Chương 14: Văn hóa

Mục lục

Giới thiệu

1. Văn hóa đảng của đảng cộng sản

2. Chủ nghĩa cộng sản lật đổ văn hóa đại chúng phương Tây

3. Văn hóa đại chúng và sự hỗn loạn trong xã hội
3.1 Nhạc hip-hop và rock-and-roll
3.2. Ma túy
3.3. Văn hóa phẩm đồi trụy
3.4. Trò chơi điện tử
3.5. Văn hóa bạo lực
3.6. Thời trang biến dị

Lời kết

Tài liệu tham khảo

****

Giới thiệu

Thần sáng tạo ra nhân loại. Trong quá trình lịch sử đằng đẵng, Thần đã đặt định cho con người văn hóa chính thống. Mặc dù biểu hiện cụ thể của văn hóa của mỗi dân tộc không giống nhau, nhưng cốt lõi của chúng đều nhất quán đến ngạc nhiên. Mỗi dân tộc ở phương Đông và phương Tây đều coi trọng những đức tính như chân thành, thiện lương, khảng khái, chính nghĩa, biết tiết chế, khiêm tốn, can đảm, vô tư, v.v. — đó là những phẩm hạnh mà mỗi dân tộc ngưỡng vọng và truyền lại cho hậu nhân trong các thư tịch kinh điển. Xuyên suốt những đức tính này là tín ngưỡng đối với Thần và sự trung trinh bất biến đối với lời răn dạy của Thần — bởi vì suy cho cùng, chính Thần đã truyền lại văn hóa và hành vi chuẩn tắc nên có của con người. Đây là nguồn gốc của các giá trị phổ quát trên thế giới.

Những ông tổ sáng lập nước Mỹ hết sức coi trọng đạo đức, lễ nghĩa của con người. Thời trẻ, Tổng thống George Washington đã tự tay chép lại 110 Phép tắc Lễ nghĩa Xã giao (Rules of Civility & Decent Behavior in Company and Conversation). [1] Mặc dù trong đó có một số việc cụ thể, theo thời gian, có thể cân nhắc thay đổi đôi chút, nhưng nội hàm trong đó lại có ý nghĩa phổ biến, chẳng hạn như khi nhắc đến Thần hoặc những việc có liên quan đến Thần thì có tâm kính sợ, tôn sùng đạo đức, tôn trọng người khác, khiêm tốn, đối đãi với người có thân phận khác nhau một cách tương xứng, chú ý tới đạo đức xã hội, không xâm hại tình cảm và lợi ích của người khác, hành vi cử chỉ phải đúng mực và thích hợp với hoàn cảnh, trang phục gọn gàng, có thẩm mỹ, biết kiềm chế lời nói, không gây tổn thương hay trả đũa người khác, không nói xấu sau lưng; noi theo người hiền, giữ gìn lương tri v.v.

Còn Tổng thống Benjamin Franklin có 13 chuẩn tắc trong cuộc sống: tiết chế, kiệm lời, ngăn nắp trật tự, quyết đoán, tiết kiệm, cần mẫn, chân thành, công chính, điều độ, sạch sẽ, trầm tĩnh, liêm khiết, khiêm tốn. Những chuẩn tắc này hết sức phù hợp với 110 phép tắc mà Washington coi trọng. [2]

Trước những năm 1950, chuẩn mực đạo đức của con người nhìn chung vẫn còn duy trì ở một mặt bằng nhất định, nhân dân các nước Đông Tây phương đều bảo lưu một số truyền thống làm người nên có. Ngay cả Trung Quốc sau năm 1949, mặc dù cộng sản đã bắt đầu hủy đi truyền thống, thảm sát tinh anh, làm bại hoại đạo đức một cách có kế hoạch và có trình tự, nhưng người ta vẫn bảo lưu một số đức tính truyền thống được lưu lại từ trước khi đảng cộng sản đoạt quyền.

Cùng với sự bành trướng của phe cộng sản, những người cộng sản đã thúc đẩy kế hoạch của nó tiến thêm một bước. Nhất là sau những năm 1960, người dân ở Đông và Tây phương ngày càng trượt xa trên con đường đạo đức bại hoại.

Đại Cách mạng Văn hóa của ĐCSTQ bắt đầu bằng chiến dịch “phá Tứ Cựu” từ năm 1966 và kéo dài 10 năm, sau đó là cuộc vận động phản văn hóa khốc liệt ở Mỹ vào những năm 1960 và cuộc vận động phản truyền thống – chủ yếu do thanh niên phát động – nổ ra trên khắp thế giới. Đó đều là sự kiện có tính toàn cầu, vừa khởi tác dụng phá hoại truyền thống, vừa làm nhân loại trệch xa khỏi chuẩn mực đạo đức vốn có từ xa xưa.

Những cuộc vận động chính trị văn hóa này đã để lại những vết sẹo hằn sâu trong thế giới ngày nay. Kể từ đó, cơ sở văn hóa truyền thống của xã hội Trung Quốc đã bị triệt để phá hủy, đạo đức trượt dốc hàng nghìn dặm mỗi ngày. Trong xã hội phương Tây, nhạc rock, ma túy, giải phóng tình dục, đồng tính luyến ái, văn hóa hippie, tinh thần đồi phế, trống rỗng đã trở nên phổ biến, phá hoại nghiêm trọng nền tảng của văn hóa truyền thống phương Tây.

Những phần tử cấp tiến thanh niên trong cuộc vận động phản văn hóa sau khi bước vào các giai tầng xã hội, lại dùng những phương thức khác để tiếp tục cuộc vận động đó. Đồng thời, các loại văn học và nghệ thuật tiên phong, các loại trào lưu tư tưởng hiện đại, quan niệm biến dị đều tụ lại một nơi. Với các loại phương tiện truyền thông đại chúng như TV, máy vi tính, mạng internet, điện thoại di động, và các công cụ thông tấn hiện đại, toàn bộ nhân loại đã nhanh chóng rời xa văn hóa và lối sống truyền thống mà tiến đến vực thẳm của sự biến dị và sa đọa.

Phóng tầm mắt nhìn thế gian con người, đặc biệt là mấy chục năm gần đây, đạo đức của con người trượt dốc, văn hóa đại chúng, cuộc sống xã hội sa đọa ở đủ mọi phương diện, quả thực khiến người ta phải nhức mắt kinh tâm. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ) thông qua các cuộc vận động chính trị không ngừng nghỉ triệt để phá hoại văn hóa truyền thống Trung Hoa bác đại tinh thâm, sau đó lại tạo ra một thể hệ văn hóa đảng tà ác. Một thế hệ thanh niên đều là trưởng thành trong khi bị nhuộm trong văn hóa đảng, không biết chút gì về văn hóa truyền thống. Ngoài trừ một số bộ phận xã hội ở các quốc gia Tây phương vẫn đang cố thủ truyền thống, không tiếp nhận sự dẫn dụ, mua chuộc, thì có thể nói là chủ nghĩa cộng sản gần như đã thành công trong việc đạt được mục đích hủy hoại văn hóa nhân loại trên phạm vi toàn thế giới.

1. Văn hóa của đảng cộng sản

Sau công cuộc “cải cách và mở cửa” của ĐCSTQ vào những năm 1980, người Trung Quốc ra nước ngoài quả thực đã khiến xã hội quốc tế phải giật mình. Một số người Tây phương vẫn còn lưu lại ấn tượng về người Trung Quốc truyền thống là từ tốn, nho nhã, lịch thiệp, lễ độ, khiêm tốn, thiện lương, cần cù mà giản dị tiết kiệm. Vậy mà trải qua mấy chục năm tẩy não và cải tạo của Đảng Cộng sản, người Trung Quốc đã triệt để biến đổi. Họ trở nên thô lỗ, nói chuyện lớn tiếng; ở nơi công cộng không xếp hàng, to tiếng ồn ào; hút thuốc ở nơi không cho phép hút thuốc; không chú ý vệ sinh, nhổ đờm, vứt rác bừa bãi, khôn lỏi lợi dụng người khác, không nghĩ cho người khác.

Những năm gần đây, hành vi của một số du khách Trung Quốc còn khiến thế giới giật mình hơn nữa: họ tùy tiện trèo lên, phá hoại các di tích văn hóa, cho trẻ đi đại tiểu tiện ở nơi công cộng, dùng nhà vệ sinh xong không dội nước, giành giật sản phẩm miễn phí tranh giành, lãng phí những đồ ăn ở những nhà ăn tự phục vụ, một câu không vừa ý liền vung tay đánh đập, thậm chí còn có người gây náo loạn ở sân bay khiến cho máy bay phải cất cánh muộn…

Người Trung Quốc rốt cuộc là làm sao vậy? Vùng đất Trung Quốc ấy đã phát sinh chuyện gì?

Đáp án kỳ thực rất đơn giản. “Cách mạng giai cấp vô sản” mà Trung Cộng lãnh đạo đã dán cái nhãn “giai cấp bóc lột” cho những người gìn giữ văn minh, lễ nghi, đạo đức truyền thống. ĐCSTQ gọi tập quán sinh hoạt của người vô sản là có tính cách mạng, là tốt, kêu gọi phần tử tri thức “thân lấm đầy bùn, tay đầy chai sạn”, trên thân sinh đầy chấy rận thì gọi là “trùng cách mạng”. Từ người cầm đầu đảng cho đến cán bộ phổ thông đều coi lời nói thô tục là vinh quang, chỉ có như vậy mới có thể thể hiện được sự “giác ngộ giai cấp”, “tính cách mạng”, “hòa hợp với quần chúng” của mình.

Vì thế, ĐCSTQ ép con người xóa bỏ tập quán sinh sống văn minh ưu nhã mà tiếp thụ lối sống thô bỉ của lưu manh vô sản. Lễ nghi chi bang vốn có lịch sử lâu đời đã trở thành một trường danh lợi ô yên chướng khí, một trại tập trung thô tục, một nơi triển lãm văn hóa cộng sản.

Văn hóa Đảng của Trung Cộng, có thể nói là một “phát minh” lớn để làm bại hoại thế nhân. Thuật ngữ “Văn hóa Đảng” chỉ phương thức tư duy, hệ thống ngôn ngữ lời nói cho đến mô thức hành vi hình thành trên cơ sở giá trị quan của Đảng Cộng sản. Tư tưởng chỉ đạo của văn hóa đảng là vô thần luận, thuyết duy vật, bao gồm cả các loại văn hóa biến dị, cho đến các loại văn hóa cặn bã từ cổ đã có nhưng được đảng cộng sản tân trang lại mới rồi lợi dụng. Sau khi Trung Cộng chiếm được chính quyền, lợi dụng các loại thủ đoạn phá hoại văn hóa truyền thống, kiến lập và gia cường văn hóa đảng, tiến hành lợi dụng văn hóa Đảng để cải tạo tư tưởng người Trung Quốc một cách hữu hiệu và có hệ thống.

Dưới sự thẩm thấu, khống chế của văn hóa đảng, từ văn học, nghệ thuật, đến giáo dục v.v., các ngành các nghề đều toàn diện sa đoạ. Văn hóa đảng đâu đâu cũng thể hiện ra hình thái ý thức đặc trưng của đảng cộng sản, đó là vô thần luận và triết học đấu tranh, không tin rằng trên đầu ba thước có thần linh, không tin thiện hữu thiện báo, ác hữu ác báo, muốn “đấu với trời, đấu với đất, đấu với người”. Trung Cộng nhồi nhét cho người ta một bộ tiêu chuẩn đánh giá thiện ác lệch lạc và phương thức tư duy méo mó. Kiểu nhồi nhét này dùng bạo lực cưỡng chế với sự hậu thuẫn của nhà nước, rồi lại thông qua việc lũng đoạn toàn bộ tài nguyên xã hội, tuyên truyền kiểu mưa dầm thấm lâu từ những ngày đầu con người biết ghi nhớ sự việc, mới bắt đầu học nói, học đọc. Bộ máy tuyên truyền cưỡng chế người ta đọc các trước tác của lãnh tụ cộng sản; lợi dụng các văn nhân soạn sách giáo khoa; dùng đủ hình thức từ văn học, phim ảnh đến tin tức, v.v. để nhồi nhét văn hóa đảng.

Mới có vài chục năm mà cộng sản đã có thể khiến người Trung Quốc tư duy theo tư tưởng của Đảng, nói theo ngôn ngữ của Đảng, không còn tin Thần, tạo thành việc người ta làm gì cũng không tính đến hậu quả, việc xấu nào cũng dám làm. Quan hệ giữa người với người chỉ biết có lợi ích, lừa gạt lẫn nhau, các việc căn bản không có giới hạn đạo đức. Ngôn ngữ của Đảng cứng nhắc như xác chết, mở miệng là nói dối, những từ ngữ thô thiển, tục tĩu xuất hiện nhan nhản khắp nơi.

50 năm trước một thế hệ hồng vệ binh thời kỳ Cách mạng Văn hóa bị huấn luyện trong văn hóa đảng một thời gian dài, đến hôm nay đã bước vào tuổi già, cũng đem những thói quen xấu của văn hóa đảng ảnh hưởng tới thế hệ trẻ. Trẻ em và thanh thiếu niên được văn hóa đảng bồi dưỡng ra trở nên khôn lỏi lớn sớm, mới có mấy tuổi mà việc xấu gì cũng biết. Một thế hệ thanh niên không tin Thần, không đạo đức, cuồng vọng tự đại, đạo đức giới tính toàn diện sụp đổ. Họ bị khiêu khích, xúi giục, mang theo sức phá hoại tiềm tại rất lớn, trở thành những người tiếp bước trong việc phá hoại đạo đức. Người Trung Quốc đã mất đi cái gốc truyền thống của bản thân, lại tiếp thu đủ thứ xấu nhất của cuộc vận động phản văn hóa ở phương Tây.

Văn hóa đảng khiến cho người Trung Quốc ngày nay xa rời giá trị phổ quát của thế giới, khiến tâm linh, tư tưởng cho đến hành vi của người ta thay đổi và biến dị sâu sắc. Sự biến dị này xảy ra ở rất nhiều phương diện như gia đình, xã hội, giáo dục, công tác, quan hệ giữa người với người v.v. đã xa rời trạng thái bình thường của nhân loại, tư tưởng, hành vi, cử chỉ không phù hợp với người ở xã hội phi cộng sản, khiến họ thấy khó hiểu.

ĐCSTQ hiện giờ cũng nói muốn khôi phục văn hóa truyền thống, nhưng những gì được khôi phục không phải là văn hóa truyền thống chân chính, mà là văn hóa đảng dưới cái vỏ truyền thống, đã mất đi phương diện quan trọng nhất trong truyền thống của Trung Quốc là đức tin vào Thần. Dưới sự chỉ đạo của loại văn hóa đảng này, người ta còn dám dùng Thần để cầu phát tài. “Miếu Bà nội” ở huyện Dịch tỉnh Hà Bắc rất đông khách, được biết trong miếu này có thể tìm được tất cả các “Thần” mà người ta muốn bái. Muốn thăng quan thì ở đây có “Thần quan”; muốn phát tài thì ở đây có “Thần tài” toàn thân dán đầy tiền giấy; muốn học lên thì ở đây có “Thần học” trán hằn nếp nhăn. Nếu như muốn bảo hộ cho bản thân lái xe bình an thì ở đây thậm chí còn có “Thần xe” ôm cái vô-lăng. Nhân viên quản lý của Miếu Bà nội còn khoa trương: “Thiếu Thần tiên nào thì làm thêm là có.” [3]

Trung Quốc hiện đại cũng đang làm cái gọi là vận động khôi phục cổ truyền, nhưng ngày nay, khi đạo đức đã bại hoại, thì trở về truyền thống nói dễ vậy sao?! Mặc dù rất nhiều tác phẩm nghệ thuật biểu hiện là câu chuyện và khung cảnh thời cổ, nhưng toàn là dùng quan niệm tư duy của người hiện đại vốn đã bại hoại; mặc cổ trang diễn cổ nhân, kỳ thực lại là kịch hiện đại, muốn dựa vào nghệ thuật văn hóa truyền thống để tô vẽ cho vẻ bề ngoài, nhưng lại tiến thêm một bước trong việc hủy đi nội hàm chân chính trong văn hóa truyền thống. Ví dụ như những năm gần đây lưu hành những vở kịch về những câu chuyện hoàng cung thời cổ đại thu hút rất nhiều người xem, mà nội dung trung tâm của nó lại là sự tranh giành đấu đá, kẻ lừa người dối, kèn cựa căng thẳng đằng sau những màn trướng, diễn giải và phát huy một cách đầy đủ nhất hai gen lớn là “đấu” và “hận” của tà linh cộng sản. Tây Du Ký bị tùy tiện cải biên, thậm chí còn cho Tôn Ngộ Không và cáo chín đuôi Bạch Cốt Tinh câu kết với nhau, có tình cảm yêu đương. Điều đáng sợ hơn là, rất nhiều người, đặc biệt là những thanh niên không biết gì về văn hóa truyền thống, đã coi những điều này là “văn hóa truyền thống” một cách tự nhiên. Đây chính là Trung Cộng tiêu hủy văn hóa truyền thống, lại khiến cho người ta chẳng chút do dự mà coi triết học đấu tranh của văn hóa đảng và nghệ thuật, văn nghệ, hý kịch hiện đại hoặc phục cổ vốn quán xuyến văn hóa đảng v.v. là văn hóa truyền thống Trung Hoa.

Văn hóa đảng khiến cho người ta không tin Thần, khủng hoảng thành tín chính là hậu quả trực tiếp nhất. Lừa đảo bịp bợm, hàng giả hàng kém chất lượng, thực phẩm có độc, tham ô hủ bại v.v. đã trở thành hiện tượng bình thường trong cuộc sống. Cái gọi là “văn hóa làm nhái” ở Trung Quốc đại lục chính là một ví dụ điển hình cho khủng hoảng thành tín. Văn hóa làm nhái thường chỉ việc làm giả các sản phẩm hoặc thương hiệu nổi tiếng, đặc biệt là của nước ngoài, nói trắng ra chính là ăn cắp và lừa đảo. Từ này được lưu hành phổ biến đến mức Từ điển Oxford Anh-Trung đã đưa vào thành một từ mới. [4]

Những hành vi làm nhái ở Trung Quốc không chỉ là giả mạo sản phẩm, mà còn có thể giả mạo cả cửa hàng. Các cửa hàng iPhone giả ở Trung Quốc đã không còn là tin tức gì mới mẻ nữa mà thường xuyên được đưa lên báo. [5] Mặt tiền của cửa hàng được trang trí cầu kỳ như những cửa hàng Apple thực thụ: cửa kính bóng loáng, bàn trưng bày bằng gỗ nhạt màu, cầu thang uốn kiểu cách, áp phích quảng cáo iPad và các sản phẩm Apple khác, cho đến bức tường trưng bày phụ kiện chỉnh tề, có in logo quả táo màu trắng. Nhân viên đồng loạt mặc áo phông màu đen có in hình quả táo, ngay cả nhân viên cũng tin rằng họ đang làm cho một cửa hàng Apple thật. [6] Trong môi trường xã hội đầy đồ giả như vậy, có một số người Trung Quốc vì lợi ích mà có thể không từ thủ đoạn, không việc xấu nào là không dám làm, không sợ thiện ác báo ứng; nói dối làm giả đã trở thành một văn hóa thịnh hành, phổ biến. Ai không làm giả, ngược lại, còn bị coi là khác người.

Văn hóa Đảng cũng trực tiếp làm bại hoại ngôn ngữ, cách dùng từ cực đoan. Lấy tên cho quán ăn, thì muốn là “trời ở ngoài trời”, “hoàng ở trên hoàng”, “vương trong các vương”, về văn phong lại càng khoa trương, về mặt văn phong thì còn khoa trương hơn nữa, hơi một tí là nói “đệ nhất thế giới”, “mạnh nhất lịch sử”, “nước Mỹ sợ hãi rồi”, “Nhật Bản kinh hãi rồi”, “châu Âu hối hận rồi”. Trên WeChat và internet đầy rẫy những tiêu đề như thế, điển hình như: “Thực lực kỹ thuật của Trung Quốc vượt qua nước Mỹ, đứng đầu thế giới”, “Trung Quốc lại đứng vị trí số 1 thế giới: đích thân đánh bại công ty hàng đầu nước Mỹ, vùi dập cho Apple hoàn toàn thất bại”, “Sắp có việc lớn rồi, Trung Quốc lại dùng bảo bối khiến Mỹ sợ rồi, khiến thế giới phải ngây người, Nhật Bản sợ hết vía rồi”, “Huawei làm một việc, thế giới đã sôi lên rồi!”, “Trung Quốc lại đứng đầu thế giới trên một lĩnh vực nữa! Chỉ cần 30 năm đã hoàn thành biến đổi lớn trong lịch sử khiến Mỹ Nhật Hàn đều thán phục”, “Huawei tuyên bố đã sáng tạo ra chip 5G đầu tiên trên thế giới, khiến thế giới kinh sợ!”….

Bộ phim “Thật lợi hại, đất nước tôi!” và xê-ri chương trình truyền hình đặc biệt “Thật xuất sắc, đất nước ta”, cũng đầy rẫy các loại khẩu khí và ngôn ngữ khoác lác tự đại như “không cẩn thận là lại đứng đầu thế giới rồi”, tựa hồ như toàn thế giới đều phải thần phục dưới chân Trung Quốc. Những điều này đều cùng một giuộc với những thứ xuất hiện trong lịch sử Trung Cộng như Đại Nhảy Vọt, khi ĐCSTQ khoác lác Trung Quốc sẽ “vượt Anh đuổi kịp Mỹ”, “sản lượng một mẫu ba vạn cân”.

Làn sóng thổi phồng mới này thể hiện rõ “đặc tính giả dối, phóng đại, sáo rỗng” của văn hóa đảng cộng sản vào thời đại internet. Vấn đề thực chất của nó vẫn là vấn đề thành tín. Thuận theo công cuộc cải cách và mở cửa trong những năm 1980, những năm 1990, những thứ biến dị bất hảo nhất của phương Tây cũng đều tiến nhập vào Trung Quốc, bao gồm giải phóng tình dục, hút thuốc phiện ma túy, đồng tính luyến ái, trò chơi điện tử v.v.; các loại chương trình giải trí trên truyền hình đã trở nên dung tục. Toàn bộ xã hội đã trở thành vườn lạc thú đầy ắp vật dục tình dục như hang ổ của ma quỷ vậy.

Chủ nghĩa cộng sản đã biến con người thành không còn là con người nữa, biến Trung Quốc từ một đất nước văn minh, huy hoàng, mỹ hảo thành một nơi thiếu văn hóa.

2. Chủ nghĩa cộng sản lật đổ văn hóa đại chúng phương Tây

Thế giới tự do phương Tây nổi tiếng là xã hội văn minh: nam giới lịch thiệp, phong độ; phụ nữ có lễ nghi phong phạm; mọi người đối đãi với nhau thành thật, thẳng thắn và thân thiện. Chủ nghĩa cộng sản ở xã hội phương Tây cũng thực thi một loạt kế hoạch nhằm lật đổ, phá hoại nền văn minh phương Tây. Mặc dù nó không cách nào dùng bạo lực, cực quyền để trực tiếp phá hoại nền văn minh phương Tây và văn hóa đại chúng, nhưng nó cũng kích động tư duy và hành vi phụ diện, nổi loạn của người ta để đạt được mục đích phá hoại truyền thống, làm bại hoại nhân luân, suy đồi đạo đức của thế nhân.

Sau khi quân đồng minh giành chiến thắng trong Thế Chiến II, khi người ta vui mừng thì cùng lúc đó đã có một nhóm người hoạt động tích cực trong lĩnh vực tư tưởng, văn hóa. Họ hồi tưởng lại chiến tranh và những trào lưu tư tưởng mới sắp nổi lên mà dẫn dắt con người rời xa truyền thống một cách có hệ thống, những truyền thống vốn kết nối con người với Thần.

Ở Mỹ, cái gọi là “Thế hệ Beat” (Beat Generation) xuất hiện sau Thế Chiến II, chỉ một nhóm nhà văn Mỹ thời hậu chiến vào những năm 1950. Họ là những người đi đầu phong trào văn học và nghệ thuật với mục đích làm bại hoại thế nhân. Mặc dù họ đúng khi phê phán thói đạo đức giả và sự suy đồi đạo đức trong xã hội thời ấy, nhưng lại phản ứng bằng cách bài xích, chà đạp đạo đức truyền thống một cách cay độc. Đa số các thành viên của Thế hệ Beat đều có thái độ bất cần đời, coi rẻ đạo đức, tín ngưỡng. Họ cổ xúy chủ nghĩa tự do vô hạn độ; phóng đại quan niệm tự ngã; cự tuyệt giá trị quan truyền thống; mê đắm với chủ nghĩa thần bí hư ảo, thuốc phiện, phạm tội; sống cuộc sống phóng đãng, hoang dã. Kiểu phê phán triệt để xã hội tư bản, tư sản của họ vừa khớp với hình thái ý thức mà chủ nghĩa cộng sản muốn nhồi vào phương Tây, vì thế mà dễ dàng trở thành công cụ bị chủ nghĩa cộng sản lợi dụng.

Nhiều thành viên của Thế hệ Beat chịu ảnh hưởng sâu sắc của tư tưởng cộng sản và xã hội chủ nghĩa. Chẳng hạn như Jack Kerouac, người sáng lập trào lưu này, trước khi thành danh đã từng viết một cuốn tiểu thuyết ngắn “Sự đản sinh của một người xã hội chủ nghĩa”. Câu chuyện thể hiện sự chống đối của ông đối với xã hội tư bản. [6] Một nhân vật đại biểu khác của phong trào này là Allen Ginsberg, sau này còn công khai trở thành một người cộng sản (xem Chương 11 của cuốn sách này) và ủng hộ ấu dâm. Các tác phẩm của họ không tuân thủ các quy tắc, kết cấu thông thường của tác phẩm truyền thống, về mặt hình thức cũng thường tạp loạn vô chương, ngôn ngữ thô tháo thậm chí thô tục. Tác phẩm của những người này đi ngược với luân thường phản đạo lý, từ phương diện tư tưởng cho đến văn hóa, đã trải đường cho cuộc vận động phản văn hóa những năm 1960 ở phương Tây.

Trong những năm 1960, nhiều trào lưu văn hóa biến dị hơn xuất hiện như hippie, punk, goth v.v. Những trào lưu phản truyền thống này có ảnh hưởng rất lớn ở các thành phố lớn của phương Tây, dẫn dụ hết thế hệ thanh niên này đến thế hệ thanh niên khác tôn sùng bạo lực, ma túy, giải phóng tình dục, ăn mặc kỳ quái, văn hóa đồi phế, sau cùng tiến tới sự hắc ám và cái chết.

Năm 1968, phong trào này lên cao trào vào khoảng thời gian Martin Luther King Jr. và Robert Kennedy bị ám sát, và chiến tranh Việt Nam không ngừng leo thang. Mùa xuân năm 1968, ước chừng hơn 2.000 người hippie ăn mặc quái dị, tụ tập mấy ngày đêm liền ở công viên Golden Gate ở San Francisco để biểu đạt sự phản kháng đối với xã hội bằng những hành vi quái dị, nhạc rock, hát, thơ, thậm chí là lõa thể.

Mùa hè năm 1969, hơn 400.000 người tụ tập với nhau tại lễ hội Woodstock được tổ chức trên một trang trại ở phía Tây Bắc thành phố New York. Họ hò hét khẩu hiệu “tình yêu”, “tự do”, “hòa bình”. Mấy trăm nghìn người cuốn theo nhạc rock mà phóng đãng, cuồng hoan, không lý trí, không câu thúc, kéo người ta vào trào lưu dung tục thấp kém, suy đồi, đạo đức trượt dốc. Woodstock đã trở thành sự kiện văn hóa lớn trong những năm 1960 và hàng thập kỷ sau đó, theo đó, Công viên trung tâm New York, Công viên Golden Gate ở San Francisco, và vùng Woodstock cũng trở thành biểu tượng của cuộc vận động phản văn hóa ở Mỹ.

Khi cuộc vận động phản văn hóa ở Mỹ lên cao trào thì năm 1968, ở Pháp cũng phát sinh một cuộc nổi loạn mà hiện nay gọi là sự kiện “Tháng 5 năm 68”, cuốn theo hàng triệu người trên phạm vi toàn quốc. Nguyên do xảy ra sự kiện này cũng bắt đầu từ hiện tượng sinh viên nổi giận phản kháng, chống đối văn hóa và đạo đức truyền thống. Lúc đó, các trường học có quy định phân tách ký túc xá của nam và nữ sinh rất nghiêm, cấm chỉ học sinh nam nữ tự do ra vào phòng ngủ của bên kia. Bãi bỏ quy định này và đòi “quyền” quan hệ tình dục trong ký túc xá là một trong những mục tiêu chính của các cuộc biểu tình ban đầu này. Sự nổi loạn của sinh viên thời ấy nhận được sự ủng hộ mãnh mẽ của các đảng xã hội chủ nghĩa và cộng sản Pháp. Theo đó, thế hệ thanh niên, thông qua nổi loạn, phản kháng chống đối, mà đi đến hủy hoại quy phạm đạo đức truyền thống truyền thừa cho nhân loại từ thời cổ xưa.

Vào cuối những năm 1960, người ta thường nói có hai trung tâm cách mạng: một là Bắc Kinh, nơi Cách mạng Văn hóa hừng hực như cháy rừng; còn một nơi khác là Paris – chính là sự kiện Tháng 5 năm 68 làm rung chuyển thế giới. Nhiều người gọi sự kiện này là “Cách mạng Văn hóa của phương Tây”. Lúc đó, sinh viên Trung Quốc còn diễu hành, giương băng-rôn ủng hộ các cuộc nổi loạn của sinh viên Pháp. Còn ở Paris xa xôi, những “hồng vệ binh phương Tây” đầu đội mũ quân đội xanh, thân mặc quân trang xanh lục, tay đeo băng đỏ để ủng hộ người theo chủ nghĩa Mao ở Trung Quốc. Họ giơ cao bức chân dung lớn cự đại của Mao Trạch Đông trong đoàn diễu hành dài ngút tầm mắt, và ba chữ M (Marx, Mao, Marcuse) đã trở thành lá cờ tư tưởng của các học sinh sinh viên Paris. [7]

Nhật Bản cũng bắt đầu cuộc vận động phản văn hóa vào những năm 1960. “Tổng Liên hiệp Học sinh Toàn Nhật Bản” (Zengakuren, the All-Japan Student Association, viết tắt là AJSA) do Đảng Cộng sản Nhật Bản thành lập và tổ chức, có ảnh hưởng rất lớn trong học sinh, sinh viên thời đó. Dưới sự khống chế, kích động của đảng cộng sản, và cộng hưởng với cuộc tạo phản của Hồng vệ binh ở Trung Quốc, AJSA đã tổ chức rất nhiều hoạt động diễu hành phản văn hóa, phản truyền thống ở Nhật cùng với các tổ chức sinh viên cánh tả khác như “Phái Xích Quân” (Sekigun, Hồng quân của Nhật Bản) và “Toàn Cộng Đấu”, “(Zenkyoto, Liên hiệp Đấu tranh Các trường học Nhật Bản)”, thậm chí còn uy hiếp xã hội Nhật Bản bằng bạo lực. [8]

Một số quốc gia Mỹ La-tinh và Trung Mỹ cũng mượn tiếng phụ họa theo. Dưới sự ảnh hưởng của Đảng Cộng sản Cuba, cuộc vận động sinh viên trên quảng trường Plaza de las Tres Culturas của Mexico cũng nổi lên một thời. Lúc đó, các nhóm sinh viên cánh tả Mỹ La-tinh còn gửi điện tín tới sinh viên ở Paris để ủng hộ sự kiện Tháng 5 năm 68.

Nhiều người có thể cho rằng loạt sự việc này chỉ là sự trùng hợp lớn. Tuy nhiên, nếu nhìn rộng ra, kỳ thực, toàn bộ cuộc vận động phản văn hóa, phản truyền thống ở cả Đông và Tây phương đều là sự bày binh bố trận tỉ mỉ của phe cộng sản nhằm hủy hoại đạo đức xã hội. Đạo đức truyền thống, giá trị phổ quát mà Thần lưu lại cho con người qua hàng nghìn năm lịch sử lâu dài, nhưng đã bị tàn phá khủng khiếp dưới tác dụng của các cuộc vận động cộng sản toàn cầu. Cuộc vận động này đã khuấy đảo xã hội đang đầy bất mãn, rạn nứt thành ngày càng rối ren, làm bại hoại đạo đức và tư tưởng truyền thống của con người. Văn hóa truyền thống 5.000 năm của Trung Hoa bị coi là “Tứ Cựu” và bị tiêu hủy đến cùng tận trong Đại Cách mạng Văn hóa.

Ở phương Tây nhạc Rock, ma túy, giải phóng tình dục, phá thai, ăn mặc lập dị, và các loại nghệ thuật tiên phong đều xa rời các chuẩn tắc truyền thống và tín ngưỡng chính giáo. Ngoài ra, các hình thức tình dục biến thái như đồng tính luyến ái, tình dục bừa bãi đã trở nên phổ biến, gây ảnh hưởng phụ diện nặng nề, lâu dài cho toàn thể xã hội phương Tây. Văn hóa thần truyền ở phương Tây bị bài xích nặng nề, nền văn minh phương Tây đã mất đi bản sắc và sự huy hoàng.

3. Văn hóa đại chúng và sự hỗn loạn trong xã hội

Sau khi văn hóa truyền thống bị lật đổ, những nhân tố phụ diện của tư tưởng phản truyền thống bắt đầu thẩm thấu vào, những thứ loạn bát nháo ở đâu cũng có thể thấy. Mục này sẽ chỉ ra những hiện tượng hỗn loạn do sự biến dị về văn hóa gây ra trong xã hội Mỹ đương đại. Vì Mỹ là nước đi đầu trong việc khuếch tán văn hóa ra toàn cầu, sự biến dị trong các sản phẩm văn hóa của Mỹ đã gây tác dụng phụ diện to lớn trên toàn cầu. Như chúng tôi đề cập bên trên, ngay cả Trung Quốc, Nhật Bản là những nước hết sức gìn giữ truyền thống và có nội uẩn văn hóa truyền thống hết sức thâm sâu, cũng không cách nào kháng cự được sự xâm nhập của văn hóa biến dị của Mỹ, điều gì cũng tiếp nhận. Nhìn quanh thế giới, các loại hành vi đồi phế và biểu hiện bên ngoài phóng đãng loạn bậy, nổi loạn, phản xã hội, phản đạo đức, bất cần đời, có thể nói là lan tràn khắp nơi.

3.1 Nhạc hip-hop và rock-and-roll

Điều mà âm nhạc truyền thống nhấn mạnh là giáo hóa nhân tâm, bồi dưỡng đạo đức, khiến thân tâm lành mạnh, xã hội hài hòa, thiên nhân hợp nhất. Điều nó đề xướng là đức âm nhã nhạc, kỵ húy những âm nhạc lả lướt, cuồng loạn, dâm dục. Nhưng hôm nay, âm nhạc, ca vũ xuất hiện sự sa đọa đến mức đáng sợ, sự thịnh hành của nhạc hip-hop và rock-and-roll chính là một ví dụ điển hình.

Hiện tượng hip-hop hưng khởi ở Mỹ vào những năm 1970. Nó bắt đầu ở nơi đầu đường góc phố, ban đầu là từ khu người da đen, sau đó ảnh hưởng tới người Mỹ gốc La-tinh và dân nhập cư Jamaica vào Mỹ, v.v. Âm nhạc hip-hop, hay nhạc rap, thường biểu hiện tâm tình bất mãn đối với xã hội và chính trị trong ca từ. Ở các khu người nghèo, những người không có việc làm lại hưởng ứng loại âm nhạc này. Do vậy, hiện tượng hip-hop và những hoạt động đi kèm như break dance, graffiti, v.v. có thể nói là xuất thân từ nơi bần cùng, rảnh rỗi. Nội dung chủ yếu của rap là bạo lực, súng ống, sắc tình, dâm uế, đồi phế, chủ nghĩa phân biệt chủng tộc, và sự bần cùng, tất cả được coi như một phần bình thường của cuộc sống, được biểu hiện qua lời ca mà truyền nhau hát.

Vài chục năm nay, rap, breakdance, v.v. từ New York đi ra đã trở thành mốt thời thượng trên toàn cầu. Rất nhiều thành phố ở Châu Á, châu Âu, thậm chí châu Phi, đi đến đâu người ta cũng thấy hiện tượng Hip-hop. Mặc dù loại âm nhạc này thể hiện rõ sự bại hoại về đạo đức khi tập trung vào chủ đề khiêu dâm, giết người, bạo lực, và ma túy, song nó vẫn được chấp nhận và suy sùng, thậm chí còn được đăng đường ở cả những nhà hát nổi tiếng thế giới.

Trong vở nhạc kịch Hamilton ở Nhà hát Broadway, câu chuyện về Alexander Hamilton, bộ trưởng tài chính đầu tiên của Mỹ thời lập quốc, được chuyển tải thành một bản rap mà biểu diễn trên sân khấu. Vở nhạc kịch này đã chấn động giới biểu diễn nghệ thuật của Mỹ, còn được rất nhiều giải thưởng lớn. Nó được biểu diễn ở Trung tâm Kennedy ở Washington D.C. trong gần ba tháng. Vở diễn đã đạt kỷ lục bán vé ở Broadway, và những chiếc vé đắt tiền đôi khi phải lấy số xếp hàng trên mạng hàng giờ đồng hồ mới mua được. [9]

Khởi nguồn của nhạc rock-and-roll sớm hơn hip-hop một chút, có thể phải truy ngược về những năm 1940. Khác với hip-hop dùng nhịp điệu, lời nói để giữ tiết tấu, nhạc rock-and-roll dựa vào tiếng trống và đàn guitar để đệm cho lời hát. Nhạc rock-and-roll có rất nhiều mối liên hệ với thế hệ Beat. Đa số những tay nhạc rock đều chịu ảnh hưởng của thế hệ Beat, bản thân giữa họ với nhau cũng thường đi lại và hợp tác.

Đến những năm 1960, nhạc Rock trở thành loại âm nhạc đi kèm với cuộc vận động phản văn hóa. Nó đưa người ta vào trạng thái điên cuồng không lý tính. Giọng hát cuồng loạn, tấu kèm âm thanh guitar điện méo mó, nhịp trống nhanh và dồn dập khiến người ta phóng túng bản năng sinh lý và dục vọng của bản thân, mất đi sự tiết chế lý tính, phóng đại ma tính vốn bị ức chế bởi lý tính trong trạng thái bình thường – trong nhiều trường hợp, người nghe âm nhạc này đã trao tự ngã cho các âm linh tầng thấp khống chế.

Tệ hơn, tinh thần chủ đạo của nhạc rock mang nặng chủ nghĩa hư vô, nhiều thể loại nhạc rock cổ vũ những hành vi tiêu cực khác. Cái gọi là nhạc Rock mê huyễn (Psychedelic rock) cổ vũ người ta dùng ma túy, còn những loại nhạc rock âm ám hơn cổ vũ người ta nổi loạn, tự sát, suy sùng bạo lực, đồng tính luyến ái, cổ vũ người ta lang chạ và dâm loạn, và bài xích hôn nhân. Ca từ trong nhạc rock mang đầy sự thô tục, dâm uế, mơn trớn, thậm chí còn lấy việc suy sùng ma quỷ, lăng mạ Thần làm vui.

Ví dụ, có những người được gọi là siêu sao nhạc rock lợi dụng những ca từ biểu hiện sự khiếm nhã, tục tĩu mà quấy rối tình dục những thiếu nữ vị thành niên một cách đường hoàng công khai, rót vào đầu người nghe một loại văn hóa xâm phạm giới tính, khiêu dâm, khiến người ta không còn nhạy cảm với vấn đề này nữa. Còn có những ca từ mang đầy sự khiêu khích và sát khí: “Này, tên ta là Đảo loạn/ Ta muốn hét và ta muốn thét/ Ta muốn giết Quốc vương/ Ta muốn xỉ vả đám người hầu của hắn” (ca từ trong bài hát “Kẻ đánh nhau trên phố” (Street Fighting Man) của ban nhạc The Rolling Stones). Còn có bài hát mang tên “Đồng cảm với ma quỷ” (Sympathy for the Devil). Có một album thể loại nhạc rock mê huyễn tên là “Yêu cầu của bệ hạ Satan”(Their Satanic Majestic Request). Còn có bài hát nổi tiếng mang tên “Đường cao tốc tới địa ngục” (Highway to Hell) khiến người ta kinh tâm hơn: “Hỡi Satan/ Đã trả phí của ta rồi… Ta đang trên đường cao tốc dẫn đến địa ngục”. Có những bài hát nhạc Rock ca ngợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản một cách lộ liễu, ví như có một bài hát lưu hành hết sức rộng rãi tên là “Tưởng tượng” (Imagine), thách thức người nghe tưởng tượng ra một xã hội cộng sản không có thiên đường và địa ngục, không có tôn giáo, không có quốc gia, không có tài sản tư nhân.

Ngay cả tín ngưỡng tôn giáo cũng khó mà kháng cự được trước ảnh hưởng cực xấu của nhạc rock. Vốn dĩ âm nhạc của giáo đường Cơ đốc giáo là để ca ngợi Thần mà thôi, còn nhạc rock-and-roll thì bị bài xích vì dung túng tội ác. Song, với sự thịnh hành của nhạc rock-and-roll, ngạc nhiên thay, âm nhạc cận đại của giáo đường Cơ đốc lại có thể hấp thu các yếu tố của nhạc Rock để hấp dẫn thanh niên, từ đó mà sản sinh ra cái gọi là “Âm nhạc Cơ đốc giáo đương đại” (Contemporary Christian Musics). [10]

Đi kèm với nhạc rock-and-roll thường là ngoại tình, bạo lực, buồn chán, lạm dụng ma túy, sa đọa, và bài xích bất cứ đức tin nào vào Thần. Những hành vi bại hoại mà tín ngưỡng và đạo đức truyền thống không cho phép thì đều thuận theo sự xuất hiện của nhạc rock mà phát sinh.

3.2 Ma túy

Lạm dụng ma túy đã trở thành vấn đề toàn cầu trong mấy thập kỷ qua. Tra đến căn nguyên, thì cuộc vận động phản văn hóa là tác nhân của hiện tượng lạm dụng ma túy trên diện rộng ở xã hội phương Tây thời kỳ đầu. Trong cuộc vận động đạp đổ đạo đức của giai cấp tư sản, những người hippie ra sức giải thể và phá hoại mọi truyền thống, đồng thời tạo nên một bộ tín ngưỡng, tiêu chuẩn đạo đức, và lối sống của riêng họ; họ coi những cuộc phiêu lưu với ma túy gây ảo giác (LSD) và nấm ma thuật (psilocybin mushroom) là khám phá thế giới tinh thần; họ dùng thuốc kích thích như amphetamine, cocaine để tăng sự hưng phấn và heroin và barbiturate để ức chế thần kinh… đều là để đưa họ ra khỏi thế giới hiện thực và đi vào một trạng thái khác.

Ngoài ra, trong cuộc vận động phản văn hóa, không ít thanh niên có hứng thú nhiệt thành với các môn tu luyện và triết lý phương Đông, mà các loại thuốc gây ảo giác lại cho họ con đường tắt, không cần đả tọa gian khổ, không cần tu luyện tâm tính của bản thân, chỉ cần dùng một lượng nhỏ thuốc mê huyễn này là có thể trong ảo giác mà dường như có thể thể nghiệm được trạng thái tâm linh nào đó, nhưng đều là hư ảo. Trên thực tế, dùng ma túy thực chất là giao thân thể của bản thân cho ma quỷ, âm linh tầng thấp khống chế, chứ không có quan hệ gì với các môn tu luyện chân chính, chính thống. Điều đáng buồn là, những trải nghiệm hoang đường này lại có thể hấp dẫn được một số người có khát vọng tâm linh đích thực, dẫn họ đi lạc vào đường tà, ly xa khỏi con đường tìm kiếm ý nghĩa của sinh mệnh.

Khá nhiều ngôi sao nhạc pop, nhạc rock qua đời ở tuổi hai mấy, ba mấy do dùng ma túy quá liều. Trong xã hội Mỹ đương đại, cuộc chiến dài nhất, đau thương nhất có lẽ là cuộc chiến với ma túy. Cho dù Mỹ đã qua hàng chục năm dốc sức bắt giữ và giám sát hàng triệu kẻ buôn lậu ma túy, các quan chức chính phủ cũng liên tục đốc thúc người dân “nói không” với ma túy, nhưng các loại ma túy phi pháp vẫn tràn lan. Từ năm 2000 đến nay, đã có hơn 300.000 người Mỹ chết vì dùng quá liều các loại thuốc chứa ma túy. Ngày 26/10/2017, Tổng thống Trump tuyên bố “khủng hoảng ma túy” là “tình trạng khẩn cấp của y tế công cộng”, và đề ra phương hướng đấu tranh với vấn nạn này. [11]

Theo báo cáo năm 2017 của Viện nghiên cứu Quốc gia về Tình trạng Lạm dụng Ma túy ở Thanh thiếu niên, cần sa cũng được sử dụng tràn lan trong học sinh, sinh viên: trong số học sinh lớp 12, có đến 45% thừa nhận từng dùng cần sa, 37,1% dùng trong một năm qua; 71% học sinh trung học cho rằng thường xuyên dùng cần sa là vô hại. [12]

Dùng thuốc lắc, hút cần sa đã trở thành “mốt thời thượng” của thanh niên. Hơn nữa, các loại ma túy mới và mạnh hơn lại liên tục xuất hiện. Chẳng hạn như, heroin tẩm fentanyl có độc tính còn mạnh hơn heroin gấp nhiều lần. 30 mg heroin có thể khiến người ta tử vong, mà fentanyl chỉ cần 3 mg đã đủ gây tác dụng tương đương. [13] Fentanyl thậm chí còn từng được gọi là vũ khí hóa học. Vậy mà, loại ma túy hủy diệt này đang tràn ngập đường phố Mỹ với tốc độ kinh người, nó giết chết nhiều người hơn bất cứ loại thuốc phiện nào khác, bởi vì việc dùng quá liều là quá dễ xảy ra.

Theo Viện Nghiên cứu về nạn Lạm dụng Ma túy Quốc gia (National Institute of Drug Abuse, NIDA), năm 2016, trong số 65.000 người chết vì dùng ma túy quá liệu, có đến 20.000 người chết vì fentanyl. [14] Nạn buôn lậu ma túy chứa fentanyl từ Trung Quốc liên tục xuất hiện trên mặt báo. Tháng 7/2018, khi chính quyền cảng Philadelphia tiến hành thanh tra thông thường, họ đã phát hiện và bắt giữ gần 50kg (110 pound) fentanyl trong lô hàng từ Trung Quốc, với trị giá bán trên phố là 1,7 triệu USD. [15]

Ở Trung Quốc, hút ma túy cũng đang trở thành khối u ác của xã hội. Sản xuất điều chế và lạm dụng ma túy, đặc biệt là ma túy tổng hợp, xuất hiện tràn lan. Ngoài ra, việc lợi dụng internet để mua bán ma túy cũng vượt ngoài tầm kiểm soát. Theo một báo cáo năm 2015 của Ủy ban Kiểm soát Ma túy Quốc gia Trung Quốc, số người dùng ma túy trái phép của Trung Quốc vượt quá 14 triệu người. Con số thực có thể còn cao hơn vì ma túy đang lan rộng đến cả nhân viên văn phòng, người làm nghề tự do, giới giải trí, và cả các giới công chức, viên chức [16] “Báo cáo về Tình hình Ma túy ở Trung Quốc năm 2017” của Ủy ban Kiểm soát Ma túy Trung Quốc cho thấy các cơ quan chống ma túy trên cả nước đã phá trên 140.000 vụ án ma túy, dập được 5.534 nhóm buôn lậu ma túy, bắt giữ 169.000 kẻ tình nghi buôn lậu ma túy, thu giữ 89,2 tấn ma túy, và tiến hành 870.000 lượt khám xét đột xuất và phát hiện 340.000 người mới sử dụng ma túy. [17]

Sử dụng ma túy khiến người ta mất đi lý trí, rất dễ bị nghiện mà khó thoát ra được, khiến người ta mất mạng vì hút ma túy quá liều, gia đình tan nát, thân bại danh liệt, quẫn quá mà làm liều, bước sang con đường của tội phạm. Sử dụng và buôn bán ma túy có họa hại vô cùng với cá nhân, gia đình, và toàn thể quốc gia. Nó đã trở thành một tệ nạn trong xã hội hiện đại.

3.3 Văn hóa phẩm đồi trụy

Trong các loại cách mạng mà chủ nghĩa cộng sản cổ động, thì loại thực hiện triệt để nhất có lẽ phải nói đến cách mạng tình dục. Nếu như nói chiếm đoạt quyền lực chính trị là cách mạng đối với những thành phần hữu hình của xã hội thì giải phóng tình dục là cuộc cách mạng cộng sản kích động từ bên trong con người.

Thuyết toàn tính luyến ái (pansexualism) của Freud, một loại thuyết coi mọi sở thích và dục vọng của con người đều xuất phát từ bản năng tình dục, tạo cơ sở lý luận cho giải phóng giới tính, còn sự xuất hiện của thuốc uống tránh thai lại tạo điều kiện phân tách hoạt động tình dục khỏi sinh sản. Cách mạng tình dục đã phá vỡ luân lý truyền thống, dẫn khởi và xúc tiến các phong trào của phái cấp tiến như nữ quyền, phá thai, quan hệ trước hôn nhân, và quan hệ đồng tính. Tất cả những điều này đã gây tác động xấu cực lớn đối với trật tự xã hội mà Thần đặt định cho con người, cũng mang đến nhiều tệ nạn xã hội.

“Giải phóng tình dục” còn tạo ra quan niệm biến dị rằng “hưởng thụ tình dục” và “mua bán tình dục” là nhân quyền cơ bản. Nó làm sụp đổ luân lý đạo đức và sự ước thúc tình dục truyền thống, khiến tình dục biến thành một loại “trò chơi”, một phương thức hưởng lạc, biến con người thành công cụ tình dục, mở cửa đập cho sắc tình tràn lan và phá hoại xã hội.

Những năm 1950, tạp chí “Play boy” khởi tác dụng góp gió thành bão khiến người ta phóng túng tình dục, kiếm tiền từ văn hóa phẩm đồi trụy. Khẩu hiệu “Hãy làm tình, đừng chiến tranh” được rêu rao khắp nơi trong thời phản chiến, năm 1969 đã xuất hiện một bộ phim nude (khỏa thân) đầu tiên mang tên Blue Movie. Cùng với sự kích động của nhạc Rock và sự phóng đãng, đi ngược lại mọi truyền thống, phương Tây đã bắt đầu một thời đại “sắc tình thời thượng” kéo dài 15 năm (1969-1984).

Quy mô của ngành công nghiệp khiêu dâm ngày nay đủ để khiến người ta kinh tâm động phách. Theo ước tính trên toàn cầu, ngành công nghiệp này có doanh thu gần 100 tỷ USD mỗi năm, chỉ riêng nước Mỹ đã là từ 10 đến 20 tỷ USD. [18] Trong những năm 1970, phim khiêu dâm chỉ xuất hiện trên màn ảnh của những rạp chiếu phim dành cho người lớn. Đến đầu những năm 1980, đầu video gia đình trở nên phổ biến, đã đưa phim ảnh đến hàng triệu hộ gia đình. Cuối những năm 1990, sự phổ cập của internet, và sau này là thời đại điện thoại thông minh đã mang văn hóa phẩm đồi trụy đến tận tay người ta.

Ngành công nghiệp khiêu dâm của Nhật Bản đã trở thành một bộ phận của cuộc sống xã hội. Bước vào siêu thị, trên cả một giá tạp chí thì hầu như một nửa là tạp chí và truyện hài người lớn; mở TV, trong các chương trình đêm khuya cũng thường xuyên xuất hiện hình ảnh của các diễn viên khiêu dâm. Các nữ diễn viên khiêu dâm được dựng lên như những thần tượng tuổi teen, đường hoàng xuất hiện trên các kênh truyền thông lớn. Ngành công nghiệp khiêu dâm của Nhật Bản đã gây ảnh hưởng tiêu cực nghiêm trọng đến toàn bộ châu Á.

Sự xuất hiện của internet và điện thoại thông minh đã mang đến những thay đổi hết sức to lớn cho ngành công nghiệp khiêu dâm. Toàn bộ nội dung khiêu dâm mà một người trưởng thành trong những năm 1980 mới có thể có tiếp xúc đến, thì bây giờ, một đứa trẻ chỉ vài phút đã có thể tiếp cận. Trước đây, trẻ em sau giờ học thường chơi đá bóng, chơi trò chơi, hiện giờ, không ít trẻ em dành thời gian sau giờ học để chơi xem những thứ khiêu dâm. Một bé trai người Anh 12 tuổi sau khi nghiện các sản phẩm khiêu dâm trên mạng internet đã cưỡng gian em gái của mình. [19] Một công tố viên tham gia vào vụ án cho biết: “Những vụ án kiểu này sẽ xuất hiện ngày càng nhiều ở tòa án vì những thứ văn hóa phẩm khiêu dâm lộ liễu mà thanh thiếu niên hiện nay tiếp cận.”

Hậu quả của việc trẻ em tiếp xúc với những thứ khiêu dâm là nghiện hành vi tình dục; có hoạt động và nhu cầu tình dục sớm; tần suất tội phạm tình dục gia tăng; đạo đức băng hoại; cho rằng tình dục không liên quan gì với hôn nhân, tình cảm, mà chẳng qua chỉ là một loại dịch vụ có thể mua bán theo nhu cầu; cho rằng những hành vi tình dục trong các văn hóa phẩm khiêu dâm là bình thường; đối với các hành vi loạn tính phản đạo đức thì cũng lâu dần thành quen.

Ở đại đa số các quốc gia châu Âu, mại dâm còn là hợp pháp, nhiều người châu Âu còn coi đó là một nghề. Năm 1969, Đan Mạch trở thành quốc gia đầu tiên hợp pháp hóa ngành mại dâm. Nước láng giềng Na Uy từng là quốc gia có những hạn chế khắt khe nhất châu Âu về mại dâm, mà đến năm 2006, cũng đã hợp pháp hóa ngành này. [20] Ở Đan Mạch, có trường hợp mua dâm còn được hưởng trợ cấp của chính phủ. Chẳng hạn, nếu người tàn tật đệ đơn đăng ký với chính phủ và được duyệt thì có thể tới nhà thổ bằng tiền của người nộp thuế do chính phủ trả; điều này gọi là bảo đảm “quyền bình đẳng” cho họ. [21] Việc này thực ra là chính chủ trương của nhà sáng lập của chủ nghĩa xã hội không tưởng Charles Fourier trong thế kỷ 19.

Trung Quốc từng được biết đến là một xã hội cấm dục, nói đến tình dục là mặt biến sắc, nhưng cũng đã hòa vào làn sóng cách mạng tình dục. Trong tất cả các chính sách trong cuộc cải cách mở cửa của Trung Cộng, thì “thành công” nhất—vượt xa công cuộc mở cửa nền kinh tế hay thể chế chính trị—phải nói đến giải phóng tình dục. Chỉ trong vòng 30 năm mà đã thay đổi triệt để từ “kỷ luật cách mạng” thành “giải phóng tình dục”. Ở Trung Quốc có thể nói là mại dâm ở khắp mọi nơi, phong thái chung của xã hội có thể nói là cười người nghèo chứ không cười kỹ nữ, bao bà hai, bà ba, bà N đã trở thành cái vốn để khoe khoang của các quan chức, cả xã hội trên dưới cạnh tranh bắt chước lẫn nhau. Trung Hoa đại địa bị làm cho trở thành ô yên chướng khí.

Có người nói Trung Quốc là công xưởng của thế giới, kỳ thực Trung Quốc còn xuất khẩu cả gái mại dâm ra các nơi trên thế giới, trong đó phải kể đến Nhật Bản, Malaysia, Trung Đông, Mỹ, châu Âu, thậm chí là châu Phi. Các ước tính năm 2018 cho thấy các quốc gia cận Sahara và phía Nam châu Phi có 13.000 đến 18.500 gái mại dâm Trung Quốc. [22]

Các nước Đông Nam Á, Nam Mỹ cũng vậy. Rất nhiều thành phố đã trở thành điểm đến lớn của du lịch tình dục, vốn là bất hợp pháp, nhưng đã trở nên quá phổ biến để đóng góp vào tăng trưởng kinh tế. Ngay cả các nước Hồi giáo như Ai Cập, Tunisia, Sudan, ngành công nghiệp khiêu dâm—dù bị cấm trong đạo Hồi—nhưng vẫn ngấm ngầm hoạt động mạnh mẽ.

Ảnh hưởng trực tiếp nhất đối với một xã hội có tình trạng khiêu dâm tràn lan là phá hoại gia đình và hôn nhân, đó là nguyên nhân vì sao nó được gọi là “kẻ sát hại gia đình thầm lặng” (the quiet family killer). Xem những nội dung khiêu dâm khiến người ta mất đi hứng thú với các mối quan hệ gia đình lành mạnh, trong khi lại phóng túng dục vọng, làm nảy sinh nhu cầu tình dục mà phải thỏa mãn bằng quan hệ ngoài hôn nhân, và còn tệ hơn thế. [23]

Trong một cuộc điều trần tại Thượng việ Hoa Kỳ năm 2004, Tiến sĩ Jill Manning chia sẻ một số số liệu liên quan đến sắc tình và hôn nhân.

Năm 2004, theo văn bản của thượng nghị viện Mỹ, Tiến sỹ Pat Fagan đã trình bày những số liệu về một cuộc điều tra của các luật sư hôn nhân và ly hôn, cho thấy 56% các vụ ly hôn là do một bên “bị nghiện các trang web khiêu dâm”. [24]

Cuộc họp thường niên năm 2016 của Hiệp hội Xã hội học Mỹ có trình bày một báo cáo nghiên cứu cho thấy tỷ lệ ly hôn ở những gia đình có một bên xem nội dung khiêu dâm cao gấp đôi so với những gia đình không có bên nào xem. Nghiên cứu này cho thấy, nếu người chồng xem phim khiêu dâm, tỷ lệ ly hôn tăng từ 5% đến 10%; nếu vợ xem phim khiêu dâm thì tỷ lệ ly hôn tăng từ 6% đến 18%; tuổi càng trẻ càng dễ ly hôn. [25]

Trước những năm 1950, mọi quốc gia, dù là phương Đông hay phương Tây, đều coi quan hệ trước hôn nhân là bất chính, đi ngược lại với lời răn của Thần đối với con người. Áp lực xã hội và dư luận cũng có tác dụng kiềm chế những sự việc như vậy. Nếu chàng trai và cô gái nào có thai trước hôn nhân, thì họ nhất định phải lãnh trách nhiệm, phải kết hôn lập gia đình và cùng nuôi con. Thời đó phổ biến cho rằng nếu một người đàn ông khiến một cô gái mang thai thì phải kết hôn với cô ấy, không có lựa chọn nào khác.” [26] Đã làm một việc sai thì phải gánh lãnh trách nhiệm về việc đó.

Nhưng khi đạo đức trượt dốc, dưới sự dẫn dắt của giải phóng tình dục, từ những năm 1960 đến nay, việc sinh con ngoài hôn nhân đã tăng mạnh. Sự việc này phát sinh ngay từ khi ngành công nghiệp khiêu dâm gây tác động lớn tới ý thức của công chúng. Năm 1964, ở hầu hết các quốc gia phát triển, tỷ lệ có thai ngoài hôn nhân còn chưa đến 10%; đến năm 2014, tỷ lệ này đã lên đến 1/3. Ở Mỹ, tỷ lệ có thai ngoài hôn nhân bình quân là 40%, và lên đến 71% ở người Mỹ gốc Phi. Trong 140 triệu trẻ em ra đời năm 2016, ước chừng 15% hay 21 triệu bé được sinh ra ngoài hôn nhân. [27]

Những gia đình đơn thân, có thai ngoài hôn nhân, ly hôn thường gặp cảnh nghèo. Rồi chính những gia đình này lại trở thành gánh nặng cho hệ thống phúc lợi xã hội.

3.4 Trò chơi điện tử

Nhiều trẻ em ngày nay dành rất nhiều giờ chơi trò chơi điện tử, hay game, mỗi ngày. Các nhà sản xuất làm cho game ngày càng sống động, như thật, và có tính tương tác, ngày càng nhiều nhân tố bạo lực và sắc tình. Trẻ em, và cả người lớn, rất dễ nghiện game không dứt ra được. Hiện tượng này đã trở thành việc khiến phụ huynh, trường học, thậm chí là chính phủ rất đau đầu. Game đã trở thành một loại văn hóa đại chúng đi theo người ta trong quá trình lớn lên, nhưng đây là loại văn hóa gì vậy? Là văn hóa hủy diệt con người, không khác gì ma túy. Những người bị mê đắm vào game căn bản là không thể tỉnh táo, khách quan mà nhìn ra được những tai hại của game. Họ chỉ cho rằng game chỉ là thú vui, hứng thú, họ sẽ không từ bỏ chừng nào chưa thắng, chưa lên bàn, đánh bại quân tướng, v.v..

Hơn nữa, các trò chơi điện tử ngày nay, từ hình vẽ đến tình tiết đều cổ xúy bạo lực, giết chóc, mang nội dung sắc tình hay máu lạnh. Nói đơn giản là, những tín tức được truyền sẽ khơi dậy ma tính của con người, đều là thứ không phù hợp với thanh thiếu niên đang tuổi trưởng thành. Rất nhiều trò chơi điện tử kích thích khoái cảm từ việc giết chóc, phá hoại, bạo lực, và tranh đấu có thể khiến thanh thiếu niên trở nên vô cảm, có tư tưởng và hành vi thiếu lành mạnh, thậm chí có thể dẫn đến phạm tội.

Trò chơi điện tử trực tuyến, còn gọi là “game online”, lại càng dễ gây nghiện. Trước đây, các trò chơi là dùng để giết thời gian khi người ta có một mình, buồn chán. Còn hiện giờ, game online đã trở thành một môn “thể thao” mà nhiều người chơi có thể tham gia, thi đấu với nhau. Bởi vậy, game online đã trở thành một hoạt động xã hội, đặc biệt là với trẻ em. Vì rất nhiều người chơi có sự tương tác trong game, nên người ta sẽ thi đấu và chìm đắm trong thế giới ảo của game.

Rất nhiều công sức, tiền bạc đổ vào game. Những đứa trẻ không chơi game có thể trở thành kẻ lạc loài trong chúng bạn. Vì thế, ngay cả phụ huynh cũng buộc phải cho con tham gia cộng đồng game trực tuyến, đành mở to mắt nhìn con mình dần thành kẻ nghiện game. Game chiếm dụng của trẻ em một lượng lớn thời gian học tập, hoạt động ngoại khóa, giao tiếp thông thường giữa người với người, khiến các em trở thành tù binh của game.

Một học giả chia sẻ về kinh nghiệm của chính mình. Con trai 12 tuổi của ông chỉ được phép chơi game vài giờ vào dịp cuối tuần sau khi làm xong bài tập. Nhưng nếu để cháu bé tự quyết định, thì mỗi ngày cháu có thể chơi game cả ngày, chẳng cần tắm, cơm cũng không cần ăn. Nghiên cứu của học giả này cho thấy, trò chơi điện tử đã chiếm lĩnh toàn bộ thời gian giải trí của giới trẻ. Thanh niên, nhất là những người có trình độ học vấn thấp ngày càng dành nhiều thời gian tìm vui trong game mà mất đi thời gian cho công việc ở thế giới thực. [28] Loại hiện tượng này đang tồn tại phổ biến ở Mỹ và các quốc gia phát triển khác.

Học giả này nhận thấy game đã tạo nên hiện tượng ngày càng nhiều thanh niên không đi làm, mà sống ỷ lại vào cha mẹ. Nếu cứ như vậy, đến khi họ trở thành cha mẹ, họ cũng không thể kiếm sống, không nâng cao được trình độ hoặc tìm được công việc tốt hơn vì thời trẻ đã lãng phí quá nhiều thời gian vào game. Đến thế hệ sau họ thì ngay cả cơ hội ỷ lại vào cha mẹ cũng không có. Chơi trò chơi điện tử đã đạt đến mức phá hoại trạng thái sinh hoạt bình thường của nhân loại.

Trò chơi điện tử chính là “thuốc phiện tinh thần”. Thứ thuốc phiện này khác với heroin ở chỗ heroin bị cấm ở khắp nơi trên thế giới, còn trò chơi điện tử lại được một số quốc gia coi là ngành công nghiệp quan trọng. Hậu quả là gì? Chính là các công ty đang sản xuất ma túy hủy hoại thế hệ sau, còn những quốc gia coi trọng game đang hủy diệt đi tương lai của chính họ.

Sự xuất hiện của mạng internet và điện thoại di động mở ra một thị trường còn lớn hơn cho ngành sản xuất trò chơi điện tử. Cơ quan nghiên cứu Newzoo, trong Báo cáo Thị trường Game Toàn cầu tháng 4/2018 đã dự báo người chơi game trên toàn cầu sẽ chi đến 137,9 tỷ USD cho game trong năm 2018, tăng 13,3% so với năm trước. Hơn một nửa doanh thu từ game dự báo là từ phân khúc người dùng điện thoại di động. Doanh thu từ game công nghệ số chiếm 91% thị trường toàn cầu.

Báo cáo này còn dự đoán thị trường game sẽ giữ được mức tăng trưởng hai con số trong 10 năm tiếp theo. Ở nhiều quốc gia, trong khi mức tăng trưởng GDP đang vật lộn ở mức một con số thì ngành game vẫn tiếp tục bứt phá. Chỉ riêng game trên điện thoại dự kiến đến năm 2021 sẽ đạt 100 tỷ USD. Báo cáo cho hay, ba nước dẫn đầu thị trường game toàn cầu năm 2018 sẽ lần lượt là Trung Quốc, Mỹ, Nhật Bản, trong đó Trung Quốc chiếm 28% thị phần. [29]

Những người tin Thần nên biết rằng, Thần tạo ra con người, cũng đặt định cho con người phương thức sinh sống chính thường, gồm cả phương thức giải trí. Khi con người bước đi trên con đường ngay chính thì sẽ đắc được sự cứu độ của Thần, còn nếu rời xa Thần, chống lại Thần, đi trên con đường mà ma quỷ an bài thì chỉ có thể Thần bị bỏ mặc, bị ma quỷ hủy đi.

Các trò chơi truyền thống, hoạt động thể dục và các hoạt động ngoài trời khác chịu sự hạn chế của tự nhiên, thời tiết, công cụ và thể lực, nên người ta không dễ mắc nghiện. Còn trò chơi điện tử lại không tồn tại những hạn chế đó, có thể mời gọi người mê đắm trong thế giới ảo của game đến quên ăn quên ngủ. Điều này, cùng với thực tế là game hầu như không có giá trị mở mang trí tuệ, sẽ khiến người chơi game ngày càng chịu ảnh hưởng của những nhân tố xấu.

3.5 Văn hóa bạo lực

Ở Mỹ, từ năm 1960 đến năm 2016, tổng dân số tăng 1,8 lần, mà tổng số ca phạm tội tăng 2,7 lần, số vụ bạo lực tăng tới 4,5 lần. [30]

Theo nhà tội phạm học Grant Duwe, trong 50 năm trước vụ nổ súng quy mô lớn ở Trường Đại học Texas năm 1966, chỉ có 25 vụ nổ súng hàng loạt ở nơi công cộng, khiến hơn 4 người tử vong. Từ đó đến nay, các vụ nổ súng hàng loạt ngày càng gây nhiều án mạng. [31] Từ vụ nổ súng Killeen ở Texas năm 1991 khiến 23 người chết, đến vụ thảm sát 58 người ở Las Vegas năm 2017, vụ sau lại kinh hoàng hơn vụ trước.

Số vụ khủng bố trên thế giới tăng từ 650 vụ vào năm 1970 đến 13.488 vụ năm 2016, tăng gấp 20 lần. Từ sau vụ khủng bố 11/9/2001, các vụ tấn công khủng bố đã tăng 160%. [32]

Những hành động bạo lực trong thế giới thực phản ánh những gì chúng ta trải nghiệm trong cuộc sống hàng ngày. Không chỉ có âm nhạc cường liệt của nhạc Rock kim loại nặng mang đầy bạo lực, đại đa số các loạt giải trí, kể cả phim ảnh, truyền hình, trò chơi điện tử, đều chứa hoặc lấy bạo lực làm chủ đề. Rất nhiều tác phẩm điện ảnh, truyền hình đều khắc họa xã hội đen, bang phái, kẻ cướp bằng hình tượng chính diện, tạo cho những hình tượng phụ diện này vẻ cuốn hút, khả kính, khiến người ta không chỉ không còn phản cảm, mà còn bắt đầu muốn phạm tội và gia nhập băng đảng xã hội đen.

Sự xuất hiện của trò chơi điện tử càng tạo cho người ta kênh để tôn vinh bạo lực, một kênh tương tác, cho phép chính người chơi sử dụng bạo lực trong các trò chơi điện tử. Nếu như phim ảnh, truyền hình chỉ rót bạo lực vào đầu người ta theo một chiều, thì người chơi game lại chủ động trải nghiệm bạo lực trong game với những cảnh chém đầu, chặt chân tay, máu bắn tung tóe—còn vượt qua giới hạn bình thường của phim ảnh.

Trong một nghiên cứu năm 2013, các nhà nghiên cứu phân tích những bộ phim được sản xuất từ năm 1985 đến năm 2012, phát hiện trong các phim ăn khách thuộc loại PG-13, các cảnh súng ống bạo lực đã tăng gấp đôi. [33] Một nghiên cứu tiếp sau đó cũng cho thấy xu thế này tiếp tục duy trì cho đến nay. [34] Năm 2008, Trung tâm Nghiên cứu Pew phát hiện có đến 97% thanh thiếu niên từ 12 đến 17 tuổi chơi trò chơi điện tử, trong đó 2/3 chơi những trò chơi điện tử có nội dung bạo lực. [35]

Đối diện với vấn đề bạo lực không ngừng gia tăng trong xã hội, từ các chuyên gia, học giả cho đến công chúng đã không ngừng đưa ra lý luận và giải pháp, từ việc hạn chế nghiêm ngặt hơn bằng pháp luật và thi hành pháp luật kiên quyết hơn, cho đến tư vấn tâm lý cho công chúng. Nhưng những phương án này chẳng qua chỉ là chặt tỉa cành của cái cây độc, chứ chưa nhổ được tận gốc của nó.

Khi cố ý đưa bạo lực và tội phạm ngập tràn trong văn hóa đại chúng, các nhân tố cộng sản đang khiến ngày càng nhiều người không còn nhạy cảm với nội dung loại này mà thấy bình thường, còn có một bộ phận bị những nội dung này dẫn động mà bắt chước theo, khiến cho bạo lực trở thành hiện thực xã hội. Bằng việc hủy hoại văn hóa truyền thống, làm băng hoại ý thức đạo đức của con người, chủ nghĩa cộng sản đang khiến con người rời xa Thần mà tìm cách thỏa mãn dục vọng và ham muốn vật chất vô độ. Đây mới là nguyên nhân căn bản thực sự của các vấn đề xã hội.

3.6 Thời trang biến dị

Trong xã hội ngày nay lưu hành các loại trang phục, hành vi kỳ quái, cho đến các nhân tố văn hóa đại chúng nhìn nhiều thành quen, trên bề mặt nhìn thì tưởng như đó là biểu hiện của “tự do biểu đạt” hay “trào lưu thời thượng”, kỳ thực đều không phải là xuất hiện ngẫu nhiên. Tra đến nguồn gốc, thì phía sau rất nhiều cách ăn mặc, hành vi đều có mang theo nhân tố xấu. Chỉ là, qua thời gian, rất nhiều người đã quen mà coi là bình thường, thấy cái quái lạ mà không cho là lạ, những nhân tố xấu đó đã tự nhiên trở thành một bộ phận được chấp nhận trong cuộc sống hàng ngày của con người. Xin được nêu vài ví dụ.

Việc con gái để tóc ngắn quá vai (bob haircut) mà người ta đã quen thuộc ngày nay, kỳ thực bắt nguồn từ “Cô nàng đỏm dáng” (flapper) ở phương Tây những năm 1920. Chịu ảnh hưởng của làn sóng thứ nhất của phong trào nữ quyền và giải phóng tình dục (xem Chương 7 của cuốn sách này), họ mặc váy ngắn, cắt tóc ngắn, nghe nhạc jazz, trang điểm đậm, uống rượu mạnh, và dễ dãi trong vấn đề tình dục. Tóc ngắn là cách họ biểu hiện sự miệt thị vai trò của giới tính trong xã hội truyền thống, và sự truy cầu sự “giải phóng” cho nữ giới.

Sau khi kiểu tóc này bắt đầu thịnh hành, thì một ca sỹ opera nổi tiếng viết: “Tóc ngắn là một trạng thái tinh thần, chứ không chỉ là một kiểu tóc mới… Như tôi nhìn nhận, thì cắt đi mái tóc dài chính là thoát ra khỏi một cái xích, đây là một trong nhiều cái gông nhỏ mà phụ nữ cần phải thoát ra trên con đường đến tự do.” [36] Trong cuộc Đại Suy thoái Kinh tế những năm 1930, kiểu tóc này dần dần không còn được ưa chuộng nữa. Nhưng khi ý thức chống đối các quy phạm truyền thống lại trở nên phổ biến vào những năm 1960, các loại kiểu tóc và trang điểm lại được nữ giới hoan nghênh.

Còn kiểu tóc dài qua vai của nam giới mà người ta đã quen thuộc ngày nay, kỳ thực là đến từ Thế hệ Beat (beatnik) và hippie [37] Mặc dù tóc dài truyền thống của nam giới có thể truy ngược về thời cổ đại mấy nghìn năm trước, nhưng ở phương Tây, sau Chiến tranh Thế giới thứ nhất thì nam giới vẫn luôn cắt tóc ngắn. Trong cuộc vận động phản văn hóa những năm 1960, nam thanh niên coi tóc dài qua vai của Thế hệ Beat và hippie là một hình thức chống đối truyền thống mà đua nhau bắt chước.

Vào những năm 1920 và 1960, xã hội chủ lưu vẫn hết sức phản đối kiểu ăn mặc phản truyền thống này của nam nữ thanh niên. Thuận theo thời gian trôi đi, người ta đã quen với các xu thế phản truyền thống mà cho là bình thường, và từ góc độ của người theo chủ nghĩa tiến bộ mà nhìn, thì đây là do sự khoan dung của xã hội ngày càng lớn. Trên thực tế, trong truyền thống của phương Đông và phương Tây, sự khác biệt giữa nam nữ không chỉ thể hiện ở đặc điểm sinh lý và vai trò trong gia đình, xã hội, mà còn thể hiện ở các phương diện như phục sức, kiểu tóc, ngôn ngữ, cử chỉ v.v.

Đi đôi với xóa bỏ sự khác biệt về giai cấp trong xã hội, chủ nghĩa cộng sản còn muốn xóa bỏ sự khác biệt về giới tính giữa đàn ông và phụ nữ, khiến cho người nam không ra nam, người nữ không ra nữ. Tương tự, cuộc vận động nữ quyền và đồng tính luyến ái dùng khẩu hiệu “bình đẳng” để xóa nhòa sự khác biệt của mỗi giới trong vai trò ở gia đình và xã hội. Xu hướng thời trang lưỡng tính còn xóa nhòa và đảo ngược sự khác biệt về trang phục giữa hai giới. Những nhân tố này không chỉ là sự chuẩn bị mở đường cho những lối sống và hành vi tình dục biến dị được xã hội chấp nhận rộng rãi, mà còn là một nước cờ nữa làm băng hoại đạo đức truyền thống.

Đạo đức truyền thống của xã hội nhân loại của Đông Tây hàng nghìn năm qua, vô luận là tinh thần hiệp sỹ của phương Tây, hay phong phạm quân tử, phong thái thục nữ hiền đức của phương Đông, thì đều được kiến lập trên cơ sở nam nữ khác biệt, âm dương mỗi bên một vị trí. Chủ nghĩa cộng sản muốn khiến nhân loại đi đến chỗ âm dương đảo lộn, bại hoại đạo đức, đồng thời khiến cho người không ngừng phóng đại tự ngã, lấy bản thân làm trung tâm, và cổ xúy bãi mỏ quy phạm truyền thống.

Nếu nhìn thấu được mục đích ma quỷ này thì rất dễ thấy nhiều sự hoán đảo trong trang phục, trên bề mặt, xem ra là hợp thời trang và phổ biến nhưngthực chất lại phá hoại lối sống đúng của con người

Chẳng hạn như “quần cạp trễ” rất phổ biến ngày nay, những người theo đuổi thời trang coi đó là “hấp dẫn”, thực chất là một biểu hiện của sự băng hoại đạo đức nhân loại. Tiền thân của quần cạp trễ là quần bó sát (hip-hugger), phổ biến trong cuộc vận động phản văn hóa những năm 1960, và thịnh hành ở các sàn nhảy disco những năm 1970. Sau đó, còn xuất hiện quần hở mông (bump pants) khiếm nhã vào những năm 1990. [38]

Một dấu hiệu bại hoại văn hóa nữa là hiện tượng “fan cuồng” (groupies) phổ biến trong thanh thiếu niên, cũng là sản phẩm phụ của cuộc vận động phản văn hóa. Những năm 1960, nhạc rock trở nên phổ biến ở xã hội phương Tây, có những thiếu nữ si mê các ngôi sao nhạc Rock, đi theo các buổi diễn của họ, thậm chí còn lập nhóm fan hâm mộ để phục vụ sinh hoạt cá nhân và tình dục, thậm chí cả quan hệ tình dục tập thể với các thành viên của ban nhạc. [39] Những thiếu nữ này đã trở thành nạn nhân của sự ngớ ngẩn này. Hiện nay, lại có những người hâm mộ những ngôi sao chủ chương phá bỏ ranh giới giữa hai giới tính, kể cả những nam minh tinh hành xử ẻo lả và ngược lại. Đây đều là phá hoại văn hóa đại chúng và xóa nhòa sự khác biệt giữa nam giới và phụ nữ.

Còn có cái được coi là văn hóa punk thời thượng. Tương tự như phong trào hippie, punk cũng suy sùng chủ nghĩa hư vô, phản văn hóa. Đa số dân hippie là thanh thiếu niên nổi loạn từ các gia đình trung lưu truyền thống, còn punk lại thường là giai tầng thấp nổi loạn, đi ngược lại các truyền thống của xã hội. Do vậy, rất nhiều nhóm nhạc punk cũng chủ trương chủ nghĩa xã hội. [40] Để thể hiện thái độ phản truyền thống triệt để, người theo văn hóa punk thường để những kiều tóc kỳ quái, kể cả kiểu tóc của thổ dân mohawk, hoặc là mặc loại quần áo tả tơi, đầy đinh và khóa. Họ nhuộm tóc, xăm trổ, xâu lỗ đeo trang sức khắp người, còn có thể để hở những bộ phận thân thể mà người bình thường muốn che đi. Về ăn mặc, punk thường là không cần phân biệt giới tính, nữ mặc đồ nam, và ngược lại. Punk tạo cảm hứng sáng tác cho nhiều xu hướng thời trang ngày nay.

Những người theo đuổi punk cũng tôn sùng lối sống hưởng thụ, một khẩu hiệu lưu hành rộng rãi của punk là “Sống nhanh, chết trẻ, để lại thi thể đẹp” (Live Fast, Die Young and Leave a Pretty Corpse). Điều này thể hiện một cách rất đầy đủ bi kịch mất đi tín ngưỡng với Thần và bị ma quỷ dẫn dụ tới bờ vực của chủ nghĩa vật chất, hưởng lạc. Mỗi người và cả xã hội đáng lẽ phải cảnh giác trước chủ nghĩa hư vô đáng buồn này, nhưng họ lại chẳng để tâm.

Ngoài ra, xã hội ngày nay còn xuất hiện rất nhiều biểu hiện hỗn loạn, vô giá trị như in hình đầu lâu, hình tượng xấu ác trên trang phục hoặc trong âm nhạc; chọn xăm những hình tượng xấu xí; đồ chơi trẻ em, đồ trang trí kỳ quái; những tác phẩm văn học, phim ảnh, truyền hình đầy hình tượng yêu ma quỷ quái, tà thuật ma pháp lại trở thành những sản phẩm được tiêu thụ rộng rãi; các loại nội dung mang tính hủy diệt và chủ nghĩa hư vô tràn lan trên internet. Ngày nay, ngay cả fan hâm mộ bóng đá cũng có tình trạng bạo động, nổi loạn, đập phá trút giận. Tất cả những biểu hiện suy đồi này đều cho thấy những thế lực đen tối, xấu ác đã gây ảnh hưởng chủ đạo trong toàn xã hội.

Lời kết

Con người có quyền lợi mưu cầu cuộc sống hạnh phúc, nhưng loại mưu cầu này nhất định phải nằm trong thước đo đạo đức nhất định. Khi truy cầu quá nhiều, vượt qua giới hạn thông thường, thì không thể tránh khỏi những đau buồn, thống khổ, tai họa.

Văn hóa truyền thống của nhân loại không ngăn cấm việc thỏa mãn khát vọng ở mức hợp lý. Nhưng văn hóa truyền thống dạy con người phải biết tiết chế dục vọng, lựa chọn lối sống lành mạnh. Nó coi trọng sự hài hòa với tự nhiên, các hình thức lao động truyền thống, quan hệ gia đình hài hòa, xã hội lành mạnh, tự ước thúc bản thân và tham dự vào việc quản lý quốc gia, còn có các loại hình văn học, nghệ thuật, thể thao, giải trí truyền thống. Tất cả đều có thể mang lại cho con người sự thỏa mãn và hạnh phúc, đồng thời lại làm lợi cho con người, cả về thể chất lẫn tinh thần, cũng như toàn xã hội.

Song, mục đích cuối cùng của chủ nghĩa cộng sản là hủy diệt nhân loại. Một bước trong quá trình ấy chính là làm bại hoại đạo đức, ruồng bỏ Thần khỏi văn hóa nhân loại. Do vậy, với bất kể chế độ chính trị nào, nó đều muốn tiêm nhiễm những thứ tiêu cực, đen tối vào văn hóa đại chúng và lối sống của con người. Trong vài chục năm qua, ở phương Đông lẫn phương Tây đã sản sinh ra chính loại văn hóa đại chúng này. Sự điên cuồng của xã hội hiện đại đã khiến nhiều người quên đi đạo đức, ruồng bỏ văn hóa truyền thống, phóng túng dục vọng của bản thân, truy cầu hưởng thụ vô độ. Lối sống coi bản thân là trung tâm, hưởng lạc, và chủ nghĩa hư vô đã trở nên phổ biến, được chấp nhận, thậm chí còn là thời thượng. Đây là thứ văn hóa đang chủ đạo thế giới này, và nhân loại đã quên mất mục đích chân chính của sự tồn tại của sinh mệnh.

Tình dục, ma túy, nhạc rock và trò chơi điện tử đều kích thích và phóng đại dục vọng của con người. Nhiều người bị chìm đắm vào những thứ này, những mong trốn chạy khỏi đau khổ và bất mãn trong cuộc sống. Nghiện những thứ này chỉ có thể mang lại cho người ta sự thỏa mãn chốc lát, rồi sau đó lại là đau khổ lớn hơn và tai họa. Lạm dụng ma túy thì sinh bệnh tật, tử vong, nhân cách méo mó; quan hệ tình dục bừa bãi thì hủy hoại gia đình, khiến người ta mất đi sự tin tưởng và cảm giác ấm áp trong gia đình; trò chơi điện tử khiến người ta đánh mất bản thân vào thế giới hư ảo. Kẻ nghiện cảm thấy mình đang vui sướng tột độ, nhưng kỳ thực, họ đang bị những thế lực ngoại lai lợi dụng thân thể mà cuồng hoan, điều chờ đợi bản thân họ lại là sự tử vong của nhục thân, và suy sụp tinh thần.

Xã hội và quốc gia cũng như vậy. Khi có quá nhiều người mê đắm vào dục vọng và hưởng lạc, thì theo sau sẽ là tai họa.

Thần tạo ra nhân loại, cũng cho mỗi người tự do ý chí. Con người không nên lạm dụng quyền tự do của mình mà tiếp tục bước đi trên con đường sa đọa không lối về; mà nên thiện dụng sự tự do, chọn con đường quay trở về với văn hóa và lối sống truyền thống. Thần vẫn luôn dõi theo, chăm sóc và bảo hộ con người. Nhưng con người có thể quay trở lại chính lộ hay không lại hoàn toàn tùy thuộc vào sự lựa chọn của mỗi người.


Chương mười baChương mười lăm

Tài liệu tham khảo

[1] “George Washington’s Rules of Civility and Decent Behavior in Company and Conversation,” Foundations Magazine, http://www.foundationsmag.com/civility.html.

[2] Benjamin Franklin, The Autobiography and Other Writings on Politics, Economics, and Virtue (Cambridge: Cambridge University Press, 2004), 68-69.

[3] Xue Fei, “‘If a god is missing, just make one’: Chaos at the grandmother temple, Hebei.” The Epoch Times Chinese edition, August 10, 2017, http://www.epochtimes.com/gb/17/8/9/n9513251.htm, [In Chinese]

[4] “Oxford Dictionary Adds Popular Chinese Terms,” China Daily, September 6, 2010, http://www.chinadaily.com.cn/business/2010-09/06/content_11259791.htm.

[5] Loretta Chao, “The Ultimate Knock-Off: A Fake Apple Store,” The Wall Street Journal, July 21, 2011, https://blogs.wsj.com/chinarealtime/2011/07/21/the-ultimate-knock-off-a-fake-apple-store/.

[6] Jack Kerouac, “The Birth of a Socialist,” Atop an Underwood: Early Stories and Other Writings (New York: Penguin, 2000).

[7] Roberto Franzosi, review of “Power and Protest: Global Revolution and the Rise of Détente,” by Jeremi Suri, American Journal of Sociology, 111 (5), 1589.

[8] Meredith Box and Gavan McCormack, “Terror in Japan,” The Asia-Pacific Journal: Japan Focus, 2 (6), June 25, 2004, https://apjjf.org/-Meredith-Box-Gavan-McCormack/1570/article.pdf.

[9] Georgia Wallen, “The Seven Stages of the ‘Hamilton’ Kennedy Center Queue,” The Washington Post, March 30, 2018, https://www.washingtonpost.com/opinions/the-seven-stages-of-the-hamilton-kennedy-center-queue/2018/03/30/c1ae15fc-31f8-11e8-8bdd-cdb33a5eef83_story.html.

[10] Amy D. McDowell, “Contemporary Christian Music,” Oxford Music and Art Online, https://doi.org/10.1093/gmo/9781561592630.article.A2234810.

[11] “The Opioid Crisis,” https://www.whitehouse.gov/opioids/.

[12] Drug Facts: Marijuana, National Institute on Drug Abuse for Teens, https://teens.drugabuse.gov/drug-facts/marijuana.

[13] Allison Bond, “Why Fentanyl Is Deadlier than Heroin, in a Single Photo,” Stat News, September 29, 2016, https://www.statnews.com/2016/09/29/why-fentanyl-is-deadlier-than-heroin/.

[14] “Overdose Death Rates,” National Institute on Drug Abuse, September 2017, https://www.drugabuse.gov/related-topics/trends-statistics/overdose-death-rates.

[15] Amanda Hoover, “110 Pounds of Fentanyl Seized at Port in Shipment from China,” New Jersey, July 2, 2018,https://www.nj.com/news/index.ssf/2018/07/110_pounds_of_fentanyl_found_in_philadelphia_port.html.

[16] “China Drug Report: More than 14 million drug users nationwide,” BBC Chinese-language website, June 24, 2015, http://www.bbc.com/zhongwen/simp/china/2015/06/150624_china_drugs_report. [In Chinese]

[17] Zhang Yang, “China’s Drug Situation Report 2017: Released: 140,000 Drug Criminal Cases Cracked Across China,” People’s Daily Online, June 26, 2018. http://yuqing.people.com.cn/n1/2018/0626/c209043-30088689.html. [In Chinese]

[18] “Things Are Looking Up in America’s Porn Industry,” NBC News, January 20, 2015,https://www.nbcnews.com/business/business-news/things-are-looking-americas-porn-industry-n289431.

[19] “Boy, 12, Repeatedly Raped Sister after Becoming Fascinated with Internet Porn,” New Zealand, November 7, 2016, https://www.nzherald.co.nz/world/news/article.cfm?c_id=2&objectid=11743460.

[20] Lars Gravesen, “Taxpayers Foot Bill for Disabled Danes’ Visits to Prostitutes,” Telegraph, October 2, 2005, https://www.telegraph.co.uk/news/worldnews/europe/denmark/1499735/Taxpayers-foot-bill-for-disabled-Danes-visits-to-prostitutes.html.

[21] Inga Margrete Ydersbond, “The ‘Promiscuous’ and the ‘Shy’: Denmark and Norway: A Historic Comparative Analysis of Pornography Legislation,” The NPPR Working Paper Series: The Politics of Commercial Sex, March 2012, https://www.duo.uio.no/bitstream/handle/10852/34447/NPPRWP201201.pdf?sequence=1.

[22] Takudzwa Hillary Chiwanza, “Thousands of Chinese Prostitutes Are Flocking to Africa for Lucrative Fortunes,” The African Exponent, May 7, 2018, https://www.africanexponent.com/post/8965-chinese-prostitutes-have-joined-the-scramble-for-africas-fortunes.

[23] Pat Fagan, “The Effects of Pornography on Individuals, Marriage, Family and Community,” Issue Brief, The Family Research Council, accessed October 6, 2018, https://downloads.frc.org/EF/EF11C36.pdf.

[24] Jill Manning, Senate testimony, November 10, 2005, referencing J. Dedmon, “Is the Internet Bad for Your Marriage? Online Affairs, Pornographic Sites Playing Greater Role in Divorces,” 2002, press release from The Dilenschneider Group, Inc., 14, https://s3.amazonaws.com/thf_media/2010/pdf/ManningTST.pdf

[25] David Shultz, “Divorce Rates Double When People Start Watching Porn,” Science, August 26, 2016,http://www.sciencemag.org/news/2016/08/divorce-rates-double-when-people-start-watching-porn.

[26] George Akerlof, Janet Yellen and Michael Katz, “An Analysis of Out-of-Wedlock Childbearing in the United States,” Explorations of Pragmatic Economics (Oxford: Oxford University Press, 2005), 120.

[27] Joseph Chamie, “Out-of-Wedlock Births Rise Worldwide,” YaleGlobal Online, March 16, 2017,https://yaleglobal.yale.edu/content/out-wedlock-births-rise-worldwide.

[28] Mark Aguiar, Mark Bils, Kerwin Kofi Charles and Erik Hurst, “Leisure Luxuries and the Labor Supply of Young Men,” National Bureau of Economic Research, Working Paper No. 23552 issued in June 2017, p. 1, http://www.nber.org/papers/w23552.

[29] Tom Wijman, “Mobile Revenues Account for More Than 50% of the Global Games Market as It Reaches $137.9 Billion in 2018,” Newzoo, April 30, 2018, https://newzoo.com/insights/articles/global-games-market-reaches-137-9-billion-in-2018-mobile-games-take-half/.

[30] “United States Crime Rates 1960-2017,” Compiled by DisasterCenter.com from: FBI UCS Annual Crime Reports, http://www.disastercenter.com/crime/uscrime.htm.

[31] Bonnie Berkowitz, Denise Lu and Chris Alcantara, “The Terrible Numbers That Grow with Each Mass Shooting,” Washington Post, June 29, 2018, https://www.washingtonpost.com/graphics/2018/national/mass-shootings-in-america/?utm_term=.f63cc1b03c0b.

[32] Global Terrorism Database (GTD), University of Maryland, https://www.start.umd.edu/gtd/.

[33] Jacque Wilson and William Hudson, “Gun Violence in PG-13 Movies Has Tripled,” CNN, November 11, 2013, http://www.cnn.com/2013/11/11/health/gun-violence-movies/index.html.

[34] Assil Frayh, “Gun Violence Keeps Rising in PG-13 Movies, Study Says,” CNN, January 20, 2017, https://www.cnn.com/2017/01/20/health/gun-violence-pg-13-movies-study/index.html.

[35] “Violent Video Games and Young People,” Harvard Mental Health Letter, 27, no. 4 (October 2010), http://affectsofvideogames.weebly.com/uploads/6/4/3/3/6433146/medical_journal.pdf

[36] Mary Garden (1874-1967). “Why I Bobbed My Hair.” Pictorial Review (April 1927).

[37] “Long Hair for Men,” Encyclopedia of Fashion, http://www.fashionencyclopedia.com/fashion_costume_culture/Modern-World-Part-II-1961-1979/Long-Hair-for-Men.html.

[38] “Hip Huggers,” Encyclopedia of Fashion, http://www.fashionencyclopedia.com/fashion_costume_culture/Modern-World-Part-II-1961-1979/Hip-Huggers.html.

[39] Kathryn Bromwich, “Groupies Revisited: The Women with Triple-A Access to the 60s,” The Guardian, November 15, 2015, https://www.theguardian.com/music/2015/nov/15/groupies-revisited-baron-wolman-rolling-stone-pamela-des-barres.

[40] David Ensminger, Left of the Dial: Conversations with Punk Icons (Oakland, Calif.: PM Press), 47?Neil Eriksen, “Popular Culture and Revolutionary Theory: Understanding Punk Rock,” https://www.marxists.org/history/erol/periodicals/theoretical-review/19801802.htm.

中文正體