Chương 2: Khởi phát ở Châu Âu
Mục lục
Lời mở đầu
1. Điều mà Marx tín ngưỡng là tà giáo phản thần
2. Bối cảnh lịch sử khi chủ nghĩa Marx xuất hiện
3. Cách mạng Pháp và chủ nghĩa cộng sản
4. Công xã Paris là khởi đầu của chủ nghĩa cộng sản
5. Chủ nghĩa cộng sản phát tán ra Thế giới
Tài liệu tham khảo
****
Lời mở đầu
Rất nhiều tôn giáo chính thống đã lưu lại dự ngôn, trong đó rất nhiều điều đã ứng nghiệm. Hơn nữa, đây không phải là hiện tượng chỉ thấy trong tôn giáo, còn có những tiên tri khác như cuốn “Các thế kỷ” của Nostradamus, những dự ngôn truyền lại trong các nền văn hóa trên khắp thế giới như Hàn Quốc, Peru. Còn ở Trung Quốc, vào các đời Hán, Đường, Tống, Minh đều có các dự ngôn có hệ thống, độ chính xác của chúng khiến người ta phải kinh ngạc. [1]
Các dự ngôn này đã nói rõ một vấn đề rất sâu sắc, nghĩa là lịch sử không phải là một quá trình phát triển tự nhiên, mà ngược lại, giống như một kịch bản đã được viết sẵn, xu thế phát triển của nó và các sự kiện trọng đại đều đã được an bài sẵn từ nhiều niên đại trước đây. Vào thời khắc cuối cùng của lịch sử, cũng có thể là khởi đầu mới của một chu kỳ lịch sử lớn, tức là sự kiện mà tất cả các tôn giáo đang chờ đợi: Cứu Thế Chủ sẽ đến thế gian.
Vở kịch nào cũng có cao trào. Vì để đạt được hiệu quả gây chấn động đến tâm tư của người xem, biên kịch cần thiết kế rất nhiều nhân vật và sắp xếp rất nhiều sự kiện để tạo thành cao trào này. Nếu như đứng ở góc độ này mà nhìn, cao trào của kịch bản lịch sử này chính là cuộc đại chiến chính tà trước khi Cứu Thế Chủ đại hiển Thần tích, mà rất nhiều sự kiện đều đã được an bài vì điều này. Cũng có nghĩa là, vì cao trào tối hậu này mà ma quỷ đã an bài rất chi tiết tại thế gian để hủy diệt nhân loại. Mặt khác Cứu Thế Chủ toàn năng cũng từ bi an bài con đường vào thời khắc cuối cùng để thức tỉnh những người đang mê lạc, khiến người ta thoát khỏi an bài của ma quỷ. Tất cả những điều này tạo thành cục diện phức tạp ở thế gian con người.
Trên thế giới, rất nhiều chính giáo đều có dự ngôn rằng cuối cùng, Cứu Thế Chủ sẽ quay lại thế gian. Cũng có rất nhiều tôn giáo dự ngôn rằng lúc đó có sự việc hết sức đáng sợ xuất hiện – vạn ma xuất thế, các hiện tượng hỗn loạn trên thế giới bùng nổ, đạo đức con người cũng rất bại hoại. Đây chính là hiện thực trên thế giới hôm nay.
Loại bại hoại này của con người không phải là phát sinh trong một sớm một chiều, mà đã xuất hiện từ hàng trăm năm trước. Nguyên nhân quan trọng bậc nhất là sự thịnh hành của thuyết vô Thần và lý luận có tính lừa dối để che mắt người ta. Loại lừa dối này đã xuất hiện trước Marx, còn Marx là kẻ kết hợp các loại lừa bịp, hơn nữa hình thành một lý luận như thể hết sức toàn diện. Lenin lại kiến lập một chính quyền bạo chính dựa trên cơ sở lý luận của Marx để triển khai.
Nói ngắn gọn, Marx chính là ma quỷ mà vào lúc cuối sẽ quấy nhiễu con người, khiến con người không nhận ra Cứu Thế Chủ. Ông ta không phải là người vô thần, điều mà ông ta tôn thờ là tà giáo, lý luận của ông ta chính là phát ngôn của ma quỷ.
1. Điều mà Marx tín ngưỡng là tà giáo phản thần
Trong đời, Marx đã xuất bản một lượng lớn sách, trong đó, hai bộ được người ta biết đến rộng rãi nhất là “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” (Communist Manifesto) năm 1848 và bộ “Tư bản” (Das Kapital) xuất bản từ năm 1867 đến 1894. Hai cuốn sách này là cơ sở lý luận của cuộc vận động cho chủ nghĩa cộng sản. Điều hiếm người biết đến là, những người nghiên cứu Marx ở phương Tây phát hiện Marx từ là một người tín Chúa trước khi trải qua quá trình ma biến.
Thời thiếu niên, Marx từng là kẻ sùng bái Chúa, nhưng sau này có một sự việc thần bí phát sinh, một Marx hoàn toàn khác xuất hiện.
Trong bài thơ “Lời nguyền của kẻ tuyệt vọng”, Marx đã viết về ý định trả thù Chúa của ông ta:
“Vậy là một vị thần đã lấy đi hết thảy của ta
Trong sự nguyền rủa và dày vò của định mệnh.
Toàn bộ thế giới đã trôi vào quên lãng!
Ta không còn lại gì ngoài mối thù phải trả!
Khi tự tay trả thù, ta sẽ hãnh diện mà trút giận
Lên sinh mệnh kia, lên Chúa tể ngôi cao
Gây dựng sức mạnh của ta từ những thứ yếu đuối chắp ghép lại,
Bỏ lại bản ngã tốt đẹp của ta, không cần đền đáp!
Ta sẽ xây ngai vàng của ta nơi vô thượng,
Đỉnh cao của nó sẽ lạnh lẽo và kinh hãi.
Thành trì của nó là sự khiếp đảm cuồng mê,
Chủ nhân của nó là sự thống khổ cực độ âm ám nhất.” [2]
Trong thư viết cho cha, Marx kể về những biến đổi của bản thân: “Một thời đại đã hạ màn, vị thánh của các thánh của con giờ đã tan tác, và những thần mới sẽ thế chỗ của họ… Một cảm giác thực sự bất an đã xâm chiếm con, con không cách nào khiến cho những linh hồn náo động này tĩnh trở lại, cho đến khi con ở bên cạnh cha thân yêu.” [3]
Trong bài thơ “Thiếu nữ xanh xao”, Marx viết:
“Bởi vậy, ta đã mất đi thiên đường, ta biết rõ điều này.
Linh hồn từng trung thành với Chúa của ta đã được chọn hạ vào địa ngục.” [4]
Gia đình Marx cảm nhận rõ sự ma biến này của ông ta. Ngày 2/3/1837, cha của Marx viết thư khuyên ông ta rằng: “Sự tiến bộ của con, niềm hy vọng cháy bỏng được thấy con một ngày kia vang danh lừng lẫy, và sống hạnh phúc nơi trần thế. Đó là những mộng tưởng cha đã có từ lâu, nhưng cha có thể nói rõ với con rằng những điều đó cũng không khiến cha vui. Chỉ khi con giữ được tâm mình thuần tịnh và đập những nhịp đập của con người, và khi không ma quỷ nào có thể cướp mất cảm giác tốt đẹp trong tâm con, chỉ khi đó cha mới yên lòng.” [5]
Con gái của Marx viết một cuốn sách, nói rằng khi cô còn nhỏ, Marx đã kể cho chị em cô rất nhiều chuyện. Chuyện mà cô thích nhất có liên quan đến một người tên là Hans Rockle. Chuyện này được kể liên tục trong mấy tháng, dường như không có kết thúc. Hans Rockle là một thầy phù thủy, ông ta có một cửa hàng búp bê, nhưng có một món nợ kếch xù. Ông ta là phù thủy nhưng thường túng tiền. Thế là bất kể có muốn hay không, ông cũng phải bán những con búp bê ấy cho ma quỷ. [6]
Cái mà Marx bán cho ma quỷ không phải là búp bê, mà là linh hồn của chính ông ta để đổi lấy thành công mà bản thân ông ta muốn. Trong bài thơ “Người diễn tấu” (The Fiddler), Marx có một đoạn tự bạch kỳ dị:
“Sao vậy! Ta lao, lao xuống mà không ngã
Lưỡi kiếm đen nhuốm máu của ta đâm vào tâm hồn ngươi.
Vị Thần quyền thuật kia không muốn, cũng chẳng biết,
Nó lao vào não từ sương mù âm ám của địa ngục.
Đến khi tâm bị u mê, tri giác quay cuồng:
Ta đã thỏa thuận với Sa-tăng
Ông ta cho ta ấn ký, đánh bại thời gian cho ta
Ta chơi khúc quân hành Thần chết thật nhanh và tùy ý.” [7]
Tác giả Robert Payne, trong cuốn tiểu sử mang tựa đề “Marx”, viết rằng: “Chúng tôi có thể phỏng đoán rằng, những câu chuyện mãi không kết thúc chính là tự truyện của Marx. Ông ta dùng con mắt của ma quỷ để nhìn thế giới, ông ta cũng mang đặc tính của ma quỷ, có lúc ông ta dường như ý thức được mình đang hành động thay cho ma quỷ.” [8]
Linh hồn của Marx đã biến thành quỷ. Với lòng oán hận Thần, ông ta đã gia nhập tà giáo. Triết học gia chính trị người Mỹ Eric Voegelin đã viết như sau: “Marx biết mình từng là một vị thần sáng tạo ra một thế giới, ông ta không muốn là một sản phẩm của tạo hóa. Ông ta không muốn nhìn thế giới này từ góc độ của đấng tạo hóa…Ông ta muốn từ góc độ đối lập thống nhất, tức là từ vị trí của Thần để nhìn thế giới.”
Trong bài thơ “Niềm kiêu hãnh của con người”(Human Pride), Marx bộc lộ ý muốn thoát ly khỏi Thần, muốn đứng ngang hàng với Thần.
“Khi đó, ta vung găng tay sắt
Đầy khinh bỉ vào khuôn mặt rộng mở của thế giới
Mụ Người Lùn khổng lồ ngã xuống, thút thít,
Sụp xuống, không thể dập tắt niềm vui của ta.
[Lúc ấy,] ta giống như Thượng Đế vậy
Ngao du qua những tầng phế tích để mừng chiến thắng
Mỗi từ [ta nói ra] đều là Nghiệp và Lửa,
Cảm giác của ta như cảm giác của Đấng Sáng Tạo.” [10]
Marx là kẻ tín ngưỡng tà giáo; ông ta viết về sự nổi loạn phản Thần của mình: “Ta vẫn luôn muốn phục thù vị Vương trị vì trên kia”, và “Khái niệm về Thần là căn bản của một loại văn minh biến thái, nhất định phải tiêu diệt nó.” [11]
Sau khi Marx chết không lâu, người hầu nữ cũ của Marx là Helen Demuth kể về ông ta: “Ông ấy là một người kính sợ ‘Thần’. Khi mắc bệnh nặng, ông ấy một mình cầu nguyện trong phòng trước một hàng nến sáng, quanh trán quấn dải khăn.” [12] Theo phân tích của các học giả, nghi thức cầu nguyện của Marx không phải là của Cơ Đốc giáo, cũng không phải của Do Thái giáo, nhưng con người chân thực của Marx không phải là vô thần.
Trong lịch sử nhân loại, đã từng xuất hiện những vĩ nhân, trong quá trình hóa độ chúng sinh, cũng đặt định nền móng cho một số nền văn minh lớn. Như Chúa Jesus đã tạo lập nền tảng cho văn minh Cơ Đốc giáo; trong lịch sử Trung Quốc có Lão Tử đã gây dựng nên tư tưởng Đạo gia – trụ cột trung tâm của triết lý Trung Hoa; ở Ấn Độ cổ, giáo lý của Phật Thích Ca Mâu Ni là cội rễ Phật giáo. Trí huệ của những bậc thánh nhân ấy có nguồn gốc siêu phàm: Jesus hầu như chưa từng đi học; Thích Ca Mâu Ni và Lão Tử dù đã từng đọc rất nhiều sách, nhưng trí huệ của họ là do khai ngộ trong tu luyện mà có, chứ không phải từ tri thức của nhân gian.
Cũng như khi các giác giả ứng vận mà sinh vào thời kỳ đầu của các nền văn minh kể trên, khi văn minh đi về hướng đại chiến chính tà cuối cùng, cũng tất sẽ có những người phát ngôn của ma quỷ ứng kiếp mà sinh. Những lý luận của Marx, mặc dù đã tham khảo các nhà trí thức đi trước, nhưng nguồn gốc tận cùng của nó lại trực tiếp đến từ tà linh. Trong bài thơ “Về Hegel” (On Hegel), ông ta đã viết một cách cuồng vọng rằng:
“Vì ta đã phát hiện ra những điều cao siêu nhất cũng như thâm sâu nhất,
Nên đơn giản là ta cũng như một vị Thần, lấy hắc ám làm xiêm y, giống như một vị Thần vậy.” [13]
Dưới sự an bài của tà linh, Marx xuống nhân gian sáng lập ra tà giáo cộng sản, lấy bại hoại đạo đức con người làm đường lối nhằm đạt mục đích khiến con người rời xa và chống lại Thần, cuối cùng tự đọa bản thân vĩnh viễn bị tiêu hủy trong địa ngục.
2. Bối cảnh lịch sử khi chủ nghĩa Marx xuất hiện
Tà linh vì để truyền bá chủ nghĩa Marx đã chuẩn bị rất nhiều cơ sở lý luận ở thế gian, cũng như sáng tạo ra một số hình thái xã hội để thích ứng với sự truyền bá tà giáo cộng sản. Chúng tôi sẽ phân tích một chút hai phương diện này.
Nhiều học giả cho rằng lý luận của Marx chịu ảnh hưởng sâu sắc của Georg Hegel và Ludwig Feuerbach. Feuerbach là một trong những người đầu tiên phủ định sự tồn tại của Thần, cho rằng tôn giáo chẳng qua chỉ là một nhận thức đối với “tính vô hạn của tri giác”, còn nói là “trong nhận thức vô hạn, chủ thể có ý thức dựa vào tính vô hạn của bản năng tự thân làm đối tượng nhận thức.” Nếu diễn đạt lý luận của Feuerbach một cách thông tục hơn, thì ý của ông ta là Thượng Đế chẳng qua là do con người tạo ra, là kết quả của việc con người thông qua tưởng tượng, rồi dùng năng lực của bản thân mình mà phóng đại lên. [14]
Lý luận của Feuerbach có thể khiến chúng ta có một lý giải mới hơn về sự xuất hiện và phổ biến của chủ nghĩa cộng sản. Những tiến bộ về khoa học, cơ khí hóa, y tế, sự phong phú về vật chất, và các loại hưởng thụ và giải trí khiến con người có cảm nhận là có thể dựa vào vật chất mà truy cầu được hạnh phúc. Nếu con người vẫn không thỏa mãn thì còn có một trở ngại chính là hạn chế của hình thái ý thức xã hội. Do vậy, con người thông qua phát triển khoa học và cải tạo xã hội để kiến lập “thiên đường” ở thế gian mà không cần đến Thần. Đây cũng chính là thủ đoạn trọng yếu bậc nhất để tà giáo cộng sản khiến con người trở nên bại hoại và tin tưởng lý luận của tà giáo cộng sản.
Feuerbach không phải là người đầu tiên bài xích Cơ Đốc giáo và Chúa. Ví dụ như David Strauss, trong cuốn sách của ông mang tên “Cuộc đời của Jesus” (Life of Jesus) xuất bản năm 1835, tỏ ra nghi ngờ tính chân thực của “Kinh Thánh” và thần tính của Jesus. Cứ ngược dòng tìm kiếm như vậy, chúng ta thậm chí có thể truy ngược về phong trào Khải Mông thế kỷ 17, 18, thậm chí đến thời kỳ cổ Hy Lạp. Nhưng đây không phải là mục đích của cuốn sách này.
Cho dù “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” của Marx được viết sớm hơn cả thập kỷ so với cuốn “Nguồn gốc của các loài” (On the Origin of Species) của Darwin, nhưng thuyết tiến hóa của Darwin lại cung cấp cho Marx một căn cứ có vẻ “khoa học”. Nếu như tất cả các loài đều là phát sinh tự nhiên, là kết quả của “chọn lọc tự nhiên”, và con người chỉ đơn giản là sinh vật tiến hóa nhất thì đã tự nhiên bài trừ đi vị trí của Thần. Thuyết tiến hóa có rất nhiều mâu thuẫn không thể bào chữa, thậm chí có trăm ngàn sơ hở đã được ghi chép; song ở đây, do hạn chế về độ dài nên không thể phân tích cụ thể.
Tháng 12/1860, trong thư viết cho cộng sự Friedrich Engels, Marx khen ngợi cuốn “Nguồn gốc của các loài” như sau: “Mặc dù cuốn sách này viết bằng tiếng Anh và còn sơ sài, nhưng nó đã cung cấp một cơ sở về lịch sử tự nhiên cho quan điểm của ông [chủ nghĩa duy vật lịch sử].” [15]
Trong thư gửi triết học gia xã hội chủ nghĩa Ferdinand Lassalle vào tháng 1/1862, Marx viết: “Cuốn sách của Darwin có ý nghĩa rất quan trọng và có thể dùng làm căn cứ khoa học tự nhiên cho đấu tranh giai cấp trong lịch sử.” [16]
Thuyết tiến hóa trong lĩnh vực khoa học tự nhiên và chủ nghĩa duy vật trong lĩnh vực triết học đã cung cấp cho Marx hai công cụ lớn để mê hoặc nhân loại.
Ngoài chuẩn bị lý luận ra, xã hội trong thời gian Marx sống cũng trải qua sự thay đổi rất lớn. Năm 1769, động cơ hơi nước cải tiến của James Watt mở ra thời kỳ Cách mạng Công nghiệp lần thứ nhất, châu Âu đi từ thủ công nghiệp gia đình lên đại công nghiệp cơ khí. Tiến bộ kỹ thuật trong nông nghiệp làm dư ra rất nhiều lao động lên thành phố tham gia sản xuất công nghiệp trong các nhà máy. Tự do buôn bán phát triển khiến cho sản phẩm có thể tiêu thụ ở các nơi.
Cách mạng tài chính lại rót tiền cho cách mạng công nghiệp, khiến cho kết cấu xã hội phát sinh thay đổi sâu sắc. Công nghiệp hóa tất nhiên sẽ dẫn động sự tăng trưởng và lưu động về quan điểm, tri thức, con người ở thành thị. Ở thành thị, quan hệ giữa người với người không mật thiết như ở nông thôn. Cho dù một người không được xã hội thừa nhận cũng có thể an cư lập nghiệp ở một số thành thị, thậm chí có thể vươn lên hàng đầu. Sau khi Marx bị trục xuất khỏi Đức thì lăn lộn ở Pháp và Bỉ, rồi sang London cư trú ở khu ổ chuột.
Vào những năm cuối đời của Marx, Cách mạng Công nghiệp lần thứ hai bắt đầu phát sinh, điện lực, động cơ đốt trong, và sản xuất hóa học nối nhau xuất hiện. Cùng với sự phát minh điện báo và điện thoại, thông tin cũng được truyền đi nhanh chóng, thuận tiện. Mỗi khi xã hội biến động, do nhân loại thiếu kinh nghiệm, chưa thích ứng được với thực tiễn nên sẽ phát sinh các vấn đề như phân hóa giàu nghèo, khủng hoảng kinh tế, tạo điều kiện chín muồi để truyền bá ngôn luận của Marx, chỉ trích hình thái xã hội là đầy rẫy tội ác, nhất định phải triệt để đập nát. Đồng thời, khoa học kỹ thuật mới lại tăng cường năng lực cải tạo tự nhiên và phóng đại sự ngạo mạn của con người.
Điều cần nhấn mạnh nhiều lần ở đây là, thay vì cho rằng những biến động xã hội và sự xu thế lý luận này dẫn đến sự xuất hiện và truyền bá của chủ nghĩa Marx, nên nhìn nhận những nhân tố này là kê hoạch của ma quỷ nhằm khuấy đảo xã hội nhân loại và truyền bá chủ nghĩa Marx.
3. Cách mạng Pháp và chủ nghĩa cộng sản
Cách mạng Pháp năm 1789 có ảnh hưởng rất lớn và rộng khắp. Nó không chỉ lật đổ chế độ quân chủ, đảo lộn trật tự xã hội truyền thống, mà còn khởi đầu một lớp quần chúng bạo động.
Như Engels nói: “Cách mạng hiển nhiên là hình thức độc tài nhất; nó là hành động của nhóm người này cưỡng chế nhóm người khác tiếp thu ý chí của mình bằng súng, lưỡi lê, đại bác, tức là phương thức độc tài, nếu có; và nếu như đảng chiến thắng không muốn mất đi thành quả đấu tranh thì tất yếu phải duy trì quy tắc này bằng cách dùng vũ khí của nó mà tạo ra sự sợ hãi của kẻ phản kháng.” [17]
Sau cách mạng Pháp, Triều đại Khủng bố (Reign of Terror) của phái cầm quyền Jacobin làm mưa làm gió. Lãnh tụ của Jacobin là Maximilien Robespierre, không chỉ đưa Vua Louis XVI lên đoạn đầu đài, mà còn hành quyết 70.000 người, trong đó đại đa số là hoàn toàn vô tội. Người đời sau viết trên bia mộ của Robespierre:
“Người nào đi qua đây, hãy cầu nguyện
Đừng có xót thương vì ta đã chết;
Vì nếu ta còn sống đến ngày này,
Thì ngươi sẽ phải thế chỗ của ta!” [18]
Ba chính sách khủng bố mà Phái Jacobin thực thi trong Cách mạng Pháp đều rất giống với chính sách chuyên chế của đảng cộng sản sau này; đó là khủng bố chính trị, khủng bố kinh tế, và khủng bố tôn giáo.
Trước khi xảy ra việc sát hại nạn nhân chính trị dưới tay Lenin và Stalin, các phần tử cách mạng Pháp đã thành lập Tòa án Cách mạng và dựng lên đoạn đầu đài ở Paris và các nơi. Các ủy ban cách mạng quyết định tù nhân nào là có tội hay không, còn đặc phái viên của Công hội Quốc dân nắm quyền hành đối với các tiểu ban quân sự và hành chính. Những kẻ thân không manh áo, hay giai cấp vô sản, giữ địa vị giai cấp cách mạng cao nhất.
Một ví dụ tiêu biểu là Pháp lệnh Tháng Đồng cỏ (tháng thứ 9 trong lịch cách mạng Pháp) số 22, có hiệu lực vào ngày 10/6/1794. Theo Pháp lệnh này, chế độ dự thẩm và biện hộ bị xóa bỏ, tất cả các biện pháp trừng phạt đều quy về tử hình; nếu thiếu bằng chứng thì có thể lấy tin đồn, suy luận, và quan điểm cá nhân để phán quyết. Việc ban hành Pháp lệnh Tháng Đồng cỏ này khiến khủng bố mở rộng nghiêm trọng. Theo thống kê, trong toàn thời kỳ khủng bố, ước chừng có khoảng 300.000 đến 500.000 người bị coi là kẻ tình nghi và bị tù giam. [19]
Tương tự, khủng bố kinh tế của phái Jacobin cũng giống như chính sách của chủ nghĩa cộng sản thời chiến mà Lenin cho thực thi ở Nga. Ví dụ, một pháp lệnh thông qua ngày 26/7/1793 nghiêm cấm đầu cơ tích trữ quy định: “Hễ là người đầu cơ hàng hóa hoặc các vật dụng nhu yếu phẩm hàng ngày, làm tổn hại chất lượng hàng hóa, đem giấu đi mà từ chối bán ra… thì đều quy về tội hình sự. Người chống lại pháp lệnh này, ngoài việc bị tịch thu sản phẩm ra, còn bị xử tử hình.” [20]
Đặc trưng của khủng bố tôn giáo là tiêu diệt Thiên chúa giáo, vốn là một trong những bất lợi lớn nhất cho các phần tử cách mạng Pháp. Trong Triều đại Khủng bố, Robespierre, họa sỹ Jacques-Louis David, và những người theo họ đã sáng lập một kiểu chủ nghĩa vô thần dựa trên phong trào Khai sáng, xưng là “Giáo phái Lý tính” nhằm thay thế Thiên Chúa giáo. [21]
Ngày 5/10/1793, Công hội Quốc dân bãi bỏ lịch Cơ Đốc giáo, đặt ra lịch Cộng hòa. Ngày 10/11, Nhà thờ Đức Bà Paris bị đổi tên thành Đền Lý tính, và một nữ diễn viên đóng vai “Nữ Thần Lý tính” cho quần chúng bái lạy. “Giáo phái Lý tính” dựa trên thuyết vô thần nhanh chóng được cưỡng chế triển khai ở Paris. Chỉ trong một tuần, tại Paris, ngoài ba giáo đường Cơ Đốc giáo còn hoạt động ra, tất cả các giáo đường còn lại đều bị đóng. Vận động khủng bố tôn giáo nhanh chóng lan ra toàn quốc, một lượng lớn các giáo sỹ bị bắt giữ, một số bị xử tử. [22]
Đại Cách mạng Pháp không chỉ cung cấp kinh nghiệm cho nhà nước Xô-viết mà Lenin kiến lập sau này, về mặt tư tưởng và sự hình thành của chủ nghĩa Marx cũng có mối liên hệ nội tại.
Francois Noёl Babeuf, một người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng, từng trực tiếp trải qua Cách mạng Pháp, đã đề xuất “Tiêu diệt chế độ tư hữu”. Marx tán dương Babeuf là nhà cộng sản đầu tiên.
Trong thế kỷ 19, nước Pháp chịu ảnh hưởng sâu nặng của trào lưu tư tưởng xã hội chủ nghĩa. Dưới ảnh hưởng của tư tưởng Babeuf, một nhóm bí mật “Liên minh những kẻ lưu manh” đã nhanh chóng khởi lên ở Paris. Thợ may Wilhelm Weitling của Đức đã gia nhập nhóm này sau khi sang Pháp năm 1835. Dưới sự lãnh đạo của ông ta, “Liên minh những kẻ lưu manh” đã đổi tên thành “Liên minh những người chính nghĩa”.
Tại cuộc họp thứ nhất vào tháng 6/1847, “Liên minh những người chính nghĩa” và “Ban Liên lạc Cộng sản” do Marx và Engels lập ra trước đó một năm đã mở cuộc họp chung và sáp nhập thành một, mang tên “Liên minh Cộng sản”. Tháng 2/1848, Marx và Engels đã công bố văn kiện căn bản của cuộc vận động cộng sản quốc tế: “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”.
Cách mạng Pháp chỉ là điểm khởi đầu đưa châu Âu vào vòng hỗn loạn xã hội dai dẳng: hết cuộc cách mạng này đến khởi nghĩa kia nổ ra liên miên khắp nơi, từ cuối thời Napoleon, ảnh hưởng đến Tây Ban Nha, Hy Lạp, Bồ Đào Nha, Đức, nhiều vùng của Ý, Bỉ, Ba Lan đều bị cuốn vào trào lưu này. Đến năm 1848, cách mạng và chiến tranh lan ra khắp châu Âu. Sự hỗn loạn này đã trở thành môi trường tối ưu để chủ nghĩa cộng sản được truyền bá nhanh chóng.
Năm 1864, Marx và những người khác đã lập ra Liên hiệp Công nhân Quốc tế, còn gọi là Quốc tế Thứ nhất, tôn Marx làm lãnh tụ tinh thần của phong trào công nhân cộng sản.
Là lãnh đạo có tầm ảnh hưởng của Quốc tế Thứ nhất, Marx một mặt ý đồ lập ra một nhóm hạch tâm gồm những phần tử cách mạng có kỷ luật nghiêm ngặt, có thể vận động công nhân nổi dậy. Mặt khác, ông ta tìm lý do khai trừ những người bất đồng ý kiến ra khỏi tổ chức này. Mikhail Bakunin, là người Nga đầu tiên có hứng thú với cách mạng, và còn cuồng nhiệt tuyên truyền chủ nghĩa Marx, nhưng do năng lực lãnh đạo của ông ta hấp dẫn rất nhiều thành viên trong Quốc tế Thứ nhất, nên bị Marx buộc tội là gián điệp cho Sa Hoàng, và khai trừ khỏi Quốc tế Thứ nhất. [23]
Năm 1871, chi bộ Pháp của Quốc tế Thứ nhất đã phát động cuộc cách mạng cộng sản đầu tiên: Công xã Paris.
4. Công xã Paris là khởi đầu của chủ nghĩa cộng sản
Công xã Paris ra đời sau khi Pháp thất bại trong Chiến tranh Pháp-Phổ năm 1870. Mặc dù Hoàng đế Napoleon III của Pháp đã tuyên bố đầu hàng nhưng quân Phổ vẫn vây khốn Paris. Người Phổ sau đó nhanh chóng rút đi, nhưng nỗi nhục đầu hàng và những bất mãn đã tích lũy từ lâu của công nhân Pháp đối với chính phủ đã khiến cho cuộc nổi dậy nổ ra ở Paris. Cộng hòa Thứ ba mới thành lập của Pháp rút lui về Versailles, để thủ đô rơi vào tình trạng không người cầm quyền.
Tháng 3/1871, Công xã Paris nổ ra với cuộc nổi loạn của đám lưu manh, du côn vũ trang, dưới sự lãnh đạo của những người xã hội chủ nghĩa, cộng sản chủ nghĩa, chủ nghĩa vô chính phủ và đủ loại phần tử cấp tiến. Có lý luận của chủ nghĩa Marx nâng đỡ, có chi bộ Pháp của Quốc tế Thứ nhất trực tiếp tham dự, họ vận động những người vô sản tiến hành cách mạng xã hội nhằm hủy hoại văn hóa truyền thống và cải biến chế độ chính trị kinh tế của xã hội.
Sau cuộc thảm sát và phá hoại trên diện rộng này, một lượng lớn văn vật, tượng đài, và tác phẩm nghệ thuật kiệt xuất ở Paris đã bị phá hủy. Một công nhân từng nhạo báng thế này: “Tượng đài, nhà hát, quán cà phê, phòng hòa nhạc đó thì có gì tốt với tôi chứ? Tôi làm gì có tiền mà đến những chỗ đó.” [24]
Một nhân chứng thời đó cho biết: “Thật cay đắng, xót xa, và tàn nhẫn; nó [Công xã Paris] đúng là di sản đau lòng của cuộc Cách mạng máu tanh năm 1789.
Một nhân chứng khác gọi Công xã Paris là “cách mạng máu và bạo lực” và “tội ác lớn nhất mà thế giới từng chứng kiến”. Những kẻ tham gia cuộc cách mạng này là “lũ điên, say rượu và khát máu”, còn lãnh đạo của nó là “lũ côn đồ tàn độc… là rác rưởi của nước Pháp.” [25]
Khi Cách mạng Pháp bắt đầu, trong nội bộ nước Pháp đã hình thành sự đối lập giữa phái theo truyền thống và phản truyền thống; tình trạng này kéo dài tới tám thập kỷ sau đó. Chủ tịch danh dự của Công xã Paris nói: “Nước Pháp có hai đường lối chung: một là đường lối hợp pháp, hai là đường lối chủ quyền phổ thông… Đường lối chủ quyền phổ thông đoàn kết tất cả những người của tương lai, là quần chúng đã mệt mỏi vì bị bóc lột, đang tìm cách đập tan cái khuôn khổ bức ép họ đến ngạt thở.” [26]
Sự cực đoan của Công xã Paris phần nào bắt nguồn từ những ý tưởng đầy thù hận của Henri de Saint-Simon, một người theo chủ nghĩa xã hội không tưởng, cho rằng phúc lợi của một quốc gia phải tỷ lệ thuận với số công nhân. Ông ta chủ trương giết hại người giàu vì cho rằng họ là những kẻ ăn bám. Khi đó bầu không khí là “Những kẻ vô sản giống như đạo tặc chuẩn bị đoạt lấy tài sản vậy.”
Trong cuốn “Nội chiến Pháp” (The Civil War in France), Marx gọi Công xã Paris là nhà nước cộng sản: “Phe đối lập trực tiếp với đế quốc chính là Công xã. Cùng với tiếng gọi ‘cộng hòa xã hội’, Cách mạng Tháng 2 của giai cấp vô sản Paris đã nổ ra, cho thấy yêu cầu kiến lập một nền cộng hòa không chỉ thay thế chế độ quân chủ của giai cấp thống trị, mà còn thay thế bản thân giai cấp thống trị. Công xã chính là hình thức vô cùng xác đáng của nền cộng hòa đó.” Ngoài ra, ông ta còn viết: “Công xã muốn tiêu diệt giai cấp tư hữu vốn biến sức lao động của đa số thành sự giàu có của thiểu số.” [27]
Công xã Paris khai phá những đặc tính của cách mạng cộng sản: Tháp Vendôme tưởng niệm Napoleon, anh hùng của Pháp, bị đánh đổ; giáo hội bị cướp đoạt tài sản, tu sỹ bị thảm sát, trường học bị cấm giảng lời răn và giáo lý. Bọn nổi loạn khoác lên tượng các thánh bộ y phục hiện đại và cắm tẩu thuốc vào miệng họ.
Những người cánh hữu thời đó thấy rằng, Công xã chính là một cách gọi khác của việc thu gom tài sản của người giàu, phân chia lại rồi làm cộng sản. Chủ nghĩa nữ quyền cũng làm mưa làm gió. Phụ nữ thậm chí còn xúi giục nam giới phóng hỏa đốt các tác phẩm nghệ thuật. Một người Trung Quốc tên là Trương Đức Di đã miêu tả lại tình cảnh lúc đó như sau: “Hung hăng, phản loạn không chỉ có nam giới thô lỗ, mà ngay cả phụ nữ cũng góp phần vào vụ tàn phá này. Đi đến đâu, tan hoang đến đó. Ở thì ở nhà lầu đình các, ăn thì ăn cao lương mỹ vị, khoái lạc trước mắt, không biết cái chết gần kề. Khi ở vào thế thất bại thì cướp bóc, đốt cháy lầu các sạch trơn. Cả nửa thành phố đẹp hiếm có ấy đã trở thành tro tàn. Lúc đó, hàng trăm phụ nữ nổi loạn bị bắt, họ nhanh chóng nhận tội rằng đa số phụ nữ là những kẻ đầu trò phóng hỏa.” [28]
Từ đó mà nhìn, những hành động điên cuồng trước khi Công xã Paris bị diệt vong chẳng có gì là lạ. Ngày 23/5/1871, trước khi chính quyền của Công xã bị công phá ở hàng phòng ngự cuối cùng, đã hạ lệnh đốt cháy Cung điện Luxembourg (hiện là Thượng Nghị viện Pháp), Cung điện Tuileries, và Cung điện Louvre. Nhà hát Paris, Tòa Thị chính Paris, Bộ Nội vụ, Bộ Tư pháp, Hoàng cung Paris, và cả những tòa nhà cao cấp và các nhà hàng hào hoa ở hai bên Đại lộ Champs-Élysées cũng bị phá hủy: “Thà tiêu hủy những thứ này, chứ không để lại cho kẻ địch.”
7 giờ tối, các thành viên Công xã mang theo dầu, nhựa đường và dầu thông phóng hỏa ở nhiều nơi. Cung điện Tuileries lộng lẫy nguy nga, vàng son ngọc ngà của Pháp (là chính cung của đế quốc thứ hai và vương triều Bourbon) đã hóa thành tro. Những kẻ phóng hỏa còn định đốt luôn cả Cung điện Louvre ở gần đó, nhưng may thay, quân đội của Adolphe Thiers đến kịp và dập tắt hỏa hoạn. [29]
Sau Công xã Paris, Marx nhanh chóng căn cứ vào sự kiện này mà xem xét lại lý luận của bản thân, điều “chỉnh sửa” duy nhất trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” là giai cấp công nhân cần phải đập nát và tiêu hủy “bộ máy quốc gia hiện hành”, chứ không chỉ đơn giản là đoạt lấy bộ máy ấy.
5. Chủ nghĩa cộng sản phát tán ra Thế giới
Sau khi Marx chỉnh sửa Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản, chủ nghĩa cộng sản càng có tính phá hoại mạnh hơn về bản chất, phạm vi ảnh hưởng cũng mở rộng. Ngày 14/7/1889, sáu năm sau khi Marx chết, 13 năm sau khi Quốc tế Thứ nhất giải thể, 100 năm sau Cách mạng Pháp, “Hội Công nhân Quốc tế” lại được khôi phục, những người theo chủ nghĩa Marx lại quy tụ vào cái mà lịch sử gọi là “Quốc tế Thứ hai”.
Dưới chỉ đạo của chủ nghĩa cộng sản và những khẩu hiệu như “giải phóng nhân loại”, “xóa bỏ giai cấp”, cuối thế kỷ 19, cái tên Karl Marx lại đi liền với sự phát triển nhanh chóng của các cuộc vận động công nhân ở châu Âu. Lenin đánh giá: “Cống hiến của Marx và Engels đối với giai cấp công nhân có thể nói một cách đơn giản là: Họ đã dạy cho giai cấp công nhân nhận thức và ý thức về bản thân, và họ đã dùng khoa học thay thế huyễn tưởng.” [30]
Lừa dối và nhồi nhét là những chiêu bài đưa chủ nghĩa cộng sản vào hình thái ý thức của con người, khiến ngày càng nhiều người tiếp thụ tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Đến năm 1914 đã có gần 30 tổ chức xã hội chủ nghĩa ở cấp quốc gia và quốc tế, và vô số công đoàn và hợp tác xã. Trước Chiến tranh Thế giới Thứ nhất, số hội viên công đoàn đã lên đến hơn 10 triệu người, số xã viên hợp tác xã là hơn 7 triệu người.
Trong cuốn “Làm sao để thay đổi thế giới: Nhìn lại Marx và chủ nghĩa Marx” (How to Change the World: Reflections on Marx and Marxism), nhà sử học Eric Hobsbawm viết: “Ở những quốc gia châu Âu này, gần như toàn bộ tư tưởng xã hội, cho dù có động cơ chính trị như cuộc vận động xã hội chủ nghĩa hay vận động công nhân hay không, rõ ràng là đều chịu ảnh hưởng của Marx.” [31]
Đồng thời, chủ nghĩa cộng sản bắt đầu thông qua châu Âu mà lan sang Nga và châu Á. Từ năm 1886-1890, Lenin đã nghiên cứu bộ “Tư bản” (Das Kapital) của Marx, trước đó, ông ta đã bắt đầu phiên dịch “Tuyên ngôn Đảng Cộng Sản” ra tiếng Nga. Sau khi bị giam cầm và trục xuất, Lenin cư trú ở Tây Âu, vừa khớp với thời gian của Chiến tranh Thế giới Thứ nhất.
Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã mang lại thắng lợi cho chủ nghĩa cộng sản ở Nga: Khi Sa Hoàng Nicholas II bị lật đổ trong Cách mạng tháng 2/1917, Lenin đang ở Thụy Sỹ. Nửa năm sau, Lenin đã quay về Nga và đoạt được quyền lực trong cuộc Cách mạng Tháng 10.
Nước Nga, đất nước có diện tích lớn nhất thế giới, trải rộng trên hai châu lục Âu, Á, có tài nguyên phong phú và đông nhân khẩu, và có truyền thống lâu đời, đã trở thành một quốc gia theo chủ nghĩa cộng sản.
Lúc này, chủ nghĩa cộng sản vẫn phát triển trên toàn cầu như trước, Liên Xô và vùng lân cận Đông Á, hình thái ý thức cộng sản chủ nghĩa dựa vào địa lợi đã truyền nhập vào Đông Á, ở mảnh đất Trung Quốc đã xuất hiện Đảng Cộng sản.
Trong khi Chiến tranh Thế giới Thứ nhất đã giúp cho đảng cộng sản cướp được chính quyền ở Nga thì Chiến tranh Thế giới Thứ hai khuếch trương phong trào cộng sản ở đại lục Âu Á như hồng thủy mãnh thú.
Stalin từng nói, “Lần chiến tranh này không giống với các cuộc chiến trước đây; ai chiếm được lãnh thổ nào thì cũng phải áp đặt chế độ xã hội của mình lên đó.” Sau Chiến tranh Thế giới Thứ hai, Liên Xô trở thành siêu cường quốc, có vũ khí hạt nhân, nó thao túng thế cục thế giới, dùng thủ đoạn quân sự và ngoại giao để thúc đẩy sự bành trướng của chủ nghĩa cộng sản ra toàn cầu. [32]
Winston Churchill từng nói: “Những đất nước mới được hào quang thắng lợi của phe Đồng minh chiếu sáng, giờ lại bị phủ lên bóng đen. Không ai biết nước Nga Xô-viết và tổ chức quốc tế cộng sản của nó định làm những gì trong thời gian tới, hay đâu là giới hạn, nếu có, của sự bành trướng và xu hướng kết nạp của nó.” [33]
Trong thời kỳ Chiến tranh Lạnh, chủ nghĩa cộng sản có cơ sở ở khắp bốn châu lục lớn, thế giới tự do và phe cộng sản đối đầu kịch liệt. Cả thế giới lại có thể ví như một thái cực đồ, một nửa là chủ nghĩa cộng sản lạnh, một nửa là chủ nghĩa cộng sản nóng. Các quốc gia của thế giới tự do, hình thức là chế độ dân chủ, nhưng về bản chất đã dần chuyển sang chế độ xã hội chủ nghĩa (tức giai đoạn sơ cấp của chủ nghĩa cộng sản).
Chương 1 | Chương 3 |
Tài liệu tham khảo
[1] ”A Magnificent Time — These Days in Prophecy,” http://www.pureinsight.org/node/1089
[2] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse (Marxists Internet Archive).
[3] Karl Marx, “Letter From Marx to His Father in Trier,” The First writings of Karl Marx (Marxists Internet Archive).
[4] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse
[5] Richard Wurmbrand, Marx & Satan (Westchester, Illinois: Crossway Books, 1986).
[6] Eric Voegelin, The Collected Works of Eric Voegelin, Vol. 26, History of Political Ideas, Vol. 8, Crisis and the Apocalypse of Man (Baton Rouge: Louisiana State University Press, 1989).
[7] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse.
[8] Robert Payne, Marx (New York: Simon and Schuster, 1968).
[9] Eric Voegelin, The Collected Works of Eric Voegelin, Vol. 26.
[10] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse.
[11] Wurmbrand, Marx & Satan.
[12] Như trên
[13] Karl Marx, Early Works of Karl Marx: Book of Verse.
[14] Ludwig Feuerbach, The Essence of Christianity (1841).
[15] I. Bernard Cohen, Revolution in Science (The Belknap Press of Harvard University Press).
[16] Như trên
[17] Friedrich Engels, “On Authority,” Marx-Engels Reader (W. W. Norton and Co.).
[18] Anonymous, “Robespierre’s Epitaph.” (https://www.rc.umd.edu/editions/warpoetry/1796/1796_2.html)
[19] The New Cambridge Modern History, Vol. IX (Cambridge: Cambridge University Press, 1965), 280–281.
[20] Miguel A. Faria Jr., The Economic Terror of the French Revolution, Hacienda Publishing.
[21] Gregory Fremont-Barnes, Encyclopedia of the Age of Political Revolutions and New Ideologies, 1760–1815 (Greenwood, 2007).
[22] William Henley Jervis, The Gallican Church and the Revolution (Kegan Paul, Trench, & Co.).
[23] W. Cleon Skousen, The Naked Communist (Izzard Ink Publishing).
[24] John M. Merriman, Massacre: The Life and Death of the Paris Commune (Basic Books).
[25] Như trên
[26] Louis Auguste Blanqui, “Speech Before the Society of the Friends of the People,” Selected Works of Louis-Auguste Blanqui.
[27] Karl Marx,The Civil War in France (Marxists Internet Archive).
[28] Zhang Deyi, The Third Diary of Chinese Diplomat Zhang Deyi.
[29] Merriman, Massacre: The Life and Death of the Paris Commune.
[30] Vladimir Ilyich Lenin, “Frederick Engels,” Lenin Collected Works.
[31] Eric Hobsbawm, How to Change the World: Reflections on Marx and Marxism (New Haven & London: Yale University, 2011).
[32] Milovan Djilas, Conversations with Stalin. (https://www.amindatplay.eu/2008/04/24/conversations-with-stalin/ )
[33] Winston Churchill, “The Sinews of Peace,” a speech (BBC Archive).
Bản gốc: http://www.epochtimes.com/gb/18/5/22/n10414890.htm