 1979, chính phủ liên bang thành lập Bộ Giáo dục. Kể từ đó, quyền lực của Bộ Giáo dục ngày càng mở rộng. Đến ngày nay, quyền lực của Bộ Giáo dục trong việc thao túng chính sách giáo dục, phân bổ kinh phí giáo dục… đã vượt xa trước đây. Các phụ huynh, nhà trường, chính quyền tiểu bang đã từng có tiếng nói rất lớn đối với giáo dục, nay càng phải nghe theo lời của các quan chức chính phủ liên bang. Nói cách khác, phụ huynh và nhà trường đã dần dần mất đi quyền quyết định dạy cái gì và dạy như thế nào.

Cần phải chỉ ra rằng bản thân quyền lực là trung lập, người có quyền lực có thể sử dụng quyền lực làm việc xấu, cũng có thể sử dụng quyền lực làm việc tốt. Tập trung quyền lực đơn thuần không nhất định là việc xấu, còn cần xét xem con người và cơ quan có quyền lực ấy sử dụng quyền lực như thế nào hoặc sử dụng quyền lực để đạt được mục tiêu gì. Sở dĩ việc tập trung quyền lực giáo dục ở Mỹ có vấn đề là vì chủ nghĩa Marx đã dùng trăm phương nghìn kế để thâm nhập vào các cấp chính phủ, đặc biệt là các cấp cao trong chính phủ. Trong tình huống này, một khi đưa ra quyết định sai lầm thì sẽ gây ảnh hưởng trên diện rộng, mà số ít những người tỉnh táo sẽ rất khó chống cự lại.

Một hậu quả mà tập trung hóa giáo dục gây ra là các quan chức quản lý giáo dục trong một thời gian ngắn sẽ không thể thấy được quá trình phát triển của chính sách giáo dục cũng như phạm vi ảnh hưởng của nó. Rất nhiều người có trình độ nghiệp vụ hạn chế, cho dù một số sự việc khiến họ nghi ngờ, nhưng đa phần họ đều không có đủ thời gian, sức lực, tài nguyên và dũng khí để tìm ra căn nguyên. Cho dù một số người thể hiện sự nghi ngờ, chất vấn đối với chính sách, nhưng trong tay họ lại không có đủ những mảnh ghép của một bức tranh tổng thể, khi bị cấp trên gây áp lực về thời gian, họ chỉ có thể than phiền, phê phán chứ rất khó quyết định được gì. Mỗi cá nhân đều trở thành một bộ phận của một cỗ máy khổng lồ, không dễ để họ nhận ra quyết sách hoặc hành vi của mình sẽ gây cho học sinh hoặc xã hội hậu quả gì, họ dần dần coi nhẹ đạo đức nghề nghiệp của mình. [48] Lúc đó, chủ nghĩa cộng sản sẽ thừa cơ lợi dụng yếu điểm của hệ thống này và mặc sức phá hoại sự phòng ngự của xã hội, hết mặt này đến mặt khác.

Bên cạnh đó, trường đại học sư phạm, nhà xuất bản, cơ quan chứng nhận giáo dục, cơ quan chứng nhận giáo viên cũng có tầm ảnh hưởng quan trọng đối với giáo dục, do vậy cũng trở thành mục tiêu thâm nhập.

2.5.2 Vai trò của công đoàn giáo viên

Chương 9 của cuốn sách này đã thảo luận về việc chủ nghĩa cộng sản lợi dụng và thao túng đối với công đoàn. Công đoàn giáo viên Mỹ cũng trở thành một trong những nguyên nhân quan trọng dẫn đến sự thất bại của giáo dục. Điều công đoàn giáo viên hướng tới không phải là làm thế nào để nâng cao chất lượng dạy học, không kết hợp thành tích của học sinh với thành tích dạy học của giáo viên, mà đã trở thành tổ chức nghề nghiệp khuyến khích những giáo viên thất bại và bảo vệ cho những giáo viên không xứng đáng, khiến cho rất nhiều giáo viên muốn cống hiến cho sự nghiệp giáo dục và thực sự tâm huyết với học sinh trở thành vật hy sinh.

Năm 1993, Tracey Bailey, một giáo viên môn khoa học của một trường trung học phổ thông ở Florida được trao giải thưởng Giáo viên của Năm. [49] Bấy giờ, chủ tịch Hội Liên hiệp Giáo viên Mỹ nói rằng ông ta rất vui mừng vì thành viên công đoàn của ông ta nhận được vinh dự này. Tuy nhiên, sự thật là Bailey đã ra khỏi công đoàn. Bailey tin rằng công đoàn giáo viên chính là nguyên nhân mấu chốt gây ra sự thất bại của nền giáo dục công của Mỹ; chính công đoàn mới là vấn đề chứ không phải là giải pháp. Ông cho rằng công đoàn chỉ là tập đoàn bảo vệ lợi cho chính nó, là trụ cột của một hệ thống chỉ khuyến khích những kẻ xoàng xĩnh, tầm thường và bất tài. [50]

Các công đoàn giáo viên lớn ở Mỹ có nguồn tiền dồi dào, có sức ảnh hưởng lớn, có địa vị quan trọng thuộc hàng bậc nhất trong các nhóm vận động chính trị. Công đoàn giáo viên trở thành trở ngại chính cho việc cải cách trong nội bộ hệ thống giáo dục. Lấy ví dụ, Hiệp hội Giáo viên California (CTA) thuộc Hiệp hội Giáo dục Mỹ (AFT) có rất nhiều tiền do các thành viên gây quỹ để dùng để tác động vào việc lập pháp và các khoản quyên góp chính trị nhằm thực hiện chủ trương của nó. Năm 1991, California muốn đưa Đề xuất 174 vào hiến pháp của bang để cho phép các gia đình sử dụng phiếu voucher trường học do chính quyền bang cung cấp để có thể lựa chọn trường học tốt nhất cho con em mình. Song, CTA lại ra sức cản trở đề xuất này, thậm chí còn ép một trường hủy hợp đồng kinh tế với một chuỗi cửa hàng đồ ăn nhanh hamburger đã quyên góp 25.000 USD cho đề xuất này. [51]

2.5.3 Xóa bỏ ảnh hưởng của gia đình trong quá trình giáo dục

Một mục tiêu then chốt nữa của chủ nghĩa cộng sản là tách trẻ em khỏi cha mẹ ngay từ khi mới sinh ra, để cho công xã hoặc nhà nước nuôi dưỡng. Thực hiện được điều này không hề dễ dàng, nhưng ma quỷ đã dùng rất nhiều biện pháp linh hoạt, âm thầm lèo lái mọi việc theo hướng này.

Ở các quốc gia cộng sản, học sinh con nhà “tư sản” được khuyến khích đoạn tuyệt quan hệ với cha mẹ. Ngoài ra, nền giáo dục mang định hướng thi cử khiến trẻ em phải dành nhiều thời gian học hành, từ đó làm giảm ảnh hưởng của cha mẹ đối với trẻ em. Ở các quốc gia phương Tây, có nhiều phương thức khác nhau để loại bỏ ảnh hưởng của gia đình trong việc giáo dục con cái, chẳng hạn như kéo dài tối đa thời lượng học ở trường, hạ thấp tuổi nhập học của học sinh, không cho học sinh mang sách giáo khoa và tài liệu học tập về nhà, không khuyến khích học sinh hỏi ý kiến cha mẹ về các chủ đề có tính tranh luận được học trên lớp.

Những khóa học “Làm rõ giá trị quan” đã chia cách quan hệ giữa học sinh và gia đình. Ví dụ như một phụ huynh học sinh tham gia khóa học “Tìm hiểu” (Quest) phản ánh lại như sau: “Có vẻ như phụ huynh luôn bị khắc họa bằng những hình ảnh tiêu cực. Câu chuyện kể về quan hệ cha con, thì người cha luôn áp đặt, quá nghiêm khắc, luôn không công bằng”. Câu từ thường dùng trong những khóa học này là: “Cha mẹ bạn không hiểu được bạn, chúng tôi mới là người hiểu bạn”. [52]

Có trường hợp pháp luật quy định học sinh muốn tham gia hoạt động nào đó, trước tiên phải được phụ huynh đồng ý. Lúc đó, trường học thường dùng những từ ngữ nước đôi, mơ hồ và sai lệch khiến phụ huynh không hiểu rõ là họ đồng ý với điều gì. Nếu phụ huynh phàn nàn, lãnh đạo nhà trường hoặc học khu sẽ có một loạt các biện pháp ứng phó như trì hoãn, đùn đẩy trách nhiệm, giải thích qua loa, ví dụ như nói phụ huynh không có kiến thức chuyên môn về giáo dục, các học khu khác đều làm như thế, rằng chỉ có mỗi gia đình anh/chị là phàn nàn v.v..

Thông thường, hầu hết phụ huynh đều không có thời gian và nguồn lực để tranh luận mãi với nhà trường hoặc học khu. Hơn nữa, học sinh sau mấy năm cũng sẽ ra trường. Phụ huynh thường sẽ chọn cách im lặng cho qua. Huống hồ, trẻ em gần như bị giữ như con tin ở trường nên phụ huynh không dám phản ứng quá gay gắt, làm mất lòng ban giám hiệu nhà trường. Họ đành phải nén giận mà không giải quyết được gì. Khi phụ huynh phản đối cách làm của nhà trường, thì ban giám hiệu nhà trường sẽ dán nhãn cho phụ huynh là phần tử “cực đoan”, “gây rối”, “mê tín”, “cuồng tín”, “phần tử phát-xít” v.v.. Khi làm vậy, nhà trường đã làm những phụ huynh khác thoái chí, không dám lên tiếng phản đối nữa. [53]

2.5.4 Thuật ngữ giáo dục mập mờ, khó hiểu

Phần đầu cuốn sách “Cố ý làm suy yếu dân trí nước Mỹ” của Charlotte Thomson Iserbyt nêu trên đã chỉ ra một số vấn đè:

“Người Mỹ không hiểu cuộc chiến này là vì nó được tiến hành trong bí mật – ở ngay trường học của quốc gia chúng ta, nhắm vào con em chúng ta vốn bị giữ ở lớp học. Những kẻ tạo nên cuộc chiến này đang sử dụng những công cụ rất tinh vi và hữu hiệu:

  • Phép biện chứng của Hegel (nền tảng chung, sự đồng thuận, và thỏa hiệp)
  • Chủ nghĩa tiệm tiến (lùi một bước để tiến hai bước);
  • Lừa mị bằng ngôn từ (định nghĩa lại các thuật ngữ để lừa gạt đối phương, khiến đối phương hồ đồ đồng ý trong khi không hiểu).”

Phillis Schlafly cũng đã phát hiện ra hiện tượng này. Trong cuốn sách “Lạm dụng trẻ em trong lớp học” (Child Abuse in the Classroom), cô nói, khóa học theo mô thức trị liệu tâm lý dùng những thuật ngữ đặc biệt để phụ huynh không lý giải được phương pháp và mục đích thật sự của khóa học. Những thuật ngữ như: điều chỉnh hành vi, phương thức tư duy phản biện cao cấp, suy lý đạo đức v.v.. [51]

Mấy chục năm nay, những người làm công tác giáo dục ở Mỹ đã chế ra rất nhiều thuật ngữ khiến người ta hoa mắt, kiểu như “chủ nghĩa kiến tạo”, “học tập theo phương thức hợp tác”, “học tập theo phương thức trải nghiệm”, “hiểu sâu”, “giải quyết vấn đề”, “giáo dục bằng phương thức tìm tòi, “giáo dục lấy thành tích làm cơ sở”, “học tập theo phong cách cá nhân”, “hiểu khái niệm”, “kỹ năng trình tự”, “học tập suốt đời”, “dạy học theo phương pháp tương tác giữa giáo viên và học sinh”, v.v, và còn nhiều nữa. Mặt khác, một số khái niệm xem ra có vẻ hợp lý, nhưng khi đào sâu vào bối cảnh sử dụng những thuật ngữ này ý nghĩa mà nó muốn diễn đạt thì sẽ phát hiện ra mục đích thực sự đằng sau những thuật ngữ này là bôi nhọ giáo dục truyền thống, và làm cho chất lượng giáo dục ngày càng xuống dốc. Do đó, về bản chất, chúng đều thuộc về cái gọi là “ngôn ngữ Aesop” và “ngôn ngữ Orwell”, ngôn ngữ bề mặt và ý nghĩa khác xa nhau. Bí quyết để hiểu loại ngôn ngữ này là suy luận ngược lại với nó”.[55]

2.5.5 Đổi mới môn học và sách giáo khoa trên quy mô lớn

Cuốn sách “Không dám gọi đó là làm phản” (None Dare Call It Treason) xuất bản vào những năm 1960 đã phân tích một lần cải cách sách giáo khoa vào những năm 1930. Lần cải cách đó đã tổng hợp nội dung của các môn học khác nhau như lịch sử, địa lý, xã hội học, kinh tế học, khoa học chính trị thành một bộ sách giáo khoa. Bộ sách này đã xóa bỏ nội dung, hệ giá trị và phương thức biên soạn sách giáo khoa truyền thống. “Cái mà nó truyền đạt là định kiến bài tôn giáo; cái mà nó công khai là tuyên truyền cho việc kiểm soát đời sống người dân theo mô thức xã hội chủ nghĩa”, [56] đã hạ thấp anh hùng nước Mỹ và Hiến pháp nước Mỹ.

Bộ sách giáo khoa này quá đồ sộ, hơn nữa nó không thuộc phạm vi của bất kỳ môn học truyền thống nào nên các chuyên gia giáo dục của các ngành học không chú ý đến nó. Rất nhiều năm sau đó, khi công chúng nhận thức được vấn đề và bắt đầu phản đối bộ sách giáo khoa này thì đã có 5 triệu học sinh đã học nó rồi. Hiện tại, ở các trường trung học và tiểu học ở Mỹ, các môn lịch sử, địa lý, giáo dục công dân… thuộc ngành “nghiên cứu xã hội”, mà ý tưởng đằng sau nó đều như nhau.

Nếu cứ phân tách các môn học như trước đây, thì bất cứ nội dung sửa đổi nào trong sách giáo khoa cũng dễ bị nhận ra, và tất nhiên sẽ vấp phải sự chất vấn và cản trở của các chuyên gia và các bậc phụ huynh. Trộn lẫn một số môn học truyền thống với nhau, từ đó biên soạn ra một tài liệu giáo khoa mới mà không thuộc bất kỳ môn học truyền thống nào, làm như vậy các chuyên gia khó có thể vượt khỏi nội dung chuyên môn của mình để đánh giá, khiến cho rất nhiều sách giáo khoa sau khi được xét duyệt đã được xã hội và các trường học tiếp nhận tương đối dễ dàng.

Mười, hai mươi năm sau, có thể sẽ có người phát hiện ra âm mưu đằng sau bộ sách giáo khoa này. Tuy nhiên, khi họ bắt đầu phát ngôn về vấn đề này thì học sinh đã trưởng thành, các giáo viên đã quen với tài liệu và phương pháp giảng dạy mới. Lúc đó, muốn quay trở lại như trước cũng không thể được. Cho dù có một số ít người nhận thức được sự khiếm khuyết nghiêm trọng của bộ sách giáo khoa này thì tiếng nói của họ cũng rất khó thu hút sự chú ý của quần chúng, chứ chưa nói đến việc tác động đến quá trình ra quyết sách trong giáo dục. Nếu tiếng nói phản đối lớn hơn thì nó lại trở thành cơ hội phát động một cuộc cải cách nữa, loại bỏ tiếp những nội dung truyền thống, thay vào đó là quan niệm của phái cánh tả. Qua vài lần cải cách thì thế hệ học sinh mới đã cách rất xa truyền thống, không thể quay trở về như trước nữa.

Tốc độ đổi mới sách giáo khoa ở Mỹ rất nhanh. Có người nói là do tốc độ phát triển của tri thức tăng nhanh, nhưng sự thực là kiến thức căn bản ở cấp trung học và tiểu học không có nhiều thay đổi lớn. Vậy tại sao vẫn cần biên soạn nhiều bộ sách giáo khoa khác nhau đến vậy, trong khi sách giáo khoa cũ vẫn không ngừng được tái bản? Nguyên nhân bề mặt là các nhà xuất bản cạnh tranh với nhau vì lợi nhuận, các nhà xuất bản sẽ không kiếm được tiền nếu để học sinh sử dụng lại một bộ sách giáo khoa giống nhau trong nhiều năm, nhưng sâu xa hơn, cũng tương tự như việc cơ cấu lại các môn học mới, quá trình cải cách sách giáo khoa cũng nhằm làm biến dị tài liệu giảng dạy cho thế hệ tiếp theo.

2.5.6 Cải cách giáo dục: Một cuộc đấu tranh theo phép biện chứng lùi một bước để tiến hai bước

Từ những năm 1950 và 1960 đến nay, giáo dục Mỹ giống như chiếc đèn kéo quân, đưa ra một loạt các cải cách, nhưng chưa từng giúp cho giáo dục nâng cao chất lượng như kỳ vọng. Năm 1981, điểm thi SAT của học sinh Mỹ ở mức thấp nhất trong lịch sử. Tình hình này được báo cáo lại trong cuốn “Dân tộc đang gặp nguy cơ” (A Nation at Risk), cũng dẫn đến phong trào “quay trở về với cơ bản” (back to basics) trong giáo dục. Để cải biến tình thế đáng hổ thẹn của giáo dục Mỹ, sau những năm 1990, chính phủ đã vài lần liên tiếp tiến hành cải cách giáo dục trên quy mô lớn, nhưng hiệu quả đạt được không đáng kể, thậm chí không có hiệu quả, lại còn đổ thêm dầu vào lửa, không những không thể cứu vãn mà còn mang đến nhiều vấn đề nan giải hơn. [54]

Chúng tôi tin rằng đa số những người tham gia cải cách giáo dục đều chân thành muốn làm điều tốt cho học sinh và xã hội, nhưng do chịu ảnh hưởng của các loại tư tưởng sai lầm nên kết quả thường không như mong muốn. Nhiều cuộc cải cách như vậy rốt cuộc đều đi đến việc thúc đẩy kế hoạch của chủ nghĩa cộng sản. Giống như các lĩnh vực khác, cải cách giáo dục bị chủ nghĩa cộng sản thâm nhập cũng không kỳ vọng “đánh một trận là thắng”. Cải cách thành công cũng không phải là mục tiêu của nó. Kỳ thực, mỗi lần cải cách ngay từ lúc thiết kế đã cầm chắc thất bại để lấy cớ tiếp tục đề xuất một cuộc cải cách mới. Mỗi lần cải cách là một lần làm tăng thêm mức biến dị, đẩy con người rời xa truyền thống thêm một bước. Đó chính là “phép biện chứng của cuộc đấu tranh – lùi một bước để tiến hai bước”. Theo cách này, đừng nghĩ rằng người ta sẽ tiếc nuối vì truyền thống đã sụp đổ, mà họ còn thấy đó là một kỳ tích, lúc đó, họ sẽ thờ ơ mà nói: “Truyền thống ư – nó có nghĩa gì chứ?”

3. Mục đích: Phá hoại giáo dục ở cả phương Đông lẫn phương Tây

Với mục tiêu phá hoại giáo dục ở phương Tây, chủ nghĩa cộng sản, thông qua giáo dục cấp tiến, kiên nhẫn chờ đợi cả trăm năm, thay đổi vài thế hệ để dần đạt được mục đích. Trung Quốc tuy rằng có bề dày 5.000 năm văn hóa truyền thống, nhưng lợi dụng điều kiện lịch sử đặc thù khi chủ nghĩa cộng sản lên nắm quyền, nó đã tạo cho người Trung Quốc lúc bấy giờ mang tâm lý chỉ vì cái lợi trước mắt, dụ dỗ họ sử dụng các thủ đoạn cấp tiến, chỉ trong mấy chục năm đã khiến con người nhanh chóng cắt đứt với truyền thống, khiến con người vứt bỏ giá trị truyền thống. Theo đó, chủ nghĩa cộng sản đã đạt được mục đích làm bại hoại giáo dục, làm bại hoại nhân loại ở Trung Quốc.

Đầu thế kỷ 20, không lâu sau khi giáo dục cấp tiến của Dewey bắt đầu thâm nhập nước Mỹ, các học trò người Trung Quốc của ông ta cũng lần lượt học xong và trở về nước, họ trở thành người tiên phong của giáo dục cận đại Trung Quốc. Lúc bấy giờ, lợi dụng lòng tự tôn của người Trung Quốc sau khi bị chiến hạm Anh đánh bại và nguyện vọng tốt đẹp của những người trí thức muốn mau chóng đưa dân tộc trở nên hùng mạnh, chủ nghĩa cộng sản đã dẫn dụ người Trung Quốc dấy khởi một cuộc vận động mạnh mẽ phủ nhận truyền thống gọi là “Cuộc Vận động Văn hóa Mới ”.

Thực chất, đây là một cuộc vận động phá hoại văn hóa, là sự chuẩn bị cho cuộc Đại Cách mạng Văn hóa những năm 1960. “Cuộc Vận động Văn hóa Mới ” có ba nhân vật đại diện chủ yếu là Hồ Thích – học trò của Dewey, Trần Độc Tú – một trong những người sáng lập ĐCSTQ sau này, và Lỗ Tấn – người sau này được Mao Trạch Đông ca ngợi là “tổng tư lệnh của Cách mạng Văn hóa Trung Quốc”. Lý Đại Chiêu – một người sáng lập khác của ĐCSTQ sau này – cũng trở thành một nhân vật chủ chốt của cuộc vận động văn hóa này.

Cuộc Vận động Văn hóa Mới nhằm vào những mặt trái trong quá trình phát triển của xã hội truyền thống Trung Quốc, nó đổ lỗi cho “tam cương ngũ thường, đạo đức chuẩn mực của Nho giáo” là nguyên nhân gây ra sự suy yếu của xã hội Trung Quốc 100 năm qua, hô hào khẩu hiệu “đả đảo Khổng gia điếm”, coi văn hóa truyền thống là “văn hóa cũ”, coi tất cả các thứ của văn hóa phương Tây là “văn hóa mới”, dùng khẩu hiệu “khoa học” và “dân chủ” để phê phán tín ngưỡng truyền thống. Cuộc vận động này đã mở đường cho cuộc vận động “Ngũ Tứ” khốc liệt hơn sau đó, dấy lên làn sóng đầu tiên lật đổ hoàn toàn giá trị và luân lý truyền thống, đồng thời cũng tạo điều kiện cho chủ nghĩa Marx của phương Tây xâm nhập vào Trung Quốc, đâm chồi nảy lộc và đặt cơ sở vững chắc ở đây.

Trong giới giáo dục, một trong những tác hại lớn nhất mà cuộc Vận động Văn hóa Mới gây ra là cuộc vận động “văn bạch thoại”. Theo đề xuất của Hồ Thích, giáo dục quốc văn tiểu học hoàn toàn biến thành văn bạch thoại. Như vậy, sau một thế hệ, đa số người Trung Quốc hầu như không hiểu được văn cổ, các kinh điển truyền thống như “Chu Dịch”, “Xuân Thu”, “Đạo Đức Kinh”, “Hoàng Đế Nội Kinh” v.v., chỉ là nội dung nghiên cứu của các học giả chuyên nghiệp, không liên quan tới học sinh phổ thông, 5.000 năm văn minh huy hoàng của Trung Quốc đã trở thành thứ đồ trang trí.

Trong quá trình phát triển văn hóa Trung Quốc, Thần đã an bài tách biệt ngôn ngữ văn viết và văn nói phát triển khác nhau. Trong lịch sử, Trung Quốc đã trải qua nhiều lần dung hợp các dân tộc lớn cũng như nhiều lần dịch chuyển vị trí địa lý của các trung tâm văn hóa, từ đó khiến ngôn ngữ văn nói liên tục thay đổi. Nhưng do sự tách biệt giữa ngôn ngữ văn viết và văn nói, nên về tổng thể, nó vẫn duy trì được tính liên tục không thay đổi. Học sinh thời nhà Thanh vẫn có thể đọc hiểu được sách vở của thời nhà Tống, nhà Đường thậm chí là thời Tiên Tần. Điều này khiến cho văn hóa truyền thống Trung Quốc thông qua chữ viết mà được truyền lại hàng nghìn năm không gián đoạn.

Tuy nhiên, chủ nghĩa cộng sản lừa gạt người Trung Quốc, thông qua việc thay đổi chữ viết mà cắt đứt gốc rễ văn hóa của mình. Đồng thời, việc hợp nhất văn viết với văn nói cũng khiến văn viết dễ bị lai tạp, biến dị thêm một bước nữa, đẩy người Trung Quốc rời xa truyền thống hơn.

Trước và sau khi ĐCSTQ thành lập, giáo dục “xóa mù chữ” và giáo dục tiểu học phổ cập văn hóa đã trực tiếp nhồi nhét, tẩy não học sinh một cách trắng trợn. Những câu đầu tiên mà học sinh lớp xóa mù chữ và học sinh lớp 1 bậc tiểu học được học mang đầy lập trường giai cấp “yêu ghét rõ ràng”: “Mao Chủ tịch vạn tuế”, “xã hội cũ có vạn điều xấu”, “chủ nghĩa đế quốc Mỹ có vạn điều xấu”… những thứ này cùng với chủ nghĩa cấp tiến đã tiêm nhiễm những tư tưởng biến dị như “Heather có hai bà mẹ” vào các sách báo mà trẻ em đọc, mặc dù có sự tương phản rõ rệt về phương thức thực hiện, nhưng về bản chất đều là nhồi nhét hình thái ý thức. Những trẻ em được giáo dục bằng phương pháp này khi lớn lên sẽ chủ động bảo vệ cho bạo lực chính trị của ĐCSTQ. Những người vẫn thường thóa mạ, công kích, bình luận về những giá trị phổ quát truyền thống trên mạng internet; những đứa trẻ sống trong môi trường giáo dục như vậy khi lớn lên sẽ lấy lý do “kỳ thị” để không cho phép người ta nói về những quan niệm truyền thống.

Không lâu sau khi thành lập chính quyền, ĐCSTQ lại bắt đầu cuộc “vận động cải tạo tư tưởng phần tử trí thức”, trọng điểm là các trường đại học và trung học. Mục đích chủ yếu của nó là cải tạo quan niệm nhân sinh của phần tử trí thức, cưỡng ép họ vứt bỏ chuẩn mực đạo đức truyền thống, vứt bỏ quan niệm nhân sinh tu thân, tề gia, trị quốc, bình thiên hạ, lựa chọn sử dụng phương pháp phân tích giai cấp của chủ nghĩa Marx, đứng trên lập trường “giai cấp vô sản” mà nhìn nhận thế giới và con người. Đặc biệt là các giáo sư được đào tạo trong “thời đại cũ”, cần phải đánh giá nhiều lần và thẳng thắn, phải tiếp nhận sự phê phán và tố cáo của học sinh và đồng nghiệp, ngay cả “tư tưởng phản động” ẩn sâu trong tiềm ý thức cũng phải thanh trừ, đây không còn là “công kích vi mô” nữa mà là “điên cuồng công kích” giai cấp vô sản. Đương nhiên việc này còn kịch liệt hơn cả “đào tạo về các vấn đề nhạy cảm” ở phương Tây ngày nay, thậm chí một số người không nhẫn chịu được sự sỉ nhục và áp lực này nên đã tự sát. [58]

Tiếp sau đó, ĐCSTQ triển khai “điều chỉnh lại các khoa viện” trong các trường đại học, cắt giảm, sáp nhập, xóa bỏ rất nhiều khoa nhân văn trong các trường đại học như triết học, xã hội học…, rất nhiều trường đại học tổng hợp chỉ còn lại ngành khoa học tự nhiên theo mô hình Liên Xô. Nếu duy trì các môn khoa học nhân văn như mô hình đào tạo tự do trong thời kỳ Trung Hoa Dân quốc thì chắc chắn sẽ dạy cho học sinh có quan điểm tư tưởng độc lập đối với các vấn đề chính trị và xã hội. Điều này là sự “uy hiếp” mà chính quyền bạo lực ĐCSTQ không thể chịu được. Thay vào đó, triết học và chính trị chủ nghĩa Marx trở thành môn học bắt buộc của tất cả học sinh. Toàn bộ quá trình này phải hoàn thành trong 2-3 năm. Ở phương Tây, chủ nghĩa cộng sản dùng cả một thế hệ người để tạo ra những môn học mới nhằm mục đích nhồi nhét hình thái ý thức và tiêm nhiễm tư tưởng chủ nghĩa Marx vào các trường đại học. Về hành động là trái ngược nhau, thời gian thực hiện cũng khác nhau rất lớn giữa phương Đông và phương Tây, nhưng kết quả đạt được thì gần như nhau.

Năm 1958, ĐCSTQ bắt đầu công cuộc “cải cách giáo dục”, đặc điểm nổi bật của nó là: Trước tiên, nhấn mạnh giáo dục để phục vụ giai cấp vô sản, “phá trừ tư tưởng mê tín của các chuyên gia thuộc giai cấp tư sản”, dưới sự lãnh đạo của đảng ủy, tổ chức sinh viên đã biên tập lại đại cương và tài liệu giảng dạy. Trong thời gian vỏn vẹn 30 ngày, 60 sinh viên khoa tiếng Trung của Đại học Bắc Kinh đã biên tập một bộ “Lịch sử Văn học Trung Quốc” dài tới 700.000 chữ. [59]

Điều này đã thể hiện rõ quan điểm lấy “người học làm trung tâm”, “học tập theo phương thức tìm tòi”, “học tập theo phương thức hợp tác” mà giáo dục cấp tiến nhấn mạnh – nghĩa là, học cái gì, học thế nào đều do học sinh tự quyết định. Mục đích rất rõ ràng: chính là phá bỏ sự “mê tín” đối với những nhân vật có quyền uy (thực chất là nhồi nhét quan niệm phản truyền thống), phóng đại chủ nghĩa lấy bản thân làm trung tâm của học sinh, đặt nền móng cho bước “tạo phản” tiếp theo trong cuộc Cách mạng Văn hóa.

Thứ nữa là việc nhấn mạnh kết hợp giáo dục và lao động sản xuất. Các trường học đều trở thành công xưởng, trong thời kỳ đỉnh cao của cuộc Đại nhảy vọt, giáo viên và học sinh đã luyện thép và làm việc trong trang trại. Ngay cả một trường đại học xã hội thuần túy như Đại học Nhân dân cũng có tới 108 công xưởng. Về danh nghĩa là để học sinh “học tập bằng thực tiễn” (learning by doing), kỳ thực là khiến học sinh chẳng học được gì.

Trong cuộc “Đại Cách mạng Văn hóa”, học sinh bị huy động đập nát tất cả di sản văn hóa vật thể và phi vật thể liên quan đến văn hóa truyền thống (chi tiết xem Chương 6 cuốn sách này). Điều này rất ăn khớp với phong trào phản văn hóa ở phương Tây. Sau khi Đại Cách mạng Văn hóa bùng phát, Mao Trạch Đông tuyên bố “hiện tượng phần tử trí thức giai cấp tư sản thống trị trong các trường học của chúng ta không thể tiếp tục diễn ra nữa”. Ngày 13/06/1966, ĐCSTQ ra thông báo cải cách phương thức tuyển sinh đại học, thực thi “hành động sửa chữa”: xóa bỏ kỳ thi tuyển sinh đầu vào đại học, thu nhận một lượng lớn học sinh thuộc đội ngũ “công nông binh”.

Bộ phim “Quyết liệt” trong Đại Cách mạng Văn hóa đã đưa ra lý do cải cách tuyển sinh như sau: “Một người thanh niên xuất thân bần nông, văn hóa thấp, nhưng nhờ vào đôi bàn tay chai sần do làm nông mà đủ tư cách nhập học. Hiệu trưởng cho rằng “Văn hóa thấp, có thể trách chúng ta được không? Không thể! Món nợ này chỉ có thể tính lên Quốc Dân đảng, địa chủ, giai cấp tư sản [kẻ áp bức]!”

Ở phương Tây lúc bấy giờ, có một giáo sư đăng bài luận tuyên bố rằng kỳ thi toán học sẽ dẫn đến kỳ thị chủng tộc (vì học sinh của một số dân tộc thiểu số có điểm toán học thấp hơn học sinh da trắng). [60] Cũng có giáo sư xuất bản bài luận nói rằng việc đem trình độ toán học cao của học sinh nam để áp cho tất cả các học sinh đã gây nên sự kỳ thị giới tính đối với học sinh nữ. [61] Quy định bàn tay chai sần mà lên đại học và việc quy kết điểm toán học thấp của học sinh là do kỳ thị chủng tộc và giới tính đều là thủ đoạn mà chủ nghĩa cộng sản dùng để làm học sinh kém phát triển trí tuệ.

Sau Đại Cách mạng Văn hóa, Trung Quốc khôi phục lại kỳ thi đại học. Từ đó, “thi đại học” trở thành cây gậy chỉ huy cho giáo dục, giáo dục trung học và tiểu học; thi đại học trở thành mục đích cuối cùng. Dưới chế độ giáo dục chú trọng kết quả và lợi ích này, một lô lớn học sinh trở thành cỗ máy thi cử, không có năng lực tư duy độc lập, cũng không có năng lực phân biệt đúng sai. Đồng thời, triết học và kinh tế chính trị chủ nghĩa Marx trở thành môn học bắt buộc, không thể bỏ qua.

Trong quá trình tẩy não khiến học sinh đoạn tuyệt với truyền thống, tiêu chuẩn thiện ác, đúng sai đều được nhận định theo quan điểm của chủ nghĩa cộng sản. Vì thế, rất nhiều học sinh, sinh viên sau cuộc tấn công khủng bố ngày 11/9 còn vui mừng; học sinh tiểu học tuyên bố “lớn lên muốn trở thành quan tham nhũng”; sinh viên đại học làm nghề mại dâm; và mang thai hộ để kiếm tiền trở thành trào lưu ở các trường đại học.

Chủ nghĩa cộng sản đã thao túng mất thế hệ sau của chúng ta rồi.

Lời kết: Quay về giáo dục truyền thống

Giáo dục là phương tiện để truyền thừa nền văn minh của một quốc gia, dân tộc và nhân loại cho thế hệ tương lai, là kế sách lớn cho trăm nghìn năm. Nhìn lại 100 năm qua, nền giáo dục Mỹ, dưới ảnh hưởng và thâm nhập của chủ nghĩa cộng sản, đã phải hứng chịu trăm ngàn vết thương. Phụ huynh và giáo viên bị bó buộc đến mức không thể mang đến cho học sinh, sinh viên sự giáo dục tốt. Trường học, vốn là nơi để cho học sinh, sinh viên rèn luyện thành tài, lại trở thành nơi phóng túng, dẫn dắt các em lạc lối. Sự khiếm khuyết về đạo đức, kỹ năng kém cỏi, suy giảm sức chịu đựng tâm lý cùng các thói hư tật xấu, dâm loạn, phản truyền thống, phản xã hội của học sinh, sinh viên khiến toàn xã hội lo lắng. Chủ nghĩa cộng sản đang nuốt chửng thế hệ sau và tương lai của nhân loại.

Trong cuốn sách kinh “Người cộng sản trần trụi” (The Naked Communist) xuất bản năm 1958, đã nêu ra những mục tiêu liên quan đến giáo dục trong 45 mục tiêu của đảng cộng sản là: “Khống chế trường học. Biến trường học thành vành đai trung gian cho chủ nghĩa xã hội và tuyên truyền chủ nghĩa cộng sản hiện tại. Giảm độ khó của giáo trình học. Khống chế hiệp hội giáo viên. Đưa cương lĩnh của đảng vào sách giáo khoa.” [62]

Nhìn vào giáo dục của nước Mỹ, có thể thấy những mục tiêu này không những đã đạt được, mà thực trạng còn nghiêm trọng hơn. Do thực lực kinh tế chính trị lớn mạnh của nước Mỹ, văn hóa Mỹ cũng là đối tượng để các quốc gia khác trên khắp thế giới ngưỡng mộ và học tập. Đại bộ phận các quốc gia đều noi theo Mỹ để cải cách giáo dục. Quan niệm giảng dạy, tài liệu giáo dục, phương pháp giảng dạy và quản lý giáo dục của Mỹ đã ảnh hưởng tới rất nhiều quốc gia. Vì thế, ở một mức độ nhất định, cải biến giáo dục Mỹ đồng nghĩa với cải biến giáo dục toàn thế giới.

Từ khi thuở đầu của Tạo hóa và khi nền văn minh nhân loại trở nên bại hoại, đều có các Giác giả hay Thánh nhân xuất thế. Những Giác giả hay Thánh nhân này chính là những người mà người ta gọi là “Thầy”. Chẳng hạn như, Socrates, người đặt nền móng cho văn minh Hy Lạp cổ đại là một nhà giáo dục; trong sách Phúc âm, Jesus cũng tự xưng là thầy; Phật Thích Ca Mâu Ni có 10 danh xưng, trong đó cũng có một danh xưng là “Thiên nhân chi sư” (thầy của người trời); Khổng Tử là một nhà giáo dục, còn Lão Tử lại là thầy của Khổng Tử. Họ dạy con người cách làm người căn bản, kính Thần thế nào, đối nhân xử thế ra sao, làm sao để đề cao đạo đức.

Những Giác giả và Thánh nhân được gọi là “Thầy” này là những nhà giáo dục vĩ đại nhất của nhân loại, lời dạy của họ đã bồi đắp nên hình thái của các nền văn minh lớn, trở thành kinh điển căn bản nhất của các nền văn minh lớn. Phương pháp đề cao đạo đức và giá trị quan mà họ truyền thụ mới là Đại Đạo giúp mỗi cá nhân đạt đến tinh thần lành mạnh, mà mỗi cá nhân có tinh thần lành mạnh mới có thể bảo đảm cho các yếu tố căn bản của một xã hội thịnh vượng. Không lạ gì khi những nhà giáo dục vĩ đại nhất này đều đưa ra một kết luận như nhau: Giáo dục là để bồi dưỡng phẩm cách lương thiện.

Giáo dục cổ điển phương Đông và phương Tây đã từng trải qua thực tiễn hàng nghìn năm, kế thừa văn hóa mà Thần truyền cho con người, lưu giữ rất nhiều tài nguyên và kinh nghiệm quý giá. Theo tinh thần của giáo dục cổ điển, đức tài toàn vẹn là tiêu chuẩn quan trọng để đánh giá giáo dục có thành công hay không. Trong quá trình nhân loại tìm kiếm con đường trở về với giáo dục truyền thống, kho tàng giáo dục cổ điển xứng đáng để chúng ta kiên trì nghiên cứu và học hỏi.

Người có đạo đức cao thượng có khả năng chế ngự, kiểm soát bản thân. Đây là hình thái xã hội mà những người thành lập nước Mỹ hằng kỳ vọng. Người có đạo đức cao thượng sẽ được Thần ban phúc, dựa vào cần cù lao động và trí tuệ mà có được vật chất đầy đủ và tinh thần sung mãn. Quan trọng hơn, người có đạo đức cao thượng mới có thể giúp xã hội phồn vinh, trường tồn, không ngừng phát triển. Đây là khải thị của những Thánh nhân và Giác giả – những nhà giáo dục vĩ đại nhất của nhân loại – về việc đưa con người quay về với truyền thống.

Chương 12 (Phần 1)Chương 13

Tài liệu tham khảo

[1] A Nation at Risk, https://www2.ed.gov/pubs/NatAtRisk/risk.html.

[2] Như trên

[3] Mark Bauerlein, The Dumbest Generation: How the Digital Age Stupefies Young Americans and Jeopardizes Our Future(New York: Jeremy P. Tarcher/Penguin, 2008), Chapter One.

[4] John Taylor Gatto, Dumbing Us Down: The Hidden Curriculum of Compulsory Schooling (Gabriola Island, BC, Canada: New Society Publishers, 2005), 12.

[5] Charles J. Sykes, Dumbing Down Our Kids: Why American Children Feel Good about Themselves but Can’t Read, Write, or Add (New York: St. Martin’s Griffin, 1995), 148–9.

[6] Thomas Sowell, Inside American Education (New York: The Free Press, 1993), 4.

[7] Charlotte Thomson Iserbyt, The Deliberate Dumbing Down of America: A Chronological Paper Trail (Ravenna, Ohio: Conscience Press, 1999), xvii.

[8] Robin S. Eubanks, Credentialed to Destroy: How and Why Education Became a Weapon (invisibleserfscollar.com, 2013), 48.

[9] Như trên, 49.

[10] Như trên, 45–46.

[11] “Ten Most Harmful Books of the 19th and 20th Centuries,” Human Events, May 31, 2005, http://humanevents.com/2005/05/31/ten-most-harmful-books-of-the-19th-and-20th-centuries/.

[12] Mortimer Smith, And Madly Teach: A Layman Looks at Public School Education (Chicago: Henry Regnery Company, 1949). See also: Arthur Bestor, Educational Wastelands: The Retreat from Learning in Our Public Schools, 2nd ed. (Champaign, Illinois: University of Illinois Press, 1985).

[13] John A. Stormer, None Dare Call It Treason (Florissant, Missouri: Liberty Bell Press, 1964), 99.

[14] I. L. Kandel, “Prejudice the Garden toward Roses?” The American Scholar, Vol. 8, No. 1 (Winter 1938–1939), 77.

[15] Christopher Turner, “A Conversation about Happiness, Review – A Childhood at Summerhill,” The Guardian, March 28, 2014, https://www.theguardian.com/books/2014/mar/28/conversation-happiness-summerhill-school-review-mikey-cuddihy.

[16] Alexander Neil, Summerhill School: A Radical Approach to Child Rearing (New York: Hart Publishing Company, 1960), Chapter 3.

[17] Như trên, Chapter 7.

[18] Joanne Lipman, “Why Tough Teachers Get Good Results,” The Wall Street Journal, September 27, 2013, https://www.wsj.com/articles/why-tough-teachers-get-good-results-1380323772.

[19] Daisy Christodoulou, Seven Myths about Education(London: Routledge, 2014).

[20] Diane West, The Death of the Grown-Up: How America’s Arrested Development Is Bringing down Western Civilization(New York: St. Martin’s Press, 2008), 1–2.

[21] Fred Schwartz and David Noebel, You Can Still Trust the Communists… to Be Communists (Socialists and Progressives too) (Manitou Springs, CO: Christian Anti-Communism Crusade, 2010), back cover.

[22] Stein v. Oshinsky, 1965; Collins v. Chandler Unified School District, 1981.

[23] John Taylor Gatto, The Underground History of American Education: A Schoolteacher’s Intimate Investigation into the Problem of Modern Schooling (The Odysseus Group, 2000), Chapter 14.

[24] Diane Ravitch, “Education after the Culture Wars,” Dædalus131, no. 3 (Summer 2002), 5–21.

[25] Steven Jacobson, Mind Control in the United States (1985), 16, https://archive.org/details/pdfy-6IKtdfWsaYpENGlz.

[26] “Inside a Public School Social Justice Factory,” The Weekly Standard, February 1, 2018, https://www.weeklystandard.com/katherine-kersten/inside-a-public-school-social-justice-factory.

[27] History Social-Science Framework (Adopted by the California State Board of Education, July 2016, published by the California Department of Education, Sacramento, 2017), 431, https://www.cde.ca.gov/ci/hs/cf/documents/hssfwchapter16.pdf.

[28] Như trên, trang 391.

[29] Stanley Kurtz, “Will California’s Leftist K-12 Curriculum Go National?” National Review, June 1, 2016, https://www.nationalreview.com/corner/will-californias-leftist-k-12-curriculum-go-national/

[30] Phyllis Schlafly, ed., Child Abuse in the Classroom (Alton, Illinois: Pere Marquette Press, 1984), 13.

[31] Herbert Marcuse, Eros and Civilization: A Philosophical Inquiry into Freud (Boston: Beacon Press, 1966), 35.

[32] B. K. Eakman, Cloning of the American Mind: Eradicating Morality through Education (Lafayette, Louisiana: Huntington House Publishers, 1998), 109.

[33] William Kilpatrick, Why Johnny Can’t Tell Right from Wrong and What We Can Do about It (New York: Simon & Schuster, 1992), 16–17.

[34] Thomas Sowell, Inside American Education: The Decline, the Deception, the Dogmas (New York: The Free Press, 1993), 36.

[35] Như trên, Chapter 3.

[36] “Death in the Classroom,” 20/20, ABC Network, September 21, 1990, https://www.youtube.com/watch?v=vbiY6Fz6Few.

[37] Sowell, Inside American Education: The Decline, the Deception, the Dogmas, 38.

[38] Kilpatrick, Why Johnny Can’t Tell Right from Wrong and What We Can Do about It, 32.

[39] “We Teach Children Sex … Then Wonder Why They Have It,” Daily Mail, August 1, 2004, http://www.dailymail.co.uk/debate/article-312383/We-teach-children-sex–wonder-it.html.

[40] “Focus on Youth with ImPACT: Participant’s Manual,” Centers for Disease Control and Prevention, https://effectiveinterventions.cdc.gov/docs/default-source/foy-implementation-materials/FOY_Participant_Manual.pdf?sfvrsn=0.

[41] Robert Rector, “When Sex Ed Becomes Porn 101,” The Heritage Foundation, August 27, 2003, https://www.heritage.org/education/commentary/when-sex-ed-becomes-porn-101.

[42] Norman K. Risjord, Populists and Progressives (Rowman & Littlefield, 2005), 267.

[43] Madeline Gray, Margaret Sanger (New York: Richard Marek Publishers, 1979), 227–228.

[44] Rebecca Hersher, “It May Be ‘Perfectly Normal,’ But It’s Also Frequently Banned,” National Public Radio, September 21, 2014, https://www.npr.org/2014/09/21/350366435/it-may-be-perfectly-normal-but-its-also-frequently-banned.

[45] Kilpatrick, Why Johnny Can’t Tell Right from Wrong and What We Can Do about It, 53.

[46] Maureen Stout, The Feel-Good Curriculum: The Dumbing Down of America’s Kids in the Name of Self-Esteem (Cambridge, Massachusetts: Perseus Publishing, 2000), 1–3.

[47] Như trên, 17.

[48] B. K. Eakman, Educating for the ‘New World Order’(Portland, Oregon: Halcyon House, 1991), 129.

[49] “Teacher of the Year Ceremony,” C-Span, https://www.c-span.org/video/?39846-1/teacher-year-ceremony

[50] Sol Stern, “How Teachers’ Unions Handcuff Schools,” The City Journal, Spring 1997, https://www.city-journal.org/html/how-teachers%E2%80%99-unions-handcuff-schools-12102.html.

[51] Troy Senik, “The Worst Union in America: How the California Teachers Association Betrayed the Schools and Crippled the State,” The City Journal, Spring 2012, https://www.city-journal.org/html/worst-union-america-13470.html.

[52] Kilpatrick, Why Johnny Can’t Tell Right from Wrong and What We Can Do about It, 39.

[53] Samuel Blumenfeld and Alex Newman, Crimes of the Educators: How Utopians Are Using Government Schools to Destroy America’s Children (Washington D. C.: WND Books, 2015), Chapter 14.

[54] Schlafly, Child Abuse in the Classroom, 14.

[55] Valerie Strauss, “A serious Rant about Education Jargon and How It Hurts Efforts to Improve Schools,” Washington Post, November 11, 2015, https://www.washingtonpost.com/news/answer-sheet/wp/2015/11/11/a-serious-rant-about-education-jargon-and-how-it-hurts-efforts-to-improve-schools/?utm_term=.8ab3d85e9e45.

[56] Stormer, None Dare Call It Treason, 104–106.

[57] Regarding the criticism of “common core,” see Duke Pesta, “Duke Pesta on Common Core – Six Years Later,” https://www.youtube.com/watch?v=wyRr6nBEnz4, and Diane Ravitch, “The Common Core Costs Billions and Hurts Students,” New York Times, July 23, 2016, https://www.nytimes.com/2016/07/24/opinion/sunday/the-common-core-costs-billions-and-hurts-students.html.

[58] There are many such cases. For examples, readers to refer to Zhou Jingwen, Ten Years of Storm: The True Face of China’s Red Regime [風暴十年:中國紅色政權的真面貌], (Hong Kong: shi dai pi ping she [時代批評社], 1962). Web version available in Chinese at https://www.marxists.org/chinese/reference-books/zjw1959/06.htm#2

[59] Luo Pinghan, “The Educational Revolution of 1958,” Literature History of the Communist Party, Vol. 34

[60] Robert Gearty, “White Privilege Bolstered by Teaching Math, University Professor Says,” Fox News, October 24, 2017, http://www.foxnews.com/us/2017/10/24/white-privilege-bolstered-by-teaching-math-university-professor-says.html.

[61] Toni Airaksinen, “Prof Complains about ‘Masculinization of Mathematics,’” Campus Reform, August 24, 2017, https://www.campusreform.org/?ID=9544.

[62] W. Cleon Skousen, The Naked Communist (Salt Lake City: Izzard Ink Publishing, 1958, 2014), Chapter 12.

中文正體