Chương 16: Chủ nghĩa cộng sản đằng sau chủ nghĩa bảo vệ môi trường (Phần 1)

Mục lục

Lời nói đầu

1. Nguồn gốc cộng sản của chủ nghĩa bảo vệ môi trường
1.1 Ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa bảo vệ môi trường
1.2 Chủ nghĩa bảo vệ môi trường và chủ nghĩa Marx có chung nguồn gốc
1.3 Chủ nghĩa Marx sinh thái
1.4 Chủ nghĩa xã hội sinh thái
1.5 Chính trị xanh: Xanh chẳng qua là đỏ mới
1.6 Chủ nghĩa khủng bố sinh thái
1.7 Greenpeace: Không phải là câu chuyện về hòa bình

2. Tính hoang đường của sự đồng thuận về biến đổi khí hậu
2.1 Tóm lược quá trình đạt được sự “đồng thuận” về khoa học khí hậu
2.2 Quá trình xác lập giáo điều trong giới khoa học

Tài liệu tham khảo

****

Lời nói đầu

Trái đất là môi trường sống của nhân loại, cung cấp cho nhân loại thức ăn, các loại tài nguyên, và điều kiện phát triển, cho phép con người sinh tồn và phát triển hàng nghìn năm qua.

Con người có mối quan hệ vận động mật thiết với môi trường tự nhiên. Văn hóa truyền thống Trung Hoa cũng như phương Tây đều chú trọng mối quan hệ cộng sinh tốt đẹp giữa con người và tự nhiên. Đổng Trọng Thư, một triết gia Trung Hoa cổ đại, có câu “Vạn vật trong trời đất đều là để nuôi dưỡng con người”, [1] tức là Trời tạo ra vạn vật là để tạo điều kiện sinh sống cho con người, con người có thể sử dụng vạn vật. Đồng thời, trong sinh hoạt, con người cần phải tuân theo đạo lý của trời đất, sử dụng có điều độ, chủ động duy trì và bảo vệ môi trường sinh sống tự nhiên của con người.

Văn hóa truyền thống phương Tây cho rằng môi trường tự nhiên là ân điển do Sáng Thế Chủ ban cho con người và giao cho con người quản lý, bởi vậy, con người phải trân quý và sử dụng khéo léo. Văn hóa truyền thống Trung Hoa giảng rằng vạn sự vạn vật phát triển cân bằng, không xung đột với nhau. Sách “Trung Dung” của Khổng Tử viết: “Vạn vật tịnh dục nhi bất tương hại, đạo tịnh hành bất tương bội” (tạm dịch: vạn vật sinh trưởng không xung đột, đồng hành phát triển không mâu thuẫn). [2]

Người xưa Trung Quốc đã sớm chú ý đến việc bảo vệ môi trường. Căn cứ vào các ghi chép lịch sử, thời Đại Vũ “ba tháng mùa Xuân, không vào rừng chặt cây, để cây cỏ sinh trưởng, ba tháng mùa hè, không thả lưới bắt cá, để cho cá sinh trưởng”. [3]

Tăng tử nói: “Thụ mộc dĩ thời phạt yên, cầm thú dĩ thời sát yên” (tạm dịch: Cây rừng nên tùy thời mà chặt, chim muông thú nên tùy thời mà bắt). [4] Những điều này đã biểu hiện tư tưởng sử dụng có chừng mực, trân quý và bảo vệ môi trường sinh thái.

Sau cuộc Cách mạng Công nghiệp, tình trạng ô nhiễm đã phá hoại nghiêm trọng sinh thái tự nhiên, xã hội phương Tây cũng bắt đầu nhận thức ra vấn đề này. Sau khi có luật và các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường, tình trạng ô nhiễm công nghiệp mới được xử lý hiệu quả, môi trường được cải thiện lớn. Trong quá trình này, ý thức bảo vệ môi trường của công chúng được nâng cao, và nỗ lực bảo vệ môi trường tự nhiên đã được thừa nhận là mục tiêu xác đáng.

Ở đây cần phân biệt rõ một số khái niệm: bảo vệ môi trường, vận động bảo vệ môi trường, và chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Bảo vệ môi trường, đúng như nghĩa đen của nó, là bảo vệ cho môi trường. Từ khi có văn minh nhân loại, con người đã hiểu cần phải bảo vệ môi trường; nó không có bất kỳ quan hệ với hình thái ý thức chính trị nào cả.

Vận động bảo vệ môi trường là hoạt động chính trị xã hội nhắm vào các vấn đề về môi trường. Mục tiêu chính của nó là thông qua các cuộc vận động quần chúng trên diện rộng, kích động chính trị, và dưới ảnh hưởng của truyền thông để thay đổi chính sách, thay đổi tâm lý và hành vi, tập quán của quần chúng đối với môi trường. Chủ nghĩa bảo vệ môi trường là một loại hình thái ý thức chính trị và tư tưởng triết học nhấn mạnh vào việc bảo vệ môi trường và sự chung sống hài hòa giữa xã hội nhân loại và hệ sinh thái tự nhiên. Động cơ đằng sau việc bảo vệ môi trường và chủ nghĩa bảo vệ môi trường không giống với chủ nghĩa cộng sản, nhưng chủ nghĩa cộng sản vốn giỏi lợi dụng và thao túng các cuộc vận động quần chúng để đạt được mục đích của nó. Vì thế, ban đầu, khi chủ nghĩa bảo vệ môi trường hiện đại xuất hiện, chủ nghĩa cộng sản đã tính toán một cách có hệ thống để lợi dụng phong trào này.

Những vấn đề xung quanh chủ nghĩa bảo vệ môi trường ngày nay cực kỳ phức tạp. Cuộc vận động này đã lợi dụng những mỹ từ động đến cảm xúc của con người, lợi dụng những nguyện vọng tốt đẹp muốn bảo vệ môi trường để tạo ra một cuộc vận động chính trị toàn cầu. Nhiều người tham gia không chỉ là người có thiện chí, có tinh thần chính nghĩa, mà còn thực sự quan tâm đến tiền đồ vận mệnh của nhân loại.

Tuy nhiên, nhiều người không nhận ra những người cộng sản đã lợi dụng chủ nghĩa bảo vệ môi trường, lấy danh nghĩa đạo đức cao cả của việc bảo vệ môi trường mà thúc đẩy âm mưu của họ. Đây là chỗ mà bảo vệ môi trường bị chính trị hóa cao độ, bị biến thành cực đoan, thậm chí bị biến thành một thứ ngụy tôn giáo mà không có nền tảng đạo đức truyền thống. Những tuyên truyền lệch lạc và các thủ đoạn chính trị mang tính cưỡng chế đã chiếm thế chủ đạo, biến chủ nghĩa bảo vệ môi trường thành một dạng chủ nghĩa cộng sản.

Chương này sẽ tập trung phân tích sâu về chủ nghĩa bảo vệ môi trường có quan hệ thế nào với chủ nghĩa cộng sản về mặt hình thái ý thức, và cuộc vận động của chủ nghĩa bảo vệ môi trường bị thâu tóm, thao túng và lợi dụng như thế nào để phục vụ mục tiêu của chủ nghĩa cộng sản, cũng như tác động mà nó mang lại nếu không bị kìm hãm.

1. Nguồn gốc cộng sản của chủ nghĩa bảo vệ môi trường

Vì mục tiêu cuối cùng là hủy diệt nhân loại, chủ nghĩa cộng sản đã chuẩn bị kỹ lưỡng về rất nhiều phương diện. Chủ nghĩa cộng sản khởi phát từ Châu Âu, rồi lại phát động cách mạng bạo lực để giành chính quyền tại hai cường quốc ở phương Đông – là Nga và Trung Quốc, tiếp đến là sự đối đầu trong thời gian dài của khối cộng sản và xã hội phương Tây trong Chiến tranh Lạnh. Sau sự sụp đổ của Liên Xô và khối cộng sản Đông Âu, phe cộng sản lại gieo cấy các nhân tố của nó vào cả xã hội phương Đông lẫn phương Tây, mưu đồ kiến lập một chính phủ toàn cầu được kiểm soát và khống chế nghiêm ngặt.

Để đạt mục tiêu này, chủ nghĩa cộng sản phải tạo ra hoặc lợi dụng một “kẻ địch” đủ để uy hiếp toàn nhân loại và đe dọa công chúng trên thế giới từ bỏ quyền tự do cá nhân và chủ quyền quốc gia. Dấy lên nỗi hoang mang về thảm họa sinh thái và môi trường mang tính toàn cầu có thể nói là lựa chọn tất yếu của nó để đạt được mục tiêu này.

1.1 Ba giai đoạn phát triển của chủ nghĩa bảo vệ môi trường

Sự hình thành và phát triển của phong trào bảo vệ môi trường có liên quan mật thiết với chủ nghĩa cộng sản. Cụ thể, sự phát triển của nó đã trải qua ba giai đoạn. Giai đoạn thứ nhất là thời kỳ ấp ủ lý luận, có thể tính từ khi Karl Marx và Friedrich Engels công bố “Tuyên ngôn Cộng sản” (Communist Manifesto) vào năm 1848 cho đến Ngày Trái đất đầu tiên vào năm 1970.

Tại thời điểm bắt đầu của giai đoạn này, Marx và các môn đồ của ông ta không coi chủ nghĩa bảo vệ môi trường là trọng điểm lý luận của mình, nhưng bản thân quan điểm của chủ nghĩa vô thần và chủ nghĩa duy vật của Marx lại rất phù hợp với khuynh hướng chính của chủ nghĩa bảo vệ môi trường. Marx tuyên bố chủ nghĩa tư bản là đối nghịch với tự nhiên (tức môi trường). Các môn đồ của Marx đã tạo ra cụm từ “hệ sinh thái” (ecosystem) và âm thầm đưa chủ nghĩa bảo vệ môi trường vào một số môn học để ươm cho nó nảy nở. Trong 10 năm cuối của giai đoạn này, từ năm 1960 đến 1970, hai cuốn sách bán chạy nhất là “Mùa xuân tĩnh lặng” (Silent Spring, 1962) và “Bùng nổ dân số” (Population Bomb, 1968) đã xuất hiện ở Mỹ. Chủ nghĩa bảo vệ môi trường đã bước lên vũ đài của công chúng dưới cái lốt “bảo vệ môi trường” như thế.

Cột mốc mở đầu giai đoạn thứ hai là Ngày Trái đất đầu tiên được tổ chức vào năm 1970, không lâu sau đó, vào năm 1972, Liên Hợp Quốc lại tổ chức Hội nghị Môi trường của Con người (U.N. Conference on the Human Environment) ở Stockholm. Các tổ chức khác nhanh chóng được thành lập trong giai đoạn này, các hoạt động cũng tăng lên. Ở Mỹ và Châu Âu, họ gây sức ép với chính phủ bằng tuyên truyền, biểu tình, và vận động dưới cái lốt nghiên cứu khoa học, xây dựng quy định pháp luật, hội nghị v.v..

Ở tầng vĩ mô, phong trào phản văn hóa những năm 1960 có thể nói là cuộc diễu binh của các nhân tố cộng sản ở phương Tây. Những phong trào này lấy danh nghĩa phong trào dân quyền, phong trào hòa bình phản chiến để leo lên vũ đài xã hội và chính trị, rồi lại nhanh chóng tràn sang các hình thức chiến đấu chống chủ nghĩa tư bản như phong trào nữ quyền và phong trào đồng tính luyến ái, v.v..

Sau những năm 1970, phong trào phản đối chiến tranh Việt Nam thoái trào, tư tưởng cộng sản bắt đầu quá trình tiến vào trong thể chế, gọi là “cuộc trường chinh xuyên thể chế” (long march through the institutions), đồng thời tràn sang chủ nghĩa nữ quyền và chủ nghĩa bảo vệ môi trường — Đây là nguyên nhân gốc rễ thúc đẩy mạnh mẽ hình thái ý thức của chủ nghĩa bảo vệ môi trường.

Một trong những lực lượng quan trọng nhất đã giương cao ngọn cờ của chủ nghĩa bảo vệ môi trường trong những năm 1970 là những người hippie, những người đóng vai trò chủ lực trong phong trào phản văn hóa. Trên thực tế, chủ nghĩa cộng sản đang trong quá trình chuẩn bị, dùng ngọn cờ chủ nghĩa bảo vệ môi trường làm vỏ bọc cho bản thân sau khi thất thế trong Chiến tranh Lạnh, với ý đồ dấy lên một cao trào chủ nghĩa cộng sản toàn cầu dưới bất kỳ danh nghĩa nào khác.

Giai đoạn thứ ba bắt đầu trước thềm kết thúc Chiến tranh Lạnh. Năm 1988, Liên Hợp Quốc thành lập Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change, gọi tắt là IPCC), khái niệm “nóng lên toàn cầu” bắt đầu xuất hiện trong lĩnh vực chính trị. [5] Năm 1990, khi Liên Xô sắp sụp đổ, một hội nghị môi trường quốc tế đã được tổ chức tại Moscow. Trong một bài phát biểu, tổng bí thư Đảng Cộng sản Nga Mikhail Gorbachev đã đề xuất thiết lập một hệ thống giám sát môi trường quốc tế, ký một hiệp ước để bảo vệ các “đặc khu môi trường” (unique environmental zones), thể hiện sự ủng hộ các chương trình môi trường của Liên Hợp Quốc, và kêu gọi tổ chức hội nghị tiếp theo (hội nghị này đã diễn ra tại Brazil vào tháng 6 năm 1992). [6]

Hầu hết các nhà bảo vệ môi trường phương Tây đều chấp nhận những đề nghị này, và tại giai đoạn này, đã coi nóng lên toàn cầu là mối đe dọa lớn đối với nhân loại. Những tuyên truyền lấy bảo vệ môi trường làm cái cớ để ra những chính sách nặng tay đột nhiên xuất hiện ồ ạt, luật và các quy định về môi trường tăng vọt cả về số lượng lẫn phạm vi áp dụng. Chủ nghĩa bảo vệ môi trường nổi lên như một lực lượng trên vũ đài quốc tế, bắt đầu mang màu sắc cộng sản ngày một rõ nét.

1.2 Chủ nghĩa bảo vệ môi trường và chủ nghĩa Marx có chung nguồn gốc

Những người theo tôn giáo chính thống ở cả Đông phương lẫn Tây phương đều nhìn nhận rằng con người là do Thần phỏng theo hình tượng của Thần mà tạo ra, sinh mệnh của con người cũng vì thế mà có giá trị và sự tôn nghiêm cao hơn các sinh mệnh khác trên địa cầu. Tương tự, môi trường tự nhiên cũng là do Thần sáng tạo ra. Con người có nghĩa vụ bảo vệ thiên nhiên, vốn tồn tại để phục vụ con người, chứ không phải là ngược lại.

Nhưng trong mắt của những người vô thần và người duy vật, sinh mệnh của con người tuyệt không có gì đặc biệt. Engels viết trong một bài tiểu luận rằng “Sự sống là hình thức tồn tại của các thể albumin [tức là protein].” [7] Nếu như vậy, sự sống của con người chẳng qua chỉ là một loại hình thức tồn tại của một tập hợp các loại protein, không có bất cứ sự khác biệt nào với động vật và thực vật. Vì thế mà việc con người có thể bị tước đoạt tự do, thậm chí cả sinh mệnh trở nên có logic dưới danh nghĩa bảo vệ tự nhiên.

Năm 1862, Justus von Liebig, nhà hóa học người Đức, cũng là đồng sự của Marx, trong một cuốn sách về hóa học hữu cơ, đã công kích việc nông dân Anh dùng phân chim làm phân bón. Nông nghiệp Anh vốn được hưởng lợi từ phân chim, một loại phân bón hiệu quả cao, làm tăng mạnh sản lượng canh tác. Đến giữa thế kỷ 19, thực phẩm của người Anh đã rất dồi dào, có chất lượng rất cao. Việc buôn bán phân chim làm lợi cho thương nhân các nước, nông dân Anh, cũng như người dân Anh.

Vậy tại sao Liebig muốn lên án thói quen sử dụng phân chim này? Ông ta nói rằng, thứ nhất, quá trình thu gom phân chim sẽ phá hoại môi trường tự nhiên; thứ hai, thương nhân bóc lột công nhân với mức lương thấp; thứ ba, sản lượng lương thực cao sẽ kích thích tăng trưởng dân số, đổi lại, lại dẫn đến cần nhiều lương thực hơn, vượt quá khả năng cung cấp lương thực của tự nhiên; thứ tư, người và gia súc càng nhiều thì phân và rác thải cũng càng nhiều lên. [8]

Bấy giờ, khi đang viết “Tư bản luận” (Das Kapital), Marx đã nghiền ngẫm rất kỹ tác phẩm của Liebig. Ông ta tán thưởng Liebig đã “từ góc độ khoa học tự nhiên mà đưa ra mặt trái, tức là tính phá hoại của nông nghiệp hiện đại” [9] Cũng như Liebig, Marx coi bất kỳ nỗ lực nào để tạo ra của cải bằng cách sử dụng tài nguyên thiên nhiên đều là cái vòng luẩn quẩn. Ông ta kết luận rằng “một nền nông nghiệp có lý trí không tương hợp với chế độ tư bản chủ nghĩa.” [10]

Sau khi Lenin và Đảng Bolshevik của ông ta phát động chính biến ở Nga, họ đã nhanh chóng ban bố “Pháp lệnh ruộng đất”, “pháp lệnh rừng” để quốc hữu hóa các loại tài nguyên ruộng đất, rừng, nước, khoáng sản, động thực vật, không cho phép nhân dân được tự ý khai thác sử dụng. [11]

Nhà khí tượng kiêm nhà văn người Mỹ Brian Sussman đã viết trong cuốn sách “Nền bạo chính sinh thái: Cánh tả mưu đồ dùng danh nghĩa bảo vệ môi trường để giải thể nước Mỹ như thế nào” (Eco-Tyranny: How the Left’s Green Agenda Will Dismantle America ) rằng tư tưởng của Marx và Lenin rất tương đồng với những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường ngày nay. Theo quan điểm của họ, không ai có quyền thu lợi từ tài nguyên thiên nhiên. “Dù là bảo tồn rừng, cá voi, ốc sên hay khí hậu, đều phải quy về một niềm tin đã bén rễ rằng thứ lợi nhuận ấy là phi đạo đức, cuối cùng sẽ phá hủy cả hành tinh nếu không dừng lại”, Sussman viết. [12]

Cuộc vận động bảo vệ môi trường mang tính toàn cầu này đã lôi kéo rất nhiều nhà tư tưởng, chính trị gia, nhà khoa học, nhà hoạt động xã hội, giới truyền thông tham gia. Không thể liệt kê hết những tư tưởng, phát ngôn, và hành động của họ tại đây, nhưng có một nhân vật không thể không bỏ qua: Maurice Strong, người sáng lập Chương trình Môi trường của Liên Hợp Quốc (United Nations Environment Programme, UNEP). Strong, một người Canada, cũng là người tổ chức Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường của Con người năm 1972 và Hội nghị Liên Hợp Quốc về Môi trường và Phát triển năm 1992. Cô của Strong là Anna Louise Strong, một nhà báo mà nhiều người đã biết là thân cộng sản, đã định cư ở Trung Quốc. Strong chịu ảnh hưởng sâu sắc của cô mình, tự xưng là “một nhà xã hội chủ nghĩa về mặt tư tưởng và nhà tư bản chủ nghĩa về phương pháp luận”. [13]

Strong nắm giữ vị trí quan trọng trong phong trào bảo vệ môi trường toàn cầu. “Ông ta cũng có quan điểm cấp tiến như những người biểu tình đường phố của chủ nghĩa bảo vệ môi trường cấp tiến nhất, nhưng ông ta không khản giọng hô hào trước hàng rào cảnh sát bảo vệ hội nghị toàn cầu, mà nắm chức tổng thư ký, cầm trong tay chiếc búa chủ trì hội nghị ở bên trong.” [14]

Những quan điểm mà cơ quan Liên Hợp Quốc tán thành dưới sự lãnh đạo của Strong gần như giống hệt quan điểm của chủ nghĩa Marx. Sussman viết: “Quyền tư hữu đất đai là công cụ chủ yếu để tích lũy của cải nên sẽ gây ra bất công xã hội. Vì thế, tất yếu phải công hữu quyền sử dụng đất đai.” [15] Sau khi nghỉ hưu, Strong đã chọn sang Bắc Kinh hưởng tuổi già, và đã qua đời ở đó vào năm 2015.

Natalie Grant Wraga, một cố chuyên gia về Liên Xô, đã tiến hành một nghiên cứu chuyên sâu về vấn đề này đã viết: “Bảo vệ môi trường có thể được dùng làm cái cớ để áp hàng loạt biện pháp đặt ra nhằm phá hoại cơ sở công nghiệp của các quốc gia phát triển. Nó có thể phục vụ mục đích phá hoại bằng cách hạ thấp tiêu chuẩn sống của các quốc gia này và cấy vào đó giá trị quan của chủ nghĩa cộng sản.” [16] Trên thực tế, chủ nghĩa bảo vệ môi trường không chỉ bắt nguồn từ khối cộng sản cũ. Nó còn đi sâu hơn và có quan hệ với mục tiêu tổng thể của chủ nghĩa cộng sản nhằm tước đoạt tự do trên khắp thế giới.

1.3 Chủ nghĩa Marx sinh thái

Trong giai đoan chuyển giao giữa thế kỷ 19 và thế kỷ 20, hai nhà khoa học Anh là Ray Lankester và Arthur Tansley đã đưa ra khái niệm sinh thái và hệ sinh thái. Cả hai đều là người theo chủ nghĩa xã hội Fabian, một biến thể của chủ nghĩa Marx. Lankester là nhà động vật học, từ khi còn trẻ đã trở thành bạn của ông già Marx. Khi Marx về già, Lankester thường hay lui tới nhà Marx, cũng là một trong số ít những người tham dự lễ tang của Marx. Lankester từng viết thư cho Marx, kể ông ta đang nghiên cứu ‘Tư bản luận’, tác phẩm của Marx năm 1867, và đó là “niềm vui và thu hoạch lớn nhất”. [17]

Tansley là nhân vật quan trọng nhất về sinh thái và thực vật trong giai đoạn đó ở Anh, và với tư cách chủ tịch đầu tiên của Hiệp hội Sinh thái Anh, ông ta là người phát minh ra thuật ngữ “hệ sinh thái”. Khi học tại Đại học London, Tansley đã chịu ảnh hưởng sâu sắc từ Lankester. [18]

Từ mối quan hệ giữa Lankester và Tansley với chủ nghĩa Marx, có thể thấy sinh thái học có gốc gác từ chủ nghĩa Marx — mặc dù đương nhiên, sinh thái học và chủ nghĩa bảo vệ môi trường không phải là một. Sinh thái học là về môi quan hệ giữa các sinh vật sống và môi trường, còn chủ nghĩa bảo vệ môi trường lại quan tâm đến thảm họa sinh thái. Dù vậy, sinh thái học có quan hệ mật thiết với chủ nghĩa bảo vệ môi trường, bởi nó đưa ra cơ sở lý luận để xác định thảm họa sinh thái. Chủ nghĩa Marx sinh thái phái sinh từ sinh thái học lại là một bước tiến nữa xuất phát từ những khái niệm này.

Chủ nghĩa Marx sinh thái đưa thêm khái niệm khủng hoảng sinh thái vào những lập luận của những người theo chủ nghĩa Marx về khủng hoảng kinh tế của chủ nghĩa tư bản. Nó muốn khuếch đại cái gọi là mâu thuẫn giữa tư sản và vô sản, bằng cách thêm vào đó mâu thuẫn cố hữu giữa sản xuất và môi trường. Đây chính là cái gọi là thuyết khủng hoảng kép hay mâu thuẫn kép. Trong lý luận của chủ nghĩa Marx, mâu thuẫn căn bản của chủ nghĩa tư bản là mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất, vốn bị coi là mâu thuẫn chủ yếu. Mâu thuẫn thứ yếu là mâu thuẫn giữa môi trường sản xuất (hệ sinh thái) và lực lượng sản xuất cùng với quan hệ sản xuất. Theo lý luận này, mâu thuẫn chủ yếu dẫn đến khủng hoảng kinh tế, còn mâu thuẫn thứ yếu dẫn đến khủng hoảng sinh thái. [19]

Thực tiễn hơn 100 năm phát triển chủ nghĩa tư bản đã chứng minh chủ nghĩa Marx là sai khi dự báo sai rằng chủ nghĩa tư bản sẽ sụp đổ vì khủng hoảng kinh tế. Ngược lại, chủ nghĩa tư bản vẫn tiếp tục thịnh vượng. Như vậy, khái niệm khủng hoảng sinh thái đã trở thành công cụ của chủ nghĩa cộng sản khi các học giả cánh tả phát hiện ra rằng chủ nghĩa Marx có thể là cơ sở lý luận cho chủ nghĩa bảo vệ môi trường, từ đó càng khiến thế giới quan và phong trào bảo vệ môi trường đi theo hướng cấp tiến hơn nữa.

1.4 Chủ nghĩa xã hội sinh thái

Đúng như tên gọi của nó, chủ nghĩa xã hội sinh thái là hình thái ý thức kết hợp sinh thái học và chủ nghĩa xã hội. Các nhà phê bình gọi nó là “quả dưa hấu” –– xanh vỏ đỏ lòng –– vì nó thêm một số yêu cầu điển hình của chủ nghĩa xã hội như “công bằng xã hội” vào các mối quan ngại về sinh thái, hòng thúc đẩy hình thái ý thức xã hội chủ nghĩa bằng một phương tiện mới.

Chủ nghĩa xã hội sinh thái biểu hiện rõ nhất ở “Tuyên ngôn chủ nghĩa xã hội sinh thái” (is An Ecosocialist Manifesto) do Joel Kovel và Michael Lowy công bố năm 2001. Kovel không thành công trong chiến dịch đề cử ứng viên tổng thống của Đảng Xanh. Lowy là thành viên của Quốc tế Thứ tư phái Trotsky. Tuyên ngôn này viết, chủ nghĩa tư bản không thể giải quyết được khủng hoảng sinh thái, tất yếu sẽ bị thay thế bởi chủ nghĩa xã hội sinh thái. Họ không coi chủ nghĩa xã hội sinh thái là một chi phái của chủ nghĩa xã hội, mà là một cái tên mới của chủ nghĩa xã hội trong thời đại mới. [20]

Năm 2002, Kovel xuất bản cuốn sách mang tên “Kẻ thù của tự nhiên: Sự kết thúc của chủ nghĩa tư bản hay sự kết thúc của thế giới?” (The Enemy of Nature: The End of Capitalism or the End of the World?). Cuốn sách đã trình bày tỉ mỉ lý luận của chủ nghĩa xã hội sinh thái, chỉ trích gay gắt chủ nghĩa tư bản, và chủ trương sử dụng phương hướng mới cấp tiến hơn để thay đổi hiện trạng. [21]

1.5 Chính trị xanh: Xanh chẳng qua là đỏ mới

Khi chủ nghĩa bảo vệ môi trường chính bước vào vũ đài trị thì chính trị xanh (green politics), hay chính trị sinh thái (ecopolitics), cũng ra đời. Đảng Xanh được thành lập ở nhiều quốc gia trên thế giới, chính là sản phẩm của chính trị xanh, không chỉ giới hạn ở việc bảo vệ môi trường, mà đã mở rộng sang công bằng xã hội, chủ nghĩa nữ quyền, vận động phản chiến, và phong trào hòa bình. Global Greens (Tổ chức Xanh Toàn cầu) chẳng hạn là một tổ chức quốc tế liên kết với Đảng Xanh, còn điều lệ năm 2001 của nó mang đậm hình thái ý thức của chủ nghĩa Marx, nhấn mạnh vào cái gọi là bình đẳng giữa con người và động vật. [22]

Chủ nghĩa bảo vệ môi trường thường chịu sự dẫn dắt của chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản. Sau sự sụp đổ của các chính quyền cộng sản ở Nga và Đông Âu, nhiều đảng viên đảng cộng sản và lực lượng tàn dư của chủ nghĩa cộng sản trước kia lại lập nên hoặc gia nhập các đảng xanh, sinh ra hình thái ý thức cánh tả của Đảng Xanh, vì thế mà xuất hiện thuật ngữ “Xanh Tả” (Green Left).

Sau khi Đảng Cộng Sản Liên Xô sụp đổ, nguyên tổng bí thư Đảng Cộng sản Liên Xô Mikhail Gorbachev muốn tái xuất chính trường nhưng không thành. Do vậy, ông ta trở thành người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường và thành lập “Hội Chữ thập Xanh Quốc tế” (Green Cross International). Đương nhiên, Gorbachev sẽ đưa nhân tố chủ nghĩa cộng sản vào công cuộc bảo vệ môi trường của ông ta, thường xuyên cổ xúy thành lập chính phủ thế giới để ngăn chặn thảm họa môi trường. [23]

Nhiều đảng cộng sản ở phương Tây trực tiếp tham gia không ít các phong trào bảo vệ môi trường. Jack Mundey, một trong những người sáng lập phong trào lệnh cấm xanh (green ban) của Úc, là đảng viên Đảng Cộng sản Úc. Vợ ông ta là chủ tịch toàn quốc của Đảng Cộng sản Úc. [24]

1.6 Chủ nghĩa khủng bố sinh thái

Vì chịu ảnh hưởng của cánh tả, chủ nghĩa bảo vệ môi trường từ lúc ban sơ đã khá cấp tiến. Nó có nhiều nhánh cấp tiến như sinh thái học bề sâu (Deep Ecology), chủ nghĩa nữ quyền sinh thái (Ecofeminism), sinh thái học xã hội (Social Ecology) và chủ nghĩa địa phương sinh học (Bioregionalism) v.v.. Trong đó, còn có một số tổ chức đặc biệt cấp tiến, nổi tiếng nhất là Earth First! và “Mặt trận Giải phóng Trái đất” (Earth Liberation Front). Họ lợi dụng những hành động trực tiếp (như dùng chất nổ, phóng hỏa) – gọi là chủ nghĩa khủng bố sinh thái (eco-terrorism) – để ngăn cản các hoạt động mà họ coi là phá hoại môi trường.

Tổ chức Earth First! được thành lập năm 1979, khẩu hiệu của nó là “Bảo vệ mẹ trái đất, quyết không thỏa hiệp!” (No Compromise in Defense of Mother Earth!) Tổ chức này dùng những hành động trực tiếp nhắm vào đối tượng chính như chặt cây, xây đập, và các dự án khác. Một chiến thuật nổi tiếng của tổ chức này được gọi là “ngồi lên cây” –– tức là ngồi dưới gốc cây hoặc leo lên cây –– để ngăn chặt cây. Những hoạt động này của Earth First! đã thu hút nhiều thành viên mới, gồm cả phần tử cánh tả, người theo chủ nghĩa vô chính phủ, và những người nổi loạn chống lại xã hội chủ lưu.

Năm 1992, một số thành viên cấp tiến hơn trong đó đã khơi mào một nhánh gọi là “Mặt trận Giải phóng Trái đất”, lấy phóng hỏa làm chiến thuật. Khoảng cuối năm 2000, chín biệt thự sang trọng trên đảo Long Island của Mỹ bị thiêu thành tro chỉ trong một đêm. Cái cớ chính mà tổ chức này đưa ra là những biệt thự này được xây dựng trong một khu rừng tự nhiên. Sau khi phóng hỏa, tổ chức này còn đưa ra khẩu hiệu “Còn xây, còn đốt!”

Năm 2005, Cục điều tra Liên bang (FBI) tuyên bố Mặt trận Giải phóng Trái đất là mối đe dọa khủng bố lớn nhất ở Hoa Kỳ, bị tình nghi gây ra hơn 1.200 vụ án, gây thiệt hại tài sản lên đến hàng chục triệu USD. [25] Những hành động của họ sớm đã vượt quá giới hạn của các cuộc biểu tình chính trị thông thường hay sự bất đồng quan điểm. Hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản đã lợi dụng sự thù hận để biến một bộ phận người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường thành phần tử khủng bố sinh thái, không khác gì các phần tử khủng bố khác.

1.7 Greenpeace: Không phải là câu chuyện về hòa bình

Greenpeace (Hòa bình Xanh) được thành lập năm 1971 là tổ chức bảo vệ môi trường lớn nhất trên thế giới, có văn phòng ở 40 quốc gia, với thu nhập hàng năm hơn 350 triệu USD. Greenpeace cũng là một trong những tổ chức môi trường cấp tiến nhất trên thế giới.

Paul Watson, người đồng sáng lập Greenpeace, đã rời tổ chức này năm 1977, cho biết “Bí quyết thành công của David McTaggart [nguyên chủ tịch Greenpeace] cũng chính là bí quyết thành công của Greenpeace: Điều gì đúng không quan trọng, quan trọng là người ta cho rằng điều gì là đúng… Bạn là người như thế nào là do truyền thông định ra. [Greenpeace] đã trở thành một huyền thoại, một cỗ máy chế ra huyền thoại như thế.” [26]

Patrick Moore, một người đồng sáng lập khác của Greenpeace, từng cam kết sẽ cống hiến vì công cuộc bảo vệ môi trường. Sau đó, ông đã từ bỏ chức vụ ở Greenpeace khi phát hiện rằng tổ chức này “đã quay ngoắt sang cánh tả”. [27] Nó phát triển thành một tổ chức cực đoan có mục tiêu chính trị, như đối địch với mọi loại sản xuất công nghiệp và cho thấy nó hoạt động vì mục đích chính trị nhiều hơn là khoa học. [28]

Sách lược của các tổ chức bảo vệ môi trường cấp tiến như Greenpeace là không từ thủ đoạn để đạt mục tiêu. Về mặt này chủ nghĩa bảo vệ môi trường có sự nhất trí cao với chủ nghĩa cộng sản. Năm 2007, sáu thành viên của Greenpeace đã đột nhập vào phá hoại một nhà máy nhiệt điện của Anh. Họ bị khởi tố vì gây thiệt hại tài sản khoảng 30.000 bảng Anh. Họ đã thừa nhận mưu đồ đóng cửa nhà máy điện này, nhưng tuyên bố rằng họ làm vậy để ngăn chặn thiệt hại lớn hơn (tức là khủng hoảng môi trường do khí thải nhà kính). Tòa án này cuối cùng đã đồng ý rằng hành vi của họ là vô tội.

Trước vụ việc này, Greenpeace đã có nhiều lần thắng kiện kiểu như vậy, kể cả vụ phá hoại các nhà máy điện nguyên tử, các công ty ô tô, và cơ sở sản xuất máy bay chiến đấu. [29] Ranh giới giữa hợp pháp và phi pháp đã bị xóa nhòa bởi thứ logic đó.

Chủ nghĩa Marx-Lenin truyền thống lợi dụng sự hứa hẹn về một xã hội không tưởng ở cuối đường hầm để hợp pháp hóa việc giết người, phóng hỏa, và cướp đoạt tài sản. Tương tự, dưới danh nghĩa chủ nghĩa bảo vệ môi trường, những người cộng sản cảnh báo về khủng hoảng môi trường để hợp pháp hóa các thủ đoạn bạo lực và phi pháp.

Trong ví dụ trên, các thành viên của Greenpeace đã thuyết phục được bồi thẩm đoàn chấp nhận rằng động cơ phạm tội của họ là chính đáng. Điều đó cho thấy đông đảo người trong xã hội có thể bị lạc hướng mà chấp nhận những thứ lập luận tự thị nhi phi (tưởng đúng mà sai), vô căn cứ. Đó đều là ruồng bỏ những giá trị phổ quát, và là dấu hiệu về sự băng hoại đạo đức xã hội.

2. Tính hoang đường của sự đồng thuận về biến đổi khí hậu

Biến đổi khí hậu là vấn đề nóng của xã hội ngày nay. Các cuộc tranh luận của công chúng xung quanh vấn đề này cũng sôi động một cách bất thường, dù là giới truyền thông, công chúng hay là giới chính trị đều có những ý kiến khác nhau. Cách nói thường thấy nhất trong vấn đề này là: vì con người thải khí gây hiệu ứng nhà kính mà gây ra sự nóng lên toàn cầu, và sẽ dẫn đến thảm họa khí hậu nguy hiểm. Các nhà hoạt động môi trường tuyên bố rằng kết luận này đã đạt được sự đồng thuận mang tính khoa học (scientific concensus) hay đây là ngành khoa học đã được công nhận (settled science). Đối với một số nhà hoạt động môi trường, những người phản đối kết luận này không những bị coi là phản khoa học, mà còn là phản nhân loại.

Các thành viên Greenpeace đề cập bên trên, sau khi phá hoại nhà máy điện, lại được phán quyết vô tội, chính là vì một chuyên gia nổi tiếng từng đề xướng loại đồng thuận này đã chứng thực cho họ khi tuyên bố rằng lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính do nhà máy điện này thải ra mỗi ngày sẽ dẫn đến hơn 400 loài bị hủy diệt v.v.

Phải chăng giới khoa học thực sự đã đạt được sự đồng thuận này? Nguyên giáo sư khí tượng học Richard Lindzen của Viện Công nghệ Massachusetts đã có bài viết năm 2007 để bày tỏ quan điểm rằng thực ra, khoa học khí hậu chưa hề được công nhận. [30] Steven Koonin, nguyên Thứ trưởng phụ trách Khoa học của Bộ Năng lượng Mỹ, giáo sư của Đại học New York, viết trong một bài viết năm 2014 có tựa đề “Khoa học khí hậu chưa được công nhận” (Climate Science Is Not Settled) rằng, “Chúng ta còn xa mới có đủ tri thức cần thiết để đưa ra một chính sách tốt về khí hậu.” [31] Trong một bài viết khác, Koonin cũng nhắn nhủ độc giả rằng, “Công chúng hầu như không biết gì về những tranh luận kịch liệt trong giới khoa học khí hậu. Tại một cuộc họp các phòng thí nghiệm toàn quốc gần đây, tôi quan sát thấy hơn 100 nhà nghiên cứu của chính phủ và các trường đại học chất vấn nhau khi cố gắng tách bạch giữa tác động của con người khỏi sự biến đổi tự nhiên của khí hậu. Vấn đề ở đây không phải là mức độ tác động nhiều ít bao nhiêu, mà là những phương diện căn bản trong cách hiểu của chúng ta, chẳng hạn như mực nước biển toàn cầu dâng lên trong hai thập kỷ qua đã chậm lại rõ rệt, cũng là hiện tượng nằm ngoài dự kiến.” [32]

Nhiệt độ bề mặt trái đất từ năm 1880 đến nay nhìn chung là theo chiều hướng tăng lên, khí CO2 và các khí thải gây hiệu ứng nhà kính khác do con người thải vào bầu khí quyển có gây hiệu ứng nóng lên trên thế giới. Về những vấn đề cơ bản này, ý kiến của các nhà khoa học không khác nhau nhiều. Tuy nhiên, những vấn đề quan trọng hơn, cũng là trọng điểm tranh luận của các nhà khoa học là: Sự nóng lên này có phải chủ yếu do hoạt động của con người gây ra hay do nguyên nhân tự nhiên? Đến cuối thế kỷ 21, địa cầu sẽ nóng lên đến mức nào? Con người có khả năng dự đoán khí hậu sẽ biến đổi như thế nào trong tương lai hay không? Sự nóng lên có dẫn đến “thảm họa” gì không?

Tuy nhiên, xét từ một góc độ khác, giới khoa học xem ra đã đạt được sự “đồng thuận” nào đó hoặc sự công nhận ở mức độ nào đó về ngành khoa học biến đổi khí hậu, vì tiếng nói phản đối cái gọi là sự “đồng thuận” này hiếm khi xuất hiện trên truyền thông hay các tạp chí học thuật.

Nhà vật lý học Michael Griffin, nguyên Giám đốc Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA), đã phát biểu trong cuộc phỏng vấn với Đài Phát thanh Công cộng Quốc gia (National Public Radio) năm 2007 như sau:

Tôi không có chút nghi ngờ nào về sự tồn tại của xu thế nóng lên toàn cầu. Tôi không chắc có hợp lý không khi nói đó là vấn đề mà chúng ta cứ phải vật lộn để giải quyết. Nếu cứ giả định nó là vấn đề thì cũng chính là giả định rằng trạng thái của khí hậu trái đất hiện nay là khí hậu tối ưu nhất, tốt nhất mà chúng ta có thể có hoặc đã từng có, và rằng chúng ta cần phải có biện pháp để đảm bảo nó sẽ không thay đổi.

Trước hết, tôi không cho rằng con người có năng lực để đảm bảo khí hậu sẽ không thay đổi, vì lịch sử hàng triệu năm qua đã  chứng minh điều đó; thứ nữa, tôi nghĩ tôi sẽ hỏi loài người nào –– ở đâu và khi nào –– được ban cho đặc quyền để quyết định rằng điều kiện khí hậu mà chúng ta đang có ngay tại đây hôm nay, ngay lúc này là khí hậu tốt nhất cho tất cả nhân loại. Tôi cho rằng nếu con người tự cho mình cái địa vị đó thì quả hơi ngạo mạn.[33]

Mặc dù Griffin đã cố gắng bày tỏ sự khiêm tốn mà con người nên có trong khoa học, nhưng ông đã lập tức bị giới truyền thông và một số nhà khí hậu học chỉ trích gay gắt, thậm chí còn nói những nhận định của ông là thiếu hiểu biết. Ngày hôm sau, dưới áp lực to lớn, ông đã buộc phải lên tiếng xin lỗi. [34]

Mấy tháng sau sự việc trên, trong một cuộc phỏng vấn khác, Griffin lại bình luận rằng: “Cá nhân tôi cho rằng mọi người đã đi quá trong các cuộc thảo luận về biến đổi khí hậu, tới mức nếu xem nó là một vấn đề chuyên môn kỹ thuật thôi cũng thành gần như không hợp pháp. Nó dường như đã đạt đến địa vị của tôn giáo, tôi thấy thật đáng trách.” Từ quan điểm của Griffin về sự “đồng thuận mang tính khoa học”, chúng ta thấy cái gọi là sự đồng thuận về vấn đề biến đổi khí hậu, thực tế, không phải là một quá trình khoa học. Ông cho rằng quá trình khoa học là kết quả của sự tranh luận: “Anh dựng lên lý luận của anh, công bố số liệu của anh, đưa ra khái niệm của anh, còn người khác có thể bác bỏ, hoặc tìm cách bác bỏ. Sự đồng thuận khoa học đạt được bằng cách ấy.” [35] Bản thân việc dùng mọi hình thức, mọi thủ đoạn để bóp nghẹt tranh luận khoa học đã đi ngược lại tinh thần khoa học.

Vì danh tiếng và vị thế ưu tú trong ngành, Giáo sư Lennart Bengtsson, thành viên Hội Khí tượng Hoàng gia Anh, nguyên giám đốc Trung tâm Dự báo Thời tiết Tầm trung của Châu Âu, đã tham gia Tổ chức Chính sách Nóng lên Toàn cầu (Global Warming Policy Foundation, GWPF), một viện nghiên cứu chính sách phản biện lý luận về sự nóng lên toàn cầu. Vì thế, ông phải chịu áp lực rất lớn, cũng như sự theo dõi của các nhà chuyên môn trong ngành trên khắp thế giới. Hai tuần sau đó, ông đã buộc phải từ chức.

Bengtsson giải thích trong thư từ chức: “Những ngày gần đây, tôi bị đặt dưới áp lực tập thể lớn khủng khiếp đến vậy từ khắp nơi trên thế giới, mà tôi cảm thấy đã tới mức không chịu đựng nổi nữa. Nếu cứ tiếp tục thế này, tôi sẽ không thể làm công việc bình thường của mình được mà còn phải lo cho sức khỏe và sự an toàn của mình… Các đồng nghiệp không còn ủng hộ tôi, những đồng nghiệp khác đã từ chối đứng tên đồng tác giả, v.v. … Tôi chưa từng nghĩ lại có thể xảy ra điều tương tự [như thời kỳ của Thượng nghị sỹ McCarthy] trong một cộng đồng vốn ôn hòa như khí tượng học. Hiển nhiên, những năm gần đây nó đã biến đổi rồi.” [36]

Quan sát của Bengtsson là đúng: “Sự biến đổi trong những năm gần đây” ấy là kết quả của hình thái ý thức cộng sản và những chiêu thuật đấu tranh đã thao túng lĩnh vực khí tượng học.

Trên thực tế, cái gọi là sự đồng thuận mang tính khoa học về vấn đề biến đổi khí hậu đã biến thuyết biến đổi khí hậu thành một thứ giáo điều. Biến đổi khí hậu cũng là một tín điều quan trọng nhất của chủ nghĩa bảo vệ môi trường ngày nay – là bất khả phạm húy, bất khả xâm phạm. Các nhà khoa học, truyền thông và các nhà hoạt động bảo vệ môi trường tiếp nhận giáo điều này đều cùng phát tán nỗi sợ về một thảm họa sắp xảy ra. Thông qua quá trình hình thành và củng cố giáo điều này, những chiêu bài đấu tranh chính trị kiểu cộng sản, bao gồm lừa mị, công kích, làm bẽ mặt trước công chúng, chỉ điểm, và gây mâu thuẫn công khai, đều đã lộ rõ.

2.1 Tóm lược quá trình đạt được sự “đồng thuận” về khoa học khí hậu

Năm 1988, Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (Intergovernmental Panel on Climate Change, IPCC) được thành lập. Một trong những sứ mệnh quan trọng của nó là đánh giá nghiên cứu khoa học hiện có 5 năm một lần và đưa ra tuyên bố có căn cứ về các vấn đề biến đổi khí hậu, xây dựng sự “đồng thuận mang tính khoa học” trong vấn đề biến đổi khí hậu, đưa ra cơ sở khoa học phục vụ việc hoạch định chính sách. [37] Báo cáo của IPCC thường kèm theo một danh sách hàng nghìn tác giả chính, đồng tác giả, và nhà phê bình. Do vậy, các kết luận trong báo cáo IPCC thường được coi là sự “đồng thuận” của hàng nghìn nhà khoa học hàng đầu thế giới.

Năm 1992, Công ước Khung về Biến đổi Khí hậu của Liên Hợp Quốc (UNFCCC) nêu rõ mục tiêu của nó là ổn định nồng độ khí nhà kính trong bầu khí quyển ở mức có thể ngăn nguy cơ tác động nguy hiểm của con người đối với hệ khí hậu. Cần lưu ý rằng ở đây đã giả thiết rằng biến đổi khí hậu là do con người gây ra và có nguy hiểm. Sau đó, IPCC lại được giao nhiệm vụ xác định “các tác động của con người đối với khí hậu” và “tác hại của biến đổi khí hậu đối với kinh tế xã hội và môi trường”. [38] Giả thiết của UNFCCC rằng con người là thủ phạm gây ra sự biến đổi khí hậu nguy hiểm đã hạn chế phạm vi đối tượng mà IPCC cần xác định. Hơn nữa, nếu biến đổi khí hậu không gây nguy hiểm, hoặc không phải chỉ do ngành công nghiệp gây ra, thì cũng không cần hoạch định chính sách nào, nên cũng không có lý do gì để IPCC tồn tại. Những mâu thuẫn về lợi ích này cũng đã giới hạn trọng tâm nghiên cứu của IPCC. [39]

Báo cáo của IPCC đã lược bỏ những tuyên bố không chắc chắn

Ngay trước khi IPCC công bố Báo cáo Đánh giá Thứ hai vào năm 1995), Frederick Seitz, một nhà vật lý học nổi tiếng thế giới, nguyên Viện trưởng Viện Hàn lâm Khoa học Quốc gia, Hiệu trưởng Đại học Rockefeller của New York, đã có được bản sao của báo cáo này. Sau đó, Seitz phát hiện ra nội dung của báo cáo này đã bị thay đổi rất nhiều sau vòng thẩm định khoa học và trước khi được gửi đi in. Toàn bộ nội dung những tuyên bố không chắc chắn về ảnh hưởng của các hoạt động của con người đối với biến đối khí hậu đều đã bị xóa bỏ.

Seitz đã nêu trong bài viết trên Tạp chí Phố Wall (The Wall Street Journal) như sau: “Hơn 60 năm là thành viên của cộng đồng khoa học Mỹ, … tôi chưa từng thấy quá trình thẩm định chéo nào thối nát như cuộc thẩm định báo cáo IPCC này.” [40]

Những câu bị xóa bỏ bao gồm: [41]

“Không có nghiên cứu nào trích dẫn bên trên cho thấy bằng chứng rõ ràng để chúng ta có thể quy kết nguyên nhân cụ thể của những biến đổi [khí hậu] quan sát được là do sự gia tăng của khí thải nhà kính.”

“Cho đến nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định toàn bộ hay một bộ phận [biến đổi khí hậu quan sát được cho đến nay] là do con người gây ra.”

“Bất kỳ tuyên bố nào khẳng định đã phát hiện có sự biến đổi lớn về khí hậu nhiều khả năng sẽ gây tranh cãi cho đến khi những biến tố trong toàn bộ tính khả biến tự nhiên của hệ thống khí hậu giảm xuống.”

Mặc dù sau đó IPCC tuyên bố mọi chỉnh sửa đều đã được các tác giả đồng ý, nhưng những thay đổi này ít nhất đã cho thấy công tác báo cáo của IPCC đã chịu ảnh hưởng của chính trị. Báo cáo đánh giá này không hề có một nghiên cứu gốc nào, mà chủ yếu chỉ tổng kết những nghiên cứu đã có. Vì những nghiên cứu đã có mang quá nhiều quan điểm trái chiều, nên nhiều khả năng để “đạt được sự đồng thuận” theo mục tiêu mà IPCC đặt ra, thì tổ chức này đơn giản đã loại ra những quan điểm đổi lập.

Tháng 4/2000, bản thảo của Báo cáo Đánh giá Thứ ba của IPCC đã chỉ ra rằng: “Đã có thể nhận thấy rõ ảnh hưởng của con người đối với khí hậu toàn cầu.” Còn phiên bản công bố vào tháng 10 năm đó của báo cáo này lại nói: “Nhiều khả năng là sự tập trung ngày càng nhiều khí nhà kính do con người thải ra là tác nhân chính gây ra hiện tượng nóng lên đã quan sát được trong 50 năm qua.” Kết luận chính thức trong bản cuối cùng còn tuyên bố quả quyết hơn: “Hầu hết hiện tượng nóng lên quan sát được trong 50 năm qua nhiều khả năng là do sự tập trung ngày càng nhiều khí nhà kính.”

Khi người phát ngôn của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (U.N. Environment Programme), Tim Higham, được hỏi về căn cứ khoa học của sự biến đổi được thổi thồng này, ông thành thật trả lời rằng: “Không có [phát hiện] khoa học mới nào cả, nhưng các nhà khoa học muốn đưa ra thông điệp mạnh mẽ và rõ ràng cho các nhà hoạch định chính sách.” [42]

Nói cách khác, UNFCCC đã giao bài tập về nhà cho IPCC kèm theo đáp án rõ ràng theo ý muốn của họ. Như vậy, IPCC chỉ việc trả bài theo yêu cầu.

Báo cáo của IPCC phóng đại sự “đồng thuận về thảm họa”

Giáo sư Paul Reiter của Viện Pasteur, Pháp là một chuyên gia hàng đầu về bệnh sốt rét và các bệnh truyền nhiễm do côn trùng khác. Ông không đồng ý với báo cáo của IPCC nên buộc phải dọa khởi kiện IPCC để gỡ bỏ tên của mình ra khỏi danh sách 2.000 chuyên gia hàng đầu tán thành báo cáo của IPCC. Ông cho hay báo cáo của IPCC “làm ra vẻ tất cả các nhà khoa học hàng đầu đã đồng ý, nhưng đó không phải là sự thật.” [43]

Khi làm chứng trước Thượng viện Hoa Kỳ ngày 25/04/2006, Reiter nói: “Điều nhức nhối trong cuộc tranh luận này là, thứ ‘khoa học’ rởm này lại được các hội đồng ‘chuyên gia’ có tầm ảnh hưởng tán thành trong diễn đàn của công chúng. Tôi đang nói cụ thể về Hội đồng Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu (IPCC). Cứ 5 năm một lần, tổ chức Liên Hợp Quốc này lại công bố một báo cáo về sự ‘đồng thuận của các nhà khoa học hàng đầu thế giới’ về mọi phương diện của biến đổi khí hậu. Không chỉ quá trình chọn lựa các nhà khoa học này hết sức đáng nghi ngờ, mà cả loại đồng thuận này cũng chỉ là một thứ chính trị, chứ không phải là khoa học.” [44]

Các nhà bảo vệ môi trường vẫn hay tuyên truyền quan niệm rằng những bệnh do côn trùng gây ra như bệnh sốt rét sẽ hoành hành khi khí hậu tiếp tục nóng lên. Đây cũng là luận điệu chính của IPCC. Như Bloomberg đã chỉ ra ngày 27/11/2007, “Theo một báo cáo của Liên Hợp Quốc, sự nóng lên toàn cầu sẽ khiến hàng triệu người có nguy cơ mắc bệnh sốt xuất huyết và sốt rét. Báo cáo này kêu gọi khẩn cấp rà soát các tác hại đối với sức khỏe do biến đổi khí hậu gây ra.” [45] Nhưng Reiter không công nhận kiểu liên hệ đơn giản giữa sự nóng lên của khí hậu và nguy cơ lây bệnh truyền nhiễm.

Ông chỉ ra rằng, bệnh sốt rét không chỉ tồn tại ở vùng nhiệt đới. Những năm 1920, ở Liên Xô, đã xảy ra đợt bùng phát dịch sốt rét, thậm chí cả ở thành phố Archangel (ArkhEngelsk) gần Bắc Cực cũng có đến 30.000 trường hợp mắc bệnh sốt rét, gây ra cái chết cho 10.000 người. [46] Theo một bài báo năm 2011 của tạp chí “Tự nhiên” (Nature), các nhà khoa học đã phát hiện một điều trái với giả định trước kia rằng, trong điều kiện nhiệt độ tăng cao thì khả năng truyền bệnh sốt rét của muỗi vằn lại thấp hơn. [47] Điều này đã chứng thực quan điểm của Reiter.

Việc một nhà khoa học khác rút khỏi IPCC cũng cho thấy việc lợi dụng cái gọi là sự “đồng thuận về thảm họa” này đã trở thành một nét văn hóa vận hành của tổ chức này. Christopher Landsea, chuyên gia nghiên cứu bão nhiệt đới (hurricane) của Cục Hải dương và Khí quyển Hoa Kỳ, một trong những tác giả chính của Báo cáo Đánh giá Thứ tư, cũng đã rút khỏi IPCC vào tháng 1/2005. Trong một bức thư ngỏ, ông viết: “Cá nhân tôi không thể tin tưởng mà tiếp tục đóng góp vào một quy trình mà tôi xem là vừa có động cơ từ những ý đồ đã định sẵn, vừa phi lý về mặt khoa học.” Ông yêu cầu IPCC xác nhận báo cáo này sẽ trung thành với khoa học, chứ không đi theo hướng kích động cảm xúc của con người. [48]

Landsea không đồng ý với tác giả chính của báo cáo của IPCC về mối quan hệ giữa bão nhiệt đới và biến đổi khí hậu. Tác giả chính (không phải là một chuyên gia nghiên cứu về bão) nhấn mạnh rằng khí hậu nóng lên có thể gây ra bão mạnh hơn, trong khi không đưa ra được dữ liệu thực tế xác đáng để chứng minh luận điểm này. Landsea chỉ ra rằng, những nghiên cứu trước đây cho thấy các ghi chép trong lịch sử không thể chứng minh được loại quan hệ này; còn từ lý luận mà xét thì cho dù có liên quan cũng là rất nhỏ, không ý nghĩa gì lắm.

David Deming, nhà địa chất học và địa vật lý học của Đại học Oklahoma, có được dữ liệu về nhiệt độ của Bắc Mỹ qua 150 năm lịch sử bằng cách nghiên cứu lõi băng, và công bố bài báo nghiên cứu của ông trong tạp chí “Khoa học” (Science). Những người đề xướng giáo điều đồng thuận bấy giờ coi Deming là một nhân vật tiêu biểu của giáo điều này. Trong một phiên điều trần tại Thượng viện Hoa Kỳ, Deming cho biết, một tác giả chính của IPCC đã gửi ông một email nói, “Chúng ta phải xóa đi giai đoạn nóng thời trung cổ.” [49] Giai đoạn nóng thời trung cổ là nói đến hiện tượng khí hậu nóng lên ở khu vực Bắc Đại Tây Dương trong những năm 950 đến 1150 sau công nguyên. Xóa đi giai đoạn này khỏi biểu đồ biến đổi khí hậu trong lịch sử sẽ có thể củng cố cho tuyên bố rằng hiện tượng nóng lên hiện nay là “chưa từng có”.

Những việc kiểu như thế rất nhiều. Trong cuốn sách “Những lời nói dối bỏng môi, các nhà cảnh báo nóng lên toàn cầu dùng đe dọa, gian lận, và lừa bịp để khiến bạn lạc hướng như thế nào” (Red Hot Lies, How Global Warming Alarmists Use Threats, Fraud, and Deception to Keep You Misinformed), Christopher C. Horner, nhà nghiên cứu kỳ cựu của Viện Nghiên cứu Doanh nghiệp Cạnh tranh của Mỹ, đã nêu tên rất nhiều chuyên gia nguyên là tác giả của IPCC mà đã phản đối kết luận của IPCC hay các hoạt động làm chính trị của nó. [50] Họ đã đưa ra những câu hỏi có căn cứ, kèm theo dữ liệu chứng minh và chất vấn cái gọi là “đồng thuận” của IPCC. Tuy nhiên, trong môi trường truyền thông và học thuật hiện nay, tiếng nói của họ đã bị đẩy ra ngoài rìa.

2.2 Quá trình xác lập giáo điều trong giới khoa học

Việc xác lập và củng cố cái gọi là “đồng thuận” trong vấn đề biến đổi khí hậu là một bước quan trọng trong việc lợi dụng chủ nghĩa bảo vệ môi trường để lôi kéo công chúng, phóng đại ý thức về thảm họa, và bóp méo giá trị quan của nhân loại. Nếu đi đến kết luận thì quỹ đạo tất yếu sẽ là phải thành lập một chính phủ siêu cấp toàn cầu – tức là chủ nghĩa cộng sản. Mặc dù vấn đề này chủ yếu được khai thác trong giới khoa học, nhưng nó lại được trợ sức bởi truyền thông, chính phủ và các tổ chức học thuật.

Bất cứ nhà khoa học nào, dù có uy tín cao đến đâu trong giới học thuật, một khi công khai phát biểu những nghi ngờ về giáo điều đồng thuận, sẽ lập tức phải đối mặt với áp lực cực lớn từ các đồng sự cũng như các cơ sở học thuật buộc họ phải khuất phục. Những người từng sống trong xã hội cực quyền cộng sản đều đã kinh qua những trải nghiệm như vậy, chỉ khác ở chỗ điều họ chất vấn là giáo điều của đảng cộng sản.

David Bellamy, một nhà hoạt động môi trường nổi tiếng của Anh, cũng là chủ tịch Hội Động vật Hoang dã Hoàng gia (Royal Society of Wildlife Trusts). Nhưng sau khi ông công khai tuyên bố không tin giáo điều “đồng thuận” về thuyết nóng lên toàn cầu, cơ quan này đã ra tuyên bố thể thiện sự không bằng lòng với ông. [51] Sau đó, ông không giữ chức chủ tịch của hội này nữa, còn những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường từng kính trọng ông lại quay sang cho rằng ông bị mất trí hoặc đã nhận tiền của các công ty dầu mỏ (Big Oil). [52]

Henk Tennekes, nguyên chủ tịch Hội Khí tượng Hoàng gia Hà Lan, vì không ủng hộ giáo điều đồng thuận về biến đổi khí hậu mà bị cách chức. Tương tự, Aksel Winn-Nielsen, một công chức của Tổ chức Khí tượng Thế giới đã bị các viên chức của IPCC quy kết là “công cụ của giới công nghiệp”. Hai nhà nghiên cứu người Italia là Alfonso Sutera and Antonios, sau khi nghi ngờ về thuyết con người gây ra hiện tượng khí hậu nóng lên, thì không còn xin được quỹ tài trợ nghiên cứu nữa. [53]

Trong cuốn sách “Khí hậu cực đoan: Những điều họ không muốn bạn biết về khoa học nóng lên toàn cầu” (Climate of Extremes: Global Warming Science They Don’t Want You to Know), Patrick J.Michaels, nguyên chủ tịch Hiệp hội các Nhà Khí hậu học Cấp bang của Mỹ (American Association of State Climatologists) và là nhà khí hậu học của Đại học Virginia, đã nêu rất nhiều ví dụ về việc các nhà theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường áp bức những nhà khoa học bất đồng ý kiến để đạt được cái gọi là “đồng thuận”. Vì ông khẳng định biến đổi khí hậu sẽ không gây ra thảm họa – mà lập trường lạc quan này lại không nhất quán với giáo điều đồng thuận – nên một hôm, ông đã bị thống đốc bang thông báo rằng ông không được phát biểu về vấn đề nóng lên toàn cầu với tư cách nhà khí hậu học của tiểu bang nữa. Cuối cùng, ông đã chọn từ chức.

George Taylor, một nhà khí hậu học cấp bang khác của Đại học Bang Oregon, cũng gặp phải phiền phức như vậy, và cũng buộc phải từ chức. David Legates, nguyên giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Khí hậu của Đại học Delaware, là nhà khí hậu học của bang Delaware, cũng bị thống đốc bang thông báo không được phát biểu về vấn đề nóng lên toàn cầu với tư cách nhà khí hậu học của tiểu bang nữa. Mark Albright, trợ lý của một nhà khí hậu học bang Washington, bị sa thải vì mặc dù đã được sếp dặn dò nhưng vẫn gửi email toàn bộ tài liệu về tình hình tuyết rơi ở rặng núi Cascade cho một phóng viên và người dân của tiểu bang có thắc mắc, thay vì chọn ra một phần số liệu (thể hiện xu hướng nóng lên). [54]

Tiêu điểm tranh luận ở đây là về chuyên môn của các nhà khí hậu học – tức là các vấn đề về khoa học khí hậu, chứ không phải vấn đề về chính sách của tiểu bang. Ở các quốc gia cộng sản, việc chính trị can thiệp thô bạo vào khoa học là điều thường thấy. Ở các quốc gia phương Tây, những người theo chủ nghĩa bảo vệ môi trường đang dùng chính trị để can thiệp vào tự do học thuật. Rất ít thấy tập san học thuật nào có bài nghiên cứu thể hiện quan điểm hoài nghi đối với giáo điều đồng thuận; hiện tượng này bắt đầu từ những năm 1990. Michaels đã bình luận trong bộ phim tài liệu “Âm mưu nhà kính” (The Greenhouse Conspiracy) năm 1990 trên kênh truyền hình 4 của Anh rằng nếu quan điểm của ai đó không được chấp nhận về mặt chính trị thì người đó sẽ gặp phiền phức. Bài báo của ông không chỉ bị một tập san học thuật từ chối xuất bản. Khi ông hỏi biên tập viên của tập san đó về lý do, câu trả lời mà ông nhận được là, bài báo của ông phải đạt tiêu chuẩn đánh giá cao hơn những bài khác.

Theo báo cáo của IPCC năm 1990, nhận thức tại thời điểm đó là mức độ nóng lên toàn cầu tương ứng với những biến đổi tự nhiên của khí hậu. Do vậy, cho dù quan điểm của Michaels khác với quan điểm của nhiều người khác thì cũng không thể bị coi là cực kỳ lập dị. Tuy nhiên, vì mục tiêu xác lập sự “đồng thuận” giả tạo này đã được định ra rồi nên ai cũng phải lên thuyền thôi.

Sự thiên vị của các quỹ chính phủ càng có tác dụng lớn trong việc hình thành và củng cố cái được gọi là “đồng thuận” này. Giả thuyết rằng con người là tác nhân gây ra sự nóng lên toàn cầu và các loại thảm họa tự nhiên đã dẫn đến tình huống các nghiên cứu về biến đổi khí hậu có ảnh hưởng đối với việc hoạch định chính sách. Vì thế, những nghiên cứu ủng hộ giả thuyết này sẽ dễ dàng nhận được nguồn tài trợ lớn để nghiên cứu, theo đó, một lượng lớn các bài viết học thuật cũng được xuất bản. Ngược lại, kiểu đồng thuận cưỡng chế này cản trở các nhà khoa học khám phá và nghiên cứu theo các chiều hướng tiềm năng khác.

William Gray, một giáo sư nổi tiếng, là người tiên phong trong nghiên cứu về bão của Mỹ. Ông phát hiện rằng, vì ông phê bình giáo điều đồng thuận về thuyết khí hậu này, mà đơn xin tài trợ nghiên cứu của ông liên tiếp bị từ chối. [55]

Tháng 3/2008, nhiều nhà khoa học hoài nghi giáo điều “đồng thuận” về các vấn đề khí hậu đã tổ chức một hội thảo học thuật riêng ở New York. Những nhà khoa học này chia sẻ rằng họ gặp rất nhiều trở ngại khi cố gắng công bố kết quả nghiên cứu trong các tạp chí học thuật. Chuyên gia khí tượng Joseph D’Aleo, nguyên chủ tịch Ủy ban Phân tích và Dự báo Thời tiết của Hội Khoa học Khí tượng Mỹ, cho biết một số đồng nghiệp của ông không dám tham gia cuộc họp này vì lo ngại sẽ bị đuổi việc. Ông cho rằng “nhiều khả năng đại đa số những người im lặng”, gồm cả các nhà khoa học ngành khí hậu học, khí tượng học và các ngành khoa học liên quan khác, không ủng hộ luận điểm ‘đồng thuận’ này. [56]

Giáo sư Judith Curry, nguyên trưởng khoa Khoa học Khí quyển và Địa cầu của Học viện Công nghệ Georgia, đã chứng minh trong một phiên điều trần của Thượng viện năm 2015 rằng một nhà khoa học làm ở NASA đã kể với bà rằng: “Tôi đã tham gia một hội nghị nhỏ dành cho các nhà khoa học có liên kết với NASA, quản lý cấp cao nhất của chúng tôi nói rằng, sếp NASA của ông ấy bảo chúng tôi không nên tìm cách công bố những bài báo trái ngược với luận điệu nóng lên toàn cầu hiện nay, vì ông ấy (ông sếp NASA) e ngại sẽ phải đau đầu khi đối mặt với dư luận ‘không mong muốn’. [57]

Curry còn cho biết trong lời chứng: “Một nhà khoa học khí hậu mà có lời phát biểu thể hiện sự không chắc chắn hay hoài nghi ở mức độ nào đó, thì sẽ bị quy chụp là ‘kẻ phủ nhận’ hoặc ‘kẻ có giao dịch mờ ám’ (merchant of doubt), tức là kẻ mang động cơ truyền bá hình thái ý thức nào đó hoặc đã ăn tiền của ngành công nghiệp nhiên liệu hóa thạch. Bản thân tôi, vì công khai bàn luận những quan ngại về việc IPCC xác định thế nào là không chắc chắn, mà bị dán nhãn là ‘kẻ lập dị về khí hậu học’ phản bội các cộng sự của mình… Các nhà khoa học khí hậu chịu áp lực cực lớn khiến họ phải khuất phục cái gọi là ‘đồng thuận’ này. Loại áp lực này không chỉ đến từ các chính trị gia, mà cả từ các cơ quan tài trợ liên bang, các trường đại học, các hiệp hội chuyên môn, và chính các nhà khoa học hoạt động và ủng hộ phong trào xanh. Ai củng cố thứ đồng thuận này sẽ được lợi ích to lớn về tiền bạc, danh tiếng và quyền hành.” [58]

Curry là thành viên của Hội Khí tượng Mỹ, ủy viên Ủy ban Nghiên cứu Khí hậu của Hội đồng Nghiên cứu Quốc gia Mỹ (National Research Council’s Climate Research Committee). Dù có thành tích học thuật nổi trội, nhưng vì không muốn tiếp tục sống trong áp lực nên bà đã quyết định về hưu sớm. Do bà đã chất vấn về sự “đồng thuận” của IPCC trong những năm gần đây mà bà bị cả truyền thông lẫn các nhà khoa học khác và một thượng nghị sỹ bêu riếu bằng những cái mác như “phản khoa học”, “kẻ phủ nhận” v.v.. Một nghị sỹ Quốc hội thậm chí còn gửi thư đến Viện trưởng Viện Công nghệ Georgia để tra hỏi về động cơ của Curry. [59] Bà chia sẻ một lý do nữa khiến bà về hưu sớm là vì bà cảm thấy không thể nói cho sinh viên và các nghiên cứu sinh sau tiến sỹ làm sao để “phủ nhận sự ĐIÊN RỒ này trong lĩnh vực khoa học khí hậu”. [60]

Roger Pielke Jr., một giáo sư của Đại học Colorado, đã từng hợp tác với Curry nghiên cứu vấn đề nóng lên của khí hậu. Ban đầu, ông làm việc ở Viện Hợp tác Nghiên cứu Khoa học Môi trường (CIRES) của trường đại học này. Mặc dù ông đồng tình với phần lớn kết luận trong báo cáo “đồng thuận” của IPCC, nhưng vẫn gặp phải áp lực tương tự bởi ông đã chỉ ra rằng dữ liệu không chứng minh luận điểm cho rằng các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão nhiệt đới, lốc xoáy, và hạn hán chịu ảnh hưởng của biến đổi khí hậu. Cuối cùng, ông đã chuyển sang Trung tâm Nghiên cứu Quản lý Thể dục Thể thao của Đại học Colorado. [61]

Pielke chỉ ra rằng, kinh nghiệm của Curry cho thấy “có danh hiệu giáo sư suốt đời cũng không đảm bảo được tự do học thuật”. [62] Không ngạc nhiên khi Joanne Simpson, một cán bộ của Viện Khoa học Hàn lâm Kỹ thuật Mỹ, nguyên là nhà khoa học khí quyển kiệt xuất của NASA, sau khi về hưu mới tuyên bố thái độ hoài nghi về sự “đồng thuận”: “Vì tôi không còn là thành viên của tổ chức nào nữa, cũng không nhận quỹ nào, nên tôi có thể nói rất thẳng.” Bà nói, “Là một nhà khoa học, tôi vẫn giữ thái độ hoài nghi.” [63]


Chương mười lămChương mười sáu (Phần 2)

Tài liệu tham khảo

[1] Đổng Trọng Thư, “Xuân Thu phồn lộ-Phục chế”, Quyển thứ tư,https://ctext.org/chun-qiu-fan-lu/fu-zhi-xiang/zh. [Tiếng Trung]

[2] Khổng Tử, The Universal Order or Conduct of Life, a Confucian Catechism, “Being a Translation of One of the Four Confucian Books, Hitherto Known as the Doctrine of the Mean” (The Shanghai Mercury, Limited, 1906), 68. https://bit.ly/2T74Dsb

[3] Lost Book of Zhou. Dật chu sách – đại tụ mổ, https://ctext.org/lost-book-of-zhou/da-ju/zh. [Tiếng Trung]

[4] The Classic of Rights. Zhai Yi,  https://ctext.org/text.pl?node=61379&if=gb&show=parallel. [Tiếng Trung]

[5] Rupert Darwall, The Age of Global Warming: A History (London: Quartet Books Limited, 2013), Chapter 1.

[6] Wes Vernon, “The Marxist Roots of the Global Warming Scare,” Renew America, June 16, 2008, https://web.archive.org/web/20100724052619/http://www.renewamerica.com:80/columns/vernon/080616.

[7] Frederick Engels, “Notes and Fragments,” Dialectics of Nature, 1883, accessed December 28, 2018, https://www.marxists.org/archive/marx/works/1883/don/ch07g.htm.

[8] Brian Sussman, Eco-Tyranny: How the Left’s Green Agenda Will Dismantle America (Washington, D.C.: WND Books, 2012), 8-9.

[9] Như trên., 10.

[10] Như trên., 11.

[11] Như trên., 14-15.

[12] Như trên., 11.

[13] Grace Baumgarten, Cannot Be Silenced (WestBow Press, 2016), Available: http://j.mp/2HgHJ0q

[14] Wes Vernon, “The Marxist Roots of the Global Warming Scare,” Renew America, June 16, 2008, https://web.archive.org/web/20100724052619/http://www.renewamerica.com:80/columns/vernon/080616.

[15] Sussman, Eco-Tyranny, 35.

[16] Vernon, “The Marxist Roots.”

[17] Lewis S. Feuer, “The Friendship of Edwin Ray Lankester and Karl Marx: The Last Episode in Marx’s Intellectual Evolution,” Journal of the History of Ideas 40 (4): 633-648.

[18] John Bellamy Foster, “Marx’s Ecology in Historical Perspective,” International Socialism Journal 96, Winter 2002, http://pubs.socialistreviewindex.org.uk/isj96/foster.htm.

[19] James O’Connor, “Capitalism, Nature, Socialism: A Theoretical Introduction,” Capitalism, Nature, Socialism 1, no. 1 (1988): 11-38,  http://www.vedegylet.hu/okopolitika/O%27Connor%20-%20Capitalism,%20Nature,%20Socialim.pdf.

[20] Joel Kovel and Michael Löwy, “The First Ecosocialist Manifesto,” September 2001?http://green.left.sweb.cz/frame/Manifesto.html.

[21] Joel Kovel, The Enemy of Nature: The End of Capitalism or the End of the World? (London: Zed Books, 2002).

[22] Kevin Andrews, “The Ideological Drive Behind the Greens,” ABC News, November 11, 2010,  http://www.abc.net.au/news/2010-11-12/the_ideological_drive_behind_the_greens/41010.

[23] Mikhail Gorbachev, “We Have a Real Emergency,” The New York Times, December 9, 2009, http://www.nytimes.com/2009/12/10/opinion/10iht-edgorbachev.html, and “What Role for the G-20?” The New York Times, April 27, 2009, http://www.nytimes.com/2009/04/28/opinion/28iht-edgorbachev.html.

[24] “Jack Mundey,” Sydney’s Aldermen, http://www.sydneyaldermen.com.au/alderman/jack-mundey/.

[25] Noel Moand, “A Spark That Ignited a Flame: The Evolution of the Earth Liberation Front,” in Igniting a Revolution: Voices in Defense of the Earth, eds. Steven Best and Anthony J. Nocella, II  (Oakland, Calif.: AK Press, 2006), 47.

[26] Leslie Spencer, Jan Bollwerk, and Richard C. Morais, “The Not So Peaceful World of Greenpeace,” Forbes, November 1991,  https://www.heartland.org/_template-assets/documents/publications/the_not_so_peaceful_world_of_greenpeace.pdf.

[27] Ted Thornhill, “Humans Are NOT to Blame for Global Warming, Says Greenpeace Co-founder, as He Insists There Is ‘No Scientific Proof’ Climate Change Is Manmade,” Daily Mail, February 27, 2014, http://www.dailymail.co.uk/sciencetech/article-2569215/Humans-not-blame-global-warming-says-Greenpeace-founder-Patrick-Moore.html#ixzz2vgo2btWJ.

[28] Patrick Moore, “Why I Left Greenpeace,” The Wall Street Journal, April 22, 2008, https://www.wsj.com/articles/SB120882720657033391.

[29] John Vidal, “Not Guilty: The Greenpeace Activists Who Used Climate Change as a Legal Defence,” The Guardian, Sept 10, 2008, https://www.theguardian.com/environment/2008/sep/11/activists.kingsnorthclimatecamp.

[30] Richard Lindzen, “The Climate Science Isn’t Settled,” The Wall Street Journal, November 30, 2009, https://www.wsj.com/articles/SB10001424052748703939404574567423917025400.

[31] Steven E. Koonin, “Climate Science Is Not Settled,” The Wall Street Journal, September 19, 2014, https://www.wsj.com/articles/climate-science-is-not-settled-1411143565.

[32] Steven Koonin, “A ‘Red Team’ Exercise Would Strengthen Climate Science,” The Wall Street Journal, April 20, 2017, https://www.wsj.com/articles/a-red-team-exercise-would-strengthen-climate-science-1492728579.

[33] “NASA Administrator Not Sure Global Warming a Problem,” Space Daily, May 30, 2007, http://www.spacedaily.com/reports/NASA_Administrator_Michael_Griffin_Not_Sure_Global_Warming_A_Problem_999.html.

[34] Alicia Chang, “NASA Chief Regrets Remarks on Global Warming,” NBC News, June 5, 2007, http://www.nbcnews.com/id/19058588/ns/us_news-environment/t/nasa-chief-regrets-remarks-global-warming/.

[35] Rebecca Wright, Sandra Johnson, Steven J. Dick, eds., NASA at 50: Interviews with NASA’s Senior Leadership (Washington, D.C.: National Aeronautics and Space Administration, 2009), 18.

[36] “Lennart Bengtsson Resigns: GWPF Voices Shock and Concern at the Extent of Intolerance Within the Climate Science Community,” The Global Warming Policy Foundation, May 5, 2014,  http://www.thegwpf.org/lennart-bengtsson-resigns-gwpf-voices-shock-and-concern-at-the-extent-of-intolerance-within-the-climate-science-community/.

[37] Judith Curry, “Climate Change: No Consensus on Consensus,” CAB Reviews Vol 8, No 001, 2013, 1-9.

[38] Judith A. Curry, “Statement to the Committee on Science, Space and Technology of the United States House of Representatives,” Hearing on Climate Science: Assumptions, Policy Implications and the Scientific Method, March 29, 2017, https://docs.house.gov/meetings/SY/SY00/20170329/105796/HHRG-115-SY00-Wstate-CurryJ-20170329.pdf.

[39] Như trên.

[40] Frederick Seitz, “Major Deception on Global Warming,” The Wall Street Journal, June 12, 1996, https://www.wsj.com/articles/SB834512411338954000.

[41] Như trên.

[42] Larry Bell, “The New York Times’ Global Warming Hysteria Ignores 17 Years of Flat Global Temperatures,” Forbes, August 21, 2013, https://www.forbes.com/sites/larrybell/2013/08/21/the-new-york-times-global-warming-hysteria-ignores-17-years-of-flat-global-temperatures/.

[43] Christopher C. Horner, Red Hot Lies: How Global Warming Alarmists Use Threats, Fraud, and Deception to Keep You Misinformed (New York: Simon and Schuster, 2008), 319; quote attributed to Brendan O’Neill, “Apocalypse My Arse,” Spiked Online, March 9, 2007, https://www.spiked-online.com/2007/03/09/apocalypse-my-arse/, accessed January 19, 2019.

[44] Paul Reiter, “Malaria in the Debate on Climate Change and Mosquito-Borne Disease,” Hearing Before the Subcommittee on Global Climate Change and Impacts of the Committee on Commerce, Science, and Transportation, United States Senate, April 25, 2006, https://www.commerce.senate.gov/pdf/reiter-042606.pdf.

[45] Như trên.

[46] Như trên.

[47]  Zoë Corbyn, “Global Warming Wilts Malaria,” Nature, December 21, 2011, https://www.nature.com/news/global-warming-wilts-malaria-1.9695.

[48] James Tylor, “Climate Scientist Quits IPCC, Blasts Politicized ‘Preconceived Agendas,'” The Heartland Institute, April 1, 2005, https://www.heartland.org/news-opinion/news/climate-scientist-quits-ipcc-blasts-politicized-preconceived-agendas?source=policybot.

[49] Horner, Red Hot Lies, 108; David Deming, “Statement to the U.S. Senate Committee on Environment and Public Works,” Full Committee Hearing on Climate Change and the Media, December 6, 2006, https://www.youtube.com/watch?v=u1rj00BoItw.

[50] Horner, Red Hot Lies, 329.

[51] Jonathan Leake, “Wildlife Groups Axe Bellamy as Global Warming ‘Heretic,'” Times Online, May 15, 2005, https://web.archive.org/web/20080906161240/http://www.timesonline.co.uk/tol/news/uk/article522744.ece.

[52] Christopher C. Horner, Red Hot Lies, 110-111.

[53] Như trên.

[54] Patrick J. Michaels and Robert C. Balling Jr., Climate of Extremes: Global Warming Science They Don’t Want You to Know (Washington, D.C.: Cato Institute, 2009), x-xiii.

[55] Christopher C. Horner, Red Hot Lies, 73.

[56] “Climate Skeptics Reveal ‘Horror Stories’ of Scientific Suppression,” U.S. Senate Committee on Environment and Public Works Press Releases, March 6, 2008, https://www.epw.senate.gov/public/index.cfm/press-releases-all?ID=865dbe39-802a-23ad-4949-ee9098538277

[57] Judith A. Curry, “Statement to the Subcommittee on Space, Science and Competitiveness of the United States Senate,” Hearing on “Data or Dogma? Promoting Open Inquiry in the Debate over the Magnitude of Human Impact on Climate Change,” December 8, 2015, https://curryja.files.wordpress.com/2015/12/curry-senate-testimony-2015.pdf.

[58] Như trên.

[59] Như trên.

[60] Scott Waldman, “Judith Curry Retires, Citing ‘Craziness’ of Climate Science,” E&E News, January 4, 2017, https://www.eenews.net/stories/1060047798.

[61] Rich Lowry, “A Shameful Climate Witch Hunt,” National Review Online, February 27, 2015, https://www.nationalreview.com/2015/02/shameful-climate-witch-hunt-rich-lowry/.

[62] Waldman, “Judith Curry Retires”

[63] “U. S. Senate Minority Report: More Than 650 International Scientists Dissent Over Man-Made Global Warming Claims. Scientists Continue to Debunk ‘Consensus’ in 2008,”  U.S. Senate Environment and Public Works Committee Minority Staff Report (Inhofe), Dec 11, 2008, https://www.epw.senate.gov/public/_cache/files/8/3/83947f5d-d84a-4a84-ad5d-6e2d71db52d9/01AFD79733D77F24A71FEF9DAFCCB056.senateminorityreport2.pdf.

中文正體