Chương 8: Chính trị (Phần 1)
Mục lục
Lời tựa
1. Chính trị cộng sản chủ nghĩa là phương thức hủy diệt nhân loại nhanh chóng
1.1 Các quốc gia cộng sản thông qua chính quyền để tiến hành sát hại và thanh trừng trên quy mô lớn
1.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thịnh hành ở Âu-Mỹ
1.3 Khống chế chính đảng, nghị viện, chính phủ, toà án tối cao là chính trị lớn nhất của phe cánh tả
1.4 Chính đảng cánh tả nắm quyền rồi thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và chính sách biến dị
2. Đặc điểm của chính trị cộng sản chủ nghĩa là chính trị hợp nhất với tôn giáo
2.1 Tà giáo ĐCSTQ hợp nhất chính trị với tôn giáo
2.2 Đặc điểm tôn giáo của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ
2.3 Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ đương đại là biến thể của chủ nghĩa cộng sản
a. Sự tương phản giữa chủ nghĩa tự do đương đại và chủ nghĩa tự do cổ điển
b. Trung tâm của chủ nghĩa tiến bộ là sự tha hóa về đạo đức
c. Chủ nghĩa tự do và trào lưu hướng tới chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa tiến bộ
3. Kích động thù hận, khơi mào tranh đấu là lựa chọn tất yếu của chính trị cộng sản chủ nghĩa
Tài liệu tham khảo
****
Lời tựa
Trong thế giới ngày nay, khái niệm chính trị đã hầu như không đâu không bao hàm. Một chính sách, một pháp lệnh, một sự kiện chính trị, một vụ bê bối chính trị, đều có thể khuấy động dư luận xã hội; một cuộc bầu cử người lãnh đạo tối cao đã có thể hấp dẫn sự chú ý của toàn cầu. Đại đa số người ta chỉ biết rằng điều mà các quốc gia cộng sản thực hành là chính trị cộng sản, thậm chí cho rằng quốc gia cộng sản đã đang vứt bỏ chủ nghĩa cộng sản. Nào ngờ u linh đằng sau chủ nghĩa cộng sản có thể dùng các hình thức khác nhau để xuất hiện trên thế gian. Cho dù là chủ nghĩa cộng sản hay là chủ nghĩa xã hội, cho đến chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ đương đại, đều là các hình thức biểu hiện khác nhau tại thế gian của u linh cộng sản. Khảo sát thật kỹ thì đây đã là một thế giới bị tà linh cộng sản thống trị.
Từ bề mặt mà xét, thế giới tự do có nhận thức về tác hại của chủ nghĩa cộng sản rất rõ ràng. Tuy vậy, từ sau khi “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản” xuất hiện đến nay đã khoảng 170 năm, cho dù là hữu ý hay vô ý, chính phủ các nước đều chọn dùng chủ trương của Marx một cách phổ biến, thậm chí còn vượt xa hơn nữa, khiến người ta không khỏi bàng hoàng, sửng sốt.
Mỹ là ngọn hải đăng của thế giới tự do chống lại chủ nghĩa cộng sản, coi chủ nghĩa cộng sản như tà ác. Vậy mà trong cuộc bầu cử tổng thống năm 2016, lần đầu tiên xuất hiện một ứng viên tổng thống công khai biểu đạt thái độ ủng hộ chủ nghĩa xã hội, mà chỉ còn cách nửa bước nữa là đến được ngôi vị tổng thống; hơn nữa trong những người trẻ tuổi khi được điều tra, có tới gần nửa số người có hảo cảm với chủ nghĩa xã hội. [1]
Ở châu Âu, chủ nghĩa xã hội sớm đã trở thành lực lượng chính trị cực kỳ phổ biến. Một chính trị gia ở châu Âu nói: “Hiện nay, nó [chủ nghĩa xã hội] là sự kết hợp giữa dân chủ, pháp trị và nhà nước phúc lợi, hơn nữa tôi thấy rằng, tuyệt đại bộ phận dân chúng châu Âu bảo vệ điều này – nếu như người của Đảng Tory nước Anh dám cả gan động đến Chế độ Bảo hiểm Y tế Quốc gia thì khẳng định là sẽ bị chém đầu.” [2]
Ở các quốc gia cộng sản, tà linh nắm toàn quyền, lợi dụng bộ máy chính phủ, dùng bạo lực sát hại nhân dân, cưỡng chế phá hủy văn hóa truyền thống, làm bại hoại đạo đức thế nhân, bức hại người tu luyện chính giáo, nhằm đạt được mục đích cuối cùng là hủy diệt nhân loại.
Chính quyền cộng sản ở Đông Âu dù đã giải thể, nhưng tư tưởng cộng sản chủ nghĩa vẫn chưa bị loại bỏ. Trong mấy chục năm đối kháng Chiến tranh Lạnh, gián điệp phá hoại, âm mưu lật đổ, sau khi tư tưởng cộng sản chủ nghĩa xâm nhập, tà linh cộng sản thực chất đã trở nên hung hăng trên toàn châu Âu.
Ở phương Tây, tà linh cộng sản dù chưa đạt được mưu đồ trực tiếp khống chế chính quyền các quốc gia, nhưng nó vẫn nghĩ đủ các biện pháp, các loại thủ đoạn để khống chế chính quyền quốc gia phương Tây, tích cực thúc đẩy các chính sách xã hội chủ nghĩa vốn đã thay đổi diện mạo, làm biến dị pháp luật, cổ động bạo lực, làm biến dị đạo đức, làm loạn xã hội, để cuối cùng ma biến thế giới phương Tây, đạt được mục đích cuối cùng là hủy diệt nhân loại. Vì Mỹ có vai trò trọng yếu trong xã hội tự do, chương này sẽ tập trung phân tích tình hình ở Mỹ.
1. Chính trị cộng sản chủ nghĩa là phương thức hủy diệt nhân loại nhanh chóng
“Chính trị cộng sản chủ nghĩa” không hạn chế ở sự độc tài của các quốc gia cộng sản. Cuốn sách này đã nhiều lần nhấn mạnh rằng, chủ nghĩa cộng sản là một bóng ma u linh, nó có lực lượng siêu tự nhiên, có thể lợi dụng người có tư tưởng xấu và người vô tri, cả tin làm người đại điện cho nó ở thế gian mà xúc tiến mục tiêu của nó. Bởi vậy, ở những quốc gia tự do phương Tây, nền chính trị dưới sự thao túng, khống chế của tà linh cộng sản cũng có thể được coi là một hình thức khác của “chính trị cộng sản chủ nghĩa”.
1.1 Các quốc gia cộng sản thông qua chính quyền để tiến hành sát hại và thanh trừng trên quy mô lớn
Như đã trình bày trong phần trước, ở nhiều nước phương Đông, chủ nghĩa cộng sản trực tiếp cướp đoạt chính quyền. Có được chính quyền, nó có thể muốn gì làm nấy chẳng kiêng sợ gì. Ở những nơi ấy, mọi mục tiêu chính trị của tà linh đều là vì để duy hộ cái chính quyền ấy, đồng thời khuếch đại sức ảnh hưởng của nó, cho dù là sát hại dân chúng, hay là đấu tranh và thanh trừng trong nội bộ đảng cộng sản, lừa dối, thâm nhập thế giới bên ngoài đều như vậy. Bởi có chính quyền trong tay nên nó có thể huy động toàn bộ bộ máy quốc gia, bao gồm quân đội, cảnh sát, tư pháp, nhà tù, cho đến giáo dục, truyền thông v.v., lấy sức mạnh của cả quốc gia để sát hại, bức hại nhân dân nước mình, đồng thời làm bại hoại đạo đức con người.
Từ trại tập trung Gulag tai tiếng của Liên Xô, đến những cuộc đại thanh trừng chính trị trong đấu tranh nội bộ Đảng Cộng sản Liên Xô (ĐCSLX), hay cái gọi là “10 lần đấu tranh nội bộ về đường lối chính trị” trong nội bộ Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTQ), các cuộc thảm sát người Trung Quốc trong các cuộc vận động chính trị, đặc biệt là kẻ đứng đầu ĐCSTQ là Giang Trạch Dân đã huy động ít nhất một phần tư tài lực của cả quốc gia để bức hại những người tu luyện Pháp Luân Công v.v., tất cả những điều này đều là hành động dưới sự không chế của chế độ cộng sản chuyên chế, cũng đều xoay quanh việc duy trì sự thống trị của chính quyền bạo lực nhằm đạt mục đích hủy hoại con người.
Những người đi theo đảng cộng sản biết rõ, vấn đề chính quyền xác thực là vấn đề cốt lõi của chính trị cộng sản chủ nghĩa. Ông tổ của chủ nghĩa cộng sản là Marx, Engels, khi tổng kết bài học của công xã Paris, đã nhấn mạnh phải kiến lập nền chuyên chính của giai cấp vô sản. Lenin cũng hiểu rõ điều đó, lần đầu tiên dùng bạo lực để lập nên nền cực quyền cộng sản Xô-viết. Những người như Stalin, Mao Trạch Đông cũng đều lợi dụng mọi thủ đoạn chính trị, mánh khóe, âm mưu, dương mưu, báng súng, ngòi bút, sát hại, lừa dối v.v., không gì là không dùng để cướp đoạt, duy hộ chính quyền bạo lực. Có được sự khống chế đối với chính quyền, dù là thảm sát hay làm biến dị thì đều có thể tiến hành một cách thuận tay như ý.
1.2 Tư tưởng xã hội chủ nghĩa thịnh hành ở Âu-Mỹ
Ở châu Âu, sự phổ biến rộng khắp của trào lưu tư tưởng và chính sách chủ nghĩa xã hội đã là sự thực không phải bàn. Mỹ là một quốc gia đặc thù, và cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, khi vận động chủ nghĩa cộng sản ở châu Âu vô cùng cuồng nhiệt thì sự phát triển của nó ở Mỹ lại rất hữu hạn. Năm 1906, học giả nước Đức là Werner Sombart đã từng viết cuốn sách có tiêu đề “Vì sao Mỹ không có chủ nghĩa xã hội” đã tìm hiểu nguyên nhân ấy. [3] Nhưng tình thế từ đó đến nay đã thay đổi rất nhiều.
Năm 2016, trong chiến dịch tranh cử tổng thống Mỹ, một ứng viên của một chính đảng cánh tả lớn đã công khai quảng bá chủ nghĩa xã hội. Trong ngôn ngữ của chủ nghĩa cộng sản, chủ nghĩa xã hội chẳng qua chỉ là “giai đoạn sơ khai” của chủ nghĩa cộng sản, và từng bị hầu hết người Mỹ coi rẻ. Bản thân vị ứng cử viên đó cũng thừa nhận rằng: “Tôi biết có rất nhiều người, hễ nghe đến từ ‘chủ nghĩa xã hội’ thì vô cùng căng thẳng”. Vậy mà người đó không tránh né, mà còn giới thiệu tư tưởng chủ nghĩa xã hội. Điều không ngờ là, trong cuộc tranh cử, người đó đã trở thành một trong hai ứng viên dẫn đầu của chính đảng đó.
Cuộc thăm dò dư luận cuối kỳ bầu cử năm 2016 cho thấy, trong một trong những chính đảng cánh tả lớn, 56% số người tự nhận là có quan điểm tích cực về chủ nghĩa xã hội. Xu thế nghiêng về chủ nghĩa xã hội này sớm đã được chỉ ra trong cuộc thăm dò của Trung tâm Nghiên cứu Pew năm 2011. [4] Cuộc thăm dò này cho thấy 49% công dân Mỹ từ 30 tuổi trở xuống có quan điểm tích cực về chủ nghĩa xã hội, nhưng chỉ có 47% đánh giá tích cực về chủ nghĩa tư bản [5]. Điều này cho thấy sự chuyển dịch về phía cánh tả của toàn bộ hình thái ý thức xã hội là có quan hệ mật thiết với việc cánh tả cổ xúy chủ nghĩa xã hội và một thế hệ người trẻ tuổi không hiểu về chủ nghĩa cộng sản.
Thực ra, ảo tưởng của người phương Tây hiện nay về chủ nghĩa xã hội cũng hết sức tương tự như ảo tưởng của vô số thanh niên nhẹ dạ ấp ủ chủ nghĩa cộng sản trong 100 năm qua ở Liên Xô, Trung Quốc và các nước khác. Thế hệ trẻ thì thiếu mất khả năng lý giải thấu đáo lịch sử, văn hóa và truyền thống của dân tộc mình, không có sức đề kháng trước chủ nghĩa xã hội có vẻ ngoài ôn hòa, nhân văn. Màn diễn lừa bịp của thế kỷ 20 đang tái hiện ở thế kỷ 21.
Tư tưởng trung tâm “Làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu” của Marx có tính lừa phỉnh rất lớn đối với những người trẻ; họ ảo tưởng về cuộc sống ở các quốc gia Bắc Âu với phúc lợi cao theo chế độ xã hội chủ nghĩa. Kỳ thực, chế độ “phúc lợi cao” ở những quốc gia này đã tạo thành vô số vấn đề xã hội. Vậy mà, khi có người muốn thay đổi chế độ phúc lợi đó từ bản chất thì dân chúng vốn quen hưởng phúc lợi cao lại nhất loạt chống cự, khiến cho người đó thất cử. Lúc này, ai có thể thắng cử chính là những nhân vật chính trị chủ trương tiếp tục tăng thu thuế, tăng cường sự can thiệp của chính phủ, dùng biện pháp lấn sang cả tương lai để giải quyết khó khăn trước mắt.
Như nhà kinh tế học Milton Friedman đề xuất: “Một xã hội đặt bình đẳng cao hơn tự do sẽ chẳng có được mặt nào. Một xã hội đặt tự do cao hơn bình đằng thì khả năng cao là sẽ có được cả hai.” [6]
Chủ nghĩa xã hội với phúc lợi cao tạo điều kiện cho chính phủ không ngừng mở rộng, khiến người ta dùng phiếu bầu để rời bỏ tự do. Đó chính là nước cờ đầu tiên của tà linh cộng sản nhằm nô lệ hóa nhân loại. Một khi các quốc gia trên toàn thế giới đều biến thành quốc gia xã hội chủ nghĩa thì chủ nghĩa xã hội theo “mô hình Bắc Âu” hiện nay từ dân chủ đi sang cực quyền cũng chẳng còn bao xa. Bởi vì chủ nghĩa xã hội là giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản, một khi giai đoạn chủ nghĩa xã hội hoàn thành, các lãnh đạo chính trị sẽ lập tức thúc đẩy quá độ sang chủ nghĩa cộng sản, chế độ tư hữu và cơ chế tranh cử dân chủ lập tức sẽ bị phế trừ, quốc gia sẽ nhanh chóng đi đến cực quyền, chế độ phúc lợi cao sẽ bị thay thế bằng gông cùm kiềm chế tư tưởng và tiếng nói của nhân dân.
1.3 Khống chế chính đảng, nghị viện, chính phủ, tòa án tối cao là chính trị lớn nhất của phe cánh tả
Ở những quốc gia phương Tây vốn có chế độ dân chủ lâu đời như chế độ tam quyền phân lập của Mỹ, muốn trực tiếp khống chế chính quyền như ở những quốc gia phương Đông không phải là chuyện dễ dàng. Cho nên chúng tất yếu phải dùng các loại thủ đoạn chính trị, đi đường vòng, gián tiếp khiến chính phủ của các quốc gia phương Tây biến thành bộ máy dưới sự khống chế của tà linh, trúng gian kế của nó.
Mỹ là chế độ đa đảng với hai đảng chủ yếu. Chủ nghĩa cộng sản muốn tiến nhập vào chủ lưu chính trị của Mỹ, tất nhiên phải cố gắng khống chế một trong hai đảng lớn, thậm chí là cả hai đảng. Sau khi khống chế chính đảng, bước tiếp theo là không chế ngày càng nhiều số ghế quốc hội, để ứng viên của mình chiếm cứ các chức vị then chốt trong chính phủ hoặc tòa án. Từ tình huống chính trị nước Mỹ bị tà linh cộng sản thâm nhập, người ta có thể nhìn ra tính nghiêm trọng của sự việc.
Ở Mỹ, các đảng cánh tả vẫn luôn kích động sự đối lập giữa nhóm người thu nhập thấp và nhóm người thu nhập cao để tranh thủ phiếu bầu, đồng thời bắt tay vào tranh thủ càng ngày càng nhiều dân nhập cư, cho đến cái gọi là “nhóm người yếu thế” như đồng tính luyến ái (LGBT), phụ nữ, dân tộc thiểu số… khiến cho họ trở thành kho phiếu ổn định của đảng cánh tả. Nhằm giành được những phiếu bầu này, họ cổ xúy tư tưởng cộng sản chủ nghĩa, vứt bỏ chuẩn tắc làm người, vứt bỏ quy phạm đạo đức mà Thần định ra cho con người, tích cực nịnh nọt, thậm chí bao che cho dân nhập cư phi pháp phạm tội, hòng khiến họ làm nền móng và bỏ phiếu cho đảng cánh tả.
Một vị tỷ phủ vẫn luôn ủng hộ các phong trào của cánh tả đã chi một lượng tiền lớn để tài trợ cho ứng viên cánh tả tranh cử tổng thống Mỹ và các vị trí quan trọng khác, nghĩ biện pháp đưa nhiều nhân sỹ đảng cánh tả hơn nữa vào Washington để khống chế cơ cấu và quyền lực quốc gia. Trong đó, đặc biệt là vị trí ngoại trưởng, là người phụ trách các hoạt động bầu cử và giữ vai trò trọng yếu trong việc giải quyết tranh chấp. Với những sự vụ liên quan đến tuyển cử do nghị sỹ của các bang phụ trách, khi cuộc bầu cử phát sinh tranh luận, quyết định của nghị sỹ bang có tác dụng vô cùng then chốt. Bởi vậy, vị tỷ phú kia gắng sức ủng hộ chiến dịch tranh cử của nghị sỹ ở các bang.
Có những dân nhập cư phi pháp, sau khi phạm tội ở Mỹ lại có quan chức cánh tả gỡ tội cho, các thành phố trú ẩn cũng khiến họ khó có thể bị chế tài. Tổng thống cánh tả tiền nhiệm khi còn đương chức đã từng có ý đồ để cho 5 triệu dân nhập cư phi pháp được hợp pháp hóa thân phận, song bản thảo nghị quyết kia bị Tòa án Tối cao bỏ qua một bên nên chưa thực hiện được [7].
Chính đảng cánh tả cực lực đòi quyền bỏ phiếu cho dân nhập cư phi pháp. Động cơ của họ không nhất định là vì lợi ích của dân nhập cư phi pháp hay của đại chúng, mà là vì để đảng kia tranh thủ được nhiều nguồn phiếu hơn nữa. Ngày 12/09/2017, một thành phố ở miền Đông nước Mỹ đã tiến hành bỏ phiếu cho dự luật cấp quyền bầu cử cho người không phải công dân, kể cả người có thẻ xanh, cư dân tạm trú diện visa du học sinh và visa làm việc, thậm chí cả người không có giấy tờ nhập cư hợp pháp. Kết quả bỏ phiếu là 4/3, mặc dù chưa đạt được số phiếu cần thiết là 6 phiếu, nhưng hiệu ứng ngầm mà dự luật này mang đến cho hướng đi tương lai của Mỹ đã thu hút sự quan tâm chú ý rộng rãi của truyền thông. [8]
Vì để thu hút phiếu bầu, khống chế chính quyền, đảng cánh tả – dưới sự khống chế của tà linh cộng sản – không từ thủ đoạn nào, khiến người ta không khỏi lo lắng cho tương lai của Mỹ.
1.4 Chính đảng cánh tả nắm quyền rồi thúc đẩy chủ nghĩa xã hội và chính sách biến dị
Các học giả nghiên cứu phát hiện rằng, chính quyền cánh tả tiền nhiệm bị những người theo chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa xã hội xâm nhập sâu rộng. Nhiều nhóm ủng hộ tổng thống tiền nhiệm đều có mối liên hệ vô cùng chặt chẽ với các tổ chức xã hội chủ nghĩa.
Tổng thống cánh tả tiền nhiệm là học trò của Saul Alinsky, người theo chủ nghĩa Marx mới. Sau khi lên nắm quyền, vị tổng thống này đã bổ nhiệm cố vấn là các chuyên gia chính sách cao cấp theo phái cực tả. Chính sách bảo hiểm y tế toàn dân của vị tổng thống quy định ai không tham gia sẽ bị phạt tiền. Ông đồng thời ban bố pháp lệnh để hợp pháp hóa cần sa và đồng tính luyến ái, cho phép người chuyển giới tham gia quân đội v.v.. Khi Quốc hội Bang California bị cánh tả khống chế, có nghị sỹ cánh tả có mưu đồ loại bỏ lệnh cấm người theo chủ nghĩa cộng sản tham gia chính trị, sau này dưới sự phản đối kịch liệt của cộng đồng Việt Kiều Mỹ, đã phải thu hồi.
Chính phủ nhiệm kỳ đó còn chế định ra những chính sách làm bại hoại nhân luân. Năm 2016, tổng thống đương nhiệm ký “sắc lệnh nhà vệ sinh cho người chuyển giới”, đã cho phép “người chuyển giới” có thể tùy ý đi vào nhà vệ sinh của giới tính mà họ chọn cho bản thân. Cho dù giới tính của một người là nam, nhưng chỉ cần anh ta tự nhận mình là nữ thì có thể đi vào nhà vệ sinh nữ. Hơn nữa, “sắc lệnh nhà vệ sinh cho người chuyển giới” này đã có hiệu lực ở các trường công lập trên toàn quốc, bang nào cự tuyệt sẽ bị cắt tài trợ của liên bang.
2. Đặc điểm của chính trị cộng sản chủ nghĩa là chính trị hợp nhất với tà giáo
Trong xã hội nhân loại mấy nghìn năm qua, thể chế chính trị quốc gia chủ yếu là chế độ quân chủ. Trong những tháng năm lâu dài của chế độ quân chủ, Thần đã ban cho quân chủ quyền bính để trị lý tại nhân gian, “quân quyền Thần thụ” [quyền của quân vương là do Thần truyền cho], hoàng đế hoặc quốc vương đóng vai trò thiêng liêng kết nối giữa người và Thần.
Hiện nay, rất nhiều quốc gia trên thế giới đều đang thực hành chế độ dân chủ. Dân chủ trên thực tế lại không hoàn toàn là dân chúng làm chủ, mà là dân chúng bầu ra một người để thay mình làm chủ. Ví như mọi người bầu ra tổng thống, quá trình này là một quá trình dân chủ, nhưng một khi bầu ra, tổng thống lại có quyền thay dân chúng đưa ra quyết định về chính trị, kinh tế, quân sự, ngoại giao, v.v..
Dân chủ cũng không thể đảm bảo người tốt sẽ trúng cử. Khi đạo đức xã hội phổ biến trượt dốc, người được đại đa số người bầu lên khả năng là người giỏi nói khoác, kích động, nịnh hót, là người xấu, chứ không nhất định là người tốt. Điều này, đối với xã hội, chỉ gây tổn hại càng lớn hơn. Nếu như chế độ dân chủ không lấy đạo đức mà Thần quy định làm ước thúc thì cực đoan của dân chủ sẽ xuất hiện, khiến nền chính trị bạo chính bị kích động và thao túng, đẩy xã hội vào tình trạng chia rẽ và bất ổn.
Tại đây, chúng tôi cũng không phân tích cụ thể loại thể chế nào tốt hơn hay tệ hơn, mà là muốn chỉ ra rằng đạo đức mới là nền tảng để ổn định xã hội, mà dân chủ và pháp trị chẳng qua chỉ là một loại phương thức vận hành xã hội mà thôi.
2.1 Tà giáo ĐCSTQ hợp nhất chính trị với tôn giáo
Thể chế chính trị mà chính quyền ĐCSTQ vận hành dưới sự chỉ đạo của chủ nghĩa cộng sản là một loại tà giáo chính trị, trong đó “chính trị hợp nhất với tôn giáo”. Nó dựa vào hình thái ý thức tà giáo để thống nhất tư tưởng của con người, làm bại hoại đạo đức con người, dựa vào phương thức băng đảng để khống chế xã hội, mục đích cuối cùng là hủy diệt con người.
Chế độ độc tài của ĐCSTQ thường được so sánh với quân chủ chuyên chế, loại quan điểm này là tự thị nhi phi (tưởng đúng mà không phải vậy). Sự khác biệt về bản chất giữa hai chế độ này là: quân chủ trong Trung Quốc truyền thống không đặt định nghĩa cho đạo đức, ngược lại còn phải chịu sự ước thúc của đạo đức do Thần (Thiên thượng hay Trời) định ra; còn ĐCSTQ lại lũng đoạn quyền giải thích đạo đức, bởi vậy cho dù đã làm ra biết bao chuyện xấu, ĐCSTQ vẫn có thể tự nhận mình là “vĩ đại, quang vinh, chính xác”.
Đạo đức là do Thần định ra, chứ không phải do con người đặt ra; tiêu chuẩn đúng sai, thiện ác là bắt nguồn từ lời răn dạy của Thần, chứ không bắt nguồn từ chính sách của chính đảng nào. Bởi vậy, khi một chính đảng lũng đoạn quyền giải thích đạo đức thì kết quả tất nhiên sẽ là “chính trị và tôn giáo hợp nhất lại”. Cụ thể, ĐCSTQ mang những đặc trưng sau đây của một tà giáo:
- ĐCSTQ tôn Marx làm “thượng đế” về tinh thần, coi chủ nghĩa Marx thành “chân lý vũ trụ”, dựa vào cái gọi là “thiên đường nhân gian” của chủ nghĩa cộng sản để hấp dẫn đảng viên vì nó mà phấn đấu suốt đời. Đặc trưng của tà giáo bao gồm: biên tạo giáo lý, tiêu diệt những tôn giáo khác với mình; sùng bái giáo chủ, duy ngã độc tôn; bạo lực tẩy não, khống chế tinh thần, tổ chức nghiêm mật, chỉ có thể vào mà không thể ra; cổ xúy bạo lực, tôn sùng máu tanh, cổ động hy sinh vì tôn giáo, v.v..
- Lãnh đạo của quốc gia cộng sản đều sùng bái cá nhân, từ Lenin, Stalin, Mao Trạch Đông, Kim Nhật Thành… đều như vậy cả. Họ là “giáo chủ” của tà giáo cộng sản ở các nước, có quyền giải thích đạo đức mà không ai được bàn cãi. Cho dù họ giết người hay nói dối thì đều được coi là đúng, bởi vì họ có thể giải thích rằng xuất phát điểm của họ là vì mục tiêu cao cả, hoặc nói một cách cao thâm khó lường là “đang trong một ván cờ lớn”. Quốc dân sống trong một chế độ như vậy buộc phải bỏ qua việc phán xét đạo đức của mình, mà nói dối, làm ác theo đảng, rồi phải chịu thương tổn nghiêm trọng về tâm linh và tinh thần.
- Chính giáo truyền thống dạy con người hướng thiện; còn tà giáo cộng sản lại hoàn toàn ngược lại, nó được kiến lập trên cơ sở của thù hận. Mặc dù đảng cộng sản cũng nói về “tình yêu”, nhưng cái “tình yêu” này cũng là kiến lập trên cơ sở của “hận”. Tỷ như những người vô sản sở dĩ có tình yêu giai cấp, đó là bởi vì họ đang đối diện với kẻ thù chung – các nhà tư bản. Ở Trung Quốc, phương thức biểu hiện lòng yêu nước là “hận nước Mỹ”, “hận nước Pháp”, “hận Nhật Bản”, “hận Hàn Quốc”, “hận Đài Loan”, hận những người ở hải ngoại hết lòng vì nước nhưng phê bình tà đảng cộng sản.
2. 2 Đặc điểm tôn giáo của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ
Chủ nghĩa tự do (liberalism) và chủ nghĩa tiến bộ (progressivism) hiện nay đã trở thành tiêu chuẩn “phải đạo chính trị” ở phương Tây, mà kỳ thực đã được đẩy lên vị trí của một “tôn giáo”.
Trong các thời kỳ lịch sử khác nhau, cánh tả ở phương Tây đã sử dụng các tên gọi khác nhau, có thời tự xưng là chủ nghĩa tự do, có thời xưng là chủ nghĩa tiến bộ. Song, trọng tâm của hai khái niệm này không có khác biệt nào đáng kể.
Lý tưởng cuối cùng của chủ nghĩa tự do hay chủ nghĩa tiến bộ cũng tương tự như hình thái ý thức của chủ nghĩa cộng sản: vừa cổ xúy cho cái gọi là “tự do” và “tiến bộ” của nhân loại, vừa biến nó thành một loại hình thái ý thức thần thánh hóa, bất kể khái niệm nào khác nó đều sẽ bị phê phán, đả kích.
Cơ sở đạo đức của nó tương tự như của chủ nghĩa cộng sản, cũng là vô Thần luận, tiến hóa luận, chủ nghĩa khoa học. Nó dùng cái tôi và lý tính của con người để thay thế cho tín ngưỡng vào Thần, coi bản thân con người cũng như Thần.
Mục tiêu mà nó đả kích cũng tương tự như của chủ nghĩa cộng sản, đem các vấn đề xã hội đổ lỗi cho sự bất công hoặc khiếm khuyết của chế độ hiện hành, cũng tức là chế độ tư bản chủ nghĩa mà họ muốn lật đổ hoặc cải tạo.
Thủ đoạn của nó cũng tương tự như thủ đoạn của chủ nghĩa cộng sản, cho rằng mục đích của mình “cao cả” như vậy nên có sử dụng bất kể thủ đoạn nào cũng đều hợp lý. Bởi vậy, bạo lực và lừa dối đã trở thành thủ đoạn thường dùng của nó, vận dụng “linh hoạt” trong các tình huống khác nhau.
Đặc điểm tôn giáo của chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ là không thể tách khỏi bối cảnh lịch sử ra đời của nó.
Sự tiến bộ nhanh chóng về khoa học từ thế kỷ 18 đến nay đã tăng cường sự tự tin của con người đến cực đại, đã hình thành nên một loại “thế giới quan tiến bộ”. Triết học gia người Pháp Marquis de Condorcet, nhà tiên phong của tư tưởng tiến bộ này, trong cuốn “Phác họa bức tranh lịch sử về sự tiến bộ tinh thần của con người” (Sketch for a Historical Picture of the Progress of the Human Mind) đã nêu, lý tính sẽ đưa nhân loại đến con đường của hạnh phúc và đạo đức hay cái thiện. Theo đó, tư tưởng tiến bộ càng về sau càng cuồng vọng, bắt đầu đẩy lý tính của con người lên Thần đàn.
Cách tư duy của chủ nghĩa tiến bộ khiến con người phân tách lý tính, lương tâm và Sáng thế chủ (Đấng tạo hóa), rồi cho rằng con người không cần Sáng thế chủ cứu độ, cũng có thể dựa vào lý tính và lương tri của bản thân để quét sạch mọi loại ác niệm như tham lam, sợ hãi, đố kỵ, cho rằng con người rốt cuộc có thể ở nhân gian mà kiến lập nên thiên đường, có thể không cần đoái hoài tới Thần.
Đến thế kỷ 19, chính trị gia kiêm nhà bình luận nghệ thuật người Pháp Jules Castagnary có câu nói thể hiện một điển hình về sự cuồng vọng của chủ nghĩa tiến bộ: “Khi bị đẩy ra rìa của khu vườn địa đàng kia, ta sẽ kiến lập một khu vườn Eden mới…. Ta sẽ dựng lập ‘Tiến bộ’ ở ngay lối vào của nó… ta sẽ trao vào tay ông ta trường kiếm rực lửa, và ông ta sẽ nói với Thượng Đế rằng: ‘Không cho Ngài vào đây’, thế là con người bắt đầu kiến lập nên xã hội nhân loại”. [9]
Người ta một khi có ý nghĩ như vậy thì sẽ kích phát ảo tưởng muốn khống chế vận mệnh nhân loại, thao túng tương lai của nhân loại – cũng có nghĩa là con người muốn đóng vai Thượng đế – tạo ra một xã hội không tưởng không có Thượng đế, một “thiên đường nhân gian”. Đây thực chất là cùng một giuộc với tư tưởng của chủ nghĩa cộng sản. Chính sự u mê cuồng vọng hòng “thay trời hành đạo” ấy đã gây nên những màn gió tanh mưa máu hết lần này đến lần khác tại nhân gian.
2.3 Chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ đương đại là biến thể của chủ nghĩa cộng sản
a. Sự nổi dậy chống lại chủ nghĩa tự do cổ điển
Chủ nghĩa tự do cổ điển, về mặt chính trị, xuất phát từ quyền lợi tự nhiên của cá nhân, yêu cầu có hiến pháp để hạn chế quyền lực của vương quyền hay chính phủ, mục đích là để bảo đảm tự do cá nhân. Bởi vì quyền cá nhân là do Trời ban, chính phủ chỉ là do công dân lập khế ước mà tạo nên, chức trách của nó chỉ giới hạn ở việc bảo hộ công dân. Việc phân tách chính trị và tôn giáo có mục đích là để chính phủ không có quyền can thiệp vào tư tưởng và tín ngưỡng của công dân.
Chủ nghĩa tự do đương đại thực tế là chủ nghĩa cộng sản mượn danh nghĩa “tự do” để thâm nhập và đi ngược lại chủ nghĩa tự do cổ điển, một mặt là nhấn mạnh chủ nghĩa cá nhân cực đoan – phóng túng hết mức dục vọng của con người, không còn giữ bất kể đạo đức hay ước thúc nào; mặt khác nhấn mạnh vào sự bình đẳng về kết quả chứ không phải sự bình đẳng về cơ hội.
Lấy ví dụ, ngay như việc phân phối tài sản, người theo chủ nghĩa tự do hiện đại chú trọng vào nhu cầu của người thụ hưởng chứ không phải là quyền lợi của người nộp thuế. Khi bàn đến việc điều chỉnh chính sách kỳ thị, họ đứng tại lập trường của người bị hại bị đối xử bất công trong lịch sử, chứ không đếm xỉa đến những người bị hại hiện nay do những chính sách đó gây ra. Về phương diện pháp luật, họ lấy việc tránh trừng phạt người vô tội làm chủ, chứ không đếm xỉa đến sự cần thiết của việc trừng phạt kẻ phạm tội. Trong giáo dục, họ lấy việc ủng hộ người có năng lực học tập thấp và gia đình yếu thế làm chủ, chứ không đoái hoài đến sự phát triển của học sinh có tố chất xuất chúng. Về phương diện quản chế các xuất bản phẩm khiêu dâm, họ lấy việc tự do biểu đạt làm cớ để loại bỏ sự hạn chế đối với xuất bản phẩm đồi trụy. Về việc phân tách chính phủ và tôn giáo, điều họ nhấn mạnh là tự do không tín ngưỡng chứ không phải là tự do tín ngưỡng. Về mặt lập pháp, phúc lợi, tiêu điểm mà họ quan tâm là người ta cần cái gì chứ không phải là người ta đáng có được gì, v.v..
Trọng điểm của chủ nghĩa tự do đương đại, trên thực tế, đã âm thầm diễn tiến từ “tự do” thành “bình đẳng”, nhưng lại không muốn đổi tên thành “chủ nghĩa bình đẳng”, bởi vì như vậy sẽ lập tức bị người ta nhận rõ ra bản chất là chủ nghĩa cộng sản.
Sự khoan dung trong chủ nghĩa tự do cổ điển vốn là một loại mỹ đức, nhưng tà linh cộng sản lợi dụng chủ nghĩa tự do đương đại, lấy khoan dung làm thủ đoạn để làm băng hoại đạo đức. Từ luận bàn về khái niệm phân tách chính phủ và tôn giáo trong“Bức thư về vấn đề khoan dung” (Letter Concerning Toleration) của John Locke, cha đẻ của chủ nghĩa tự do cổ điển, có thể thấy, chủ thể được khoan dung chủ yếu là chỉ chính phủ nắm quyền phải khoan dung tín ngưỡng cá nhân. Đối với con đường chân lý đi lên Thiên quốc mà mỗi cá nhân tin theo, quyền phán quyết đó là đúng đắn hay sai trái thuộc về Thần. Linh hồn của ai là do bản thân người đó nắm giữ, chính phủ không được dùng quyền lực để cưỡng chế người ta tin theo hay không tin theo điều gì.
Chủ nghĩa tự do đương đại đã lờ đi mục đích thật sự của khoan dung, đánh đồng khoan dung với không phán xét giá trị, từ đó phát triển ra thứ khái niệm mang tính chính trị gọi là “trung lập giá trị”, cũng tức là không phán xét giá trị nào trong bất cứ hoàn cảnh nào, mà coi tất cả như nhau. Trung lập giá trị thực ra chính là không có giá trị gì cả, đem tốt và xấu, thiện và ác lẫn lộn cả lại. Điều này thực chất là sự phủ định và đảo lộn giá trị phổ quát. Nó dùng ngôn từ hoa mỹ để trải đường cho ma quỷ, ngụy danh “tự do” để hợp lý hóa hành vi phản đạo đức, phản truyền thống. Biểu tượng cờ cầu vồng của phong trào đồng tính luyến ái (LGBT) chính là chân dung của cái gọi là “trung lập giá trị” này. Nếu như lực lượng chính nghĩa lên tiếng can thiệp thì chủ nghĩa tự do đương đại sẽ dùng những cái cớ như xâm phạm tự do cá nhân và quyền bình đẳng, kỳ thị người yếu thế v.v. để tiến hành công kích.
Chủ nghĩa tự do đương đại đã hoang đường đến mức giới tính cũng lẫn lộn không rõ ràng. Năm 2003, California đã thông qua dự luật cấp bang AB196, trong đó quy định bất kể chủ doanh nghiệp hay tổ chức phi lợi nhuận nào từ chối tuyển dụng ứng viên đủ trình độ mà là người đồng tính hay mặc trang phục khác với giới tính của họ thì có thể bị phạt tiền lên đến $150.000. [10] Thượng viên bang California không những thông qua, mà còn định nghĩa “đặc điểm nhận diện giới tính” là “nhận diện giới tính của một người dựa trên giới tính do người đó tự nhận, cho dù nó có giống với giới tính của người đó khi sinh ra hay không”. [11]
b. Trung tâm của chủ nghĩa tiến bộ là sự tha hóa về đạo đức
Chủ nghĩa tiến bộ hiện đại là sự vận dụng trực tiếp của thuyết tiến hóa Darwin vào lĩnh vực khoa học xã hội, khiến đạo đức truyền thống không ngừng lệch lạc và phát sinh biến dị dưới danh nghĩa “tiến bộ”.
Dưới sự chỉ đạo của giá trị quan truyền thống, nhân loại vận dụng trí tuệ của mình, thông qua nỗ lực mà cải thiện hoàn cảnh của mình, đồng thời khiến xã hội càng ngày càng phồn thịnh, văn minh, điều này vốn không có gì sai cả. Cuối thế kỷ 19, đầu thế kỷ 20, Mỹ từng xuất hiện “thời đại tiến bộ”, một số cải cách của chính phủ đã điều chỉnh những tệ đoan phát sinh trong quá trình phát triển kinh tế xã hội và khởi tác dụng chính diện.
Sau khi chủ nghĩa cộng sản xâm nhập vào Mỹ, nó đã chiếm đoạt khái niệm “tiến bộ” này và cả “chủ nghĩa tiến bộ”, cưỡng chế tiêm nhiễm vào đó tư tưởng độc hại của chủ nghĩa cộng sản. Nó dựng nên “Chính sách mới” (New Deal) sau cuộc “Đại khủng hoảng”, tiếp đó là cuộc vận động dân quyền (như đã trình bày tại Chương 5, Phần I), vận động phản văn hóa, vận động nữ quyền, vận động bảo vệ môi trường (sẽ trình bày tại Chương 16)… từ những năm 1960 cho đến hôm nay, đã khiến cho xã hội Mỹ phát sinh biến đổi cực lớn.
Bản chất của chủ nghĩa tiến bộ hiện đại là không thừa nhận trật tự xã hội và giá trị quan truyền thống do Thần lưu lại. Trong quan niệm đạo đức truyền thống, tiêu chuẩn đánh giá thiện ác, thị phi là đến từ Thần. Trong cách mạng tiến bộ, những người vô Thần coi đạo đức truyền thống là chướng ngại của tiến bộ nên phải đánh giá lại toàn bộ giá trị quan. Họ phủ nhận chuẩn mực đạo đức triệt để, mà dựa vào hiện trạng của xã hội, văn hóa, lịch sử để kiến lập hệ thống đạo đức, cũng tức là mọi giá trị đạo đức đều biến thành khái niệm tương đối. Chủ nghĩa đạo đức tương đối trong xã hội phương Tây thuận theo cách mạng tiến bộ mà ảnh hướng đến các phương diện như chính trị, giáo dục, văn hoá, v.v..
Chủ nghĩa Marx là điển hình của chủ nghĩa đạo đức tương đối, nó cho rằng phù hợp với lợi ích của giai cấp vô sản (thực chất là giai cấp thống trị) là có đạo đức, ngược lại là vô đạo đức. Đạo đức không phải dùng để ước thúc “giai cấp vô sản”, mà đã trở thành vũ khí để đả kích kẻ thù của “giai cấp vô sản chuyên chính”.
Thực tế là, chủ nghĩa cộng sản và chủ nghĩa tiến bộ có tồn tại một số điểm tương đồng, nên việc chủ nghĩa cộng sản chiếm đoạt chủ nghĩa tiến bộ dường như “hợp lẽ tự nhiên”, song lại khiến người ta mất cảnh giác. Cho đến nay, chủ nghĩa cộng sản ở phương Tây vẫn lấy danh nghĩa chủ nghĩa tiến bộ mà tiếp tục ngang nhiên lừa phỉnh.
c. Chủ nghĩa tự do và trào lưu hướng tới chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa tiến bộ
Như đã trình bày bên trên, chủ nghĩa tự do và chủ nghĩa tiến bộ đã đi ngược lại Hiến pháp Mỹ và cái gốc lập quốc cũng như các giá trị quan truyền thống của Mỹ. Bản chất của nó là muốn cải biến (thực chất là lật đổ) mọi tín ngưỡng truyền thống, giá trị đạo đức cũng như chế độ xã hội phương Tây đang tồn tại. Mục tiêu và kết quả của cách mạng tiến bộ ở phương Tây là từ trong chính xã hội tư bản chủ nghĩa mà thực hiện chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản.
Trong “Tuyên ngôn Đảng Cộng sản”, Marx đã liệt kê ra 10 hành động lớn để tiêu diệt chủ nghĩa tư bản như sau:
Bước đầu tiên trong cách mạng của giai cấp lao động là đưa giai cấp vô sản lên vị trí của giai cấp thống trị để giành chiến thắng trong cuộc chiến đòi dân chủ.
Giai cấp vô sản sẽ dùng quyền lực chính trị để từng bước đoạt toàn bộ tư bản của giai cấp tư sản, tập trung toàn bộ công cụ sản xuất vào tay nhà nước, nghĩa là vào tay giai cấp vô sản được dựng lên thành giai cấp thống trị; và gia tăng toàn bộ lực lượng sản xuất càng nhanh càng tốt.
Tất nhiên, ban đầu sẽ không thể đạt được điều này trừ phi chiếm đoạt quyền sở hữu và các điều kiện sản xuất tư sản; do đó, bằng các biện pháp tưởng như yếu kém và không bền vững về mặt kinh tế, nhưng trong quá trình vận động, sẽ vượt xa chính nó, đòi hỏi phải lật đổ trật tự xã hội cũ, dẫn đến một biện pháp không thể tránh khỏi là cách mạng hóa toàn bộ phương thức sản xuất.
Đương nhiên, những biện pháp này sẽ có sự khác biệt ở từng nước.
Tuy nhiên, ở những nước tiên tiến nhất, nhìn chung, những biện pháp sau sẽ khá phù hợp:
1. Tước đoạt quyền sở hữu đất đai, lấy toàn bộ địa tô để dùng cho chi tiêu quốc gia.
2. Áp thuế thu nhập lũy tiến.
3. Phế bỏ toàn bộ quyền thừa kế [Mỹ bắt đầu thu thuế thừa kế tài sản vào năm 1916].
4. Tịch thu tài sản của tất cả dân di cư và kẻ nổi dậy.
5. Tập trung tín dụng trong tay quốc gia dưới hình thức ngân hàng trung ương giữ vốn nhà nước và độc quyền lũng đoạn. (Cục Dự trữ Liên bang Mỹ, thành lập vào năm 1913, vận hành như một ngân hàng trung ương.)
6. Tập trung ngành giao thông vận tải trong tay quốc gia. (Mỹ có các cơ quan giám sát, một bưu điện quốc hữu và đường sắt quốc doanh.)
7. Mở rộng nhà máy và công cụ sản xuất thuộc sở hữu nhà nước; canh tác đất hoang, và cải tạo đất đai nói chung theo một kế hoạch chung.
8. Thực thi chế độ nghĩa vụ lao động phổ biến. Thành lập công nghiệp quốc phòng, đặc biệt là đối với nông nghiệp. (Năm 1935, Mỹ thành lập Sở An sinh Xã hội và Bộ Lao động. Luật Bình đẳng (Affirmative Action Law) quy định phụ nữ cũng có thể làm tất cả công việc của nam giới, kể cả các vị trí trong quân đội.)
9. Kết hợp nông nghiệp với các ngành sản xuất; từng bước xóa bỏ mọi sự phân biệt giữa thành thị và nông thôn bằng cách phân bố dân cư đồng đều hơn trên cả nước.
10. Miễn phí giáo dục cho tất cả trẻ em ở trường công. Bãi bỏ hình thức lao động trẻ em hiện có trong các nhà máy. Kết hợp giáo dục với sản xuất công nghiệp.
Trong 10 điểm nêu trong Tuyên ngôn Đảng Cộng sản, nhiều điểm đã đang được thực thi nhằm dần chuyển dịch Mỹ và các quốc gia khác về phía cánh tả, để cuối cùng có thể thiết lập hình thái kiểm soát chính trị cộng sản chủ nghĩa.
Trên bề mặt, những người cộng sản chủ trương một số điều tích cực, song mục tiêu của họ không phải vì lợi ích của quốc gia, mà để chiếm đoạt và duy trì quyền lực chính trị.
Con người theo đuổi sự tốt đẹp và tiến bộ thì không sai, nhưng khi biến thứ chủ nghĩa nào đó thành một loại trào lưu tư tưởng chính trị và thay thế, bài xích đạo đức truyền thống và tín ngưỡng thì họ đã trở thành công cụ cho tà linh cộng sản ở đằng sau thao túng, dẫn dắt con người đi đến sự bại hoại, diệt vong.
3. Kích động thù hận, khơi mào tranh đấu là lựa chọn tất yếu của chính trị cộng sản chủ nghĩa
Như đã diễn giải ngay từ đầu cuốn sách này, bản chất của chủ nghĩa cộng sản là một con tà linh do “hận” cấu thành. Điều này đã quyết định một đặc điểm quan trọng của chính trị cộng sản chủ nghĩa là: gieo rắc thù hận, khơi mào tranh đấu. Trong quá trình kích động thù hận, chia rẽ cộng đồng, lực lượng chính trị cộng sản chủ nghĩa lại làm băng hoại đạo đức nhân loại, thừa cơ đoạt quyền, kiến lập nền thống trị độc tài. Kích động con người đấu với nhau là thủ đoạn đoạt quyền chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản.
Trung tâm của chính trị cộng sản chủ nghĩa là phân hóa quần thể người, sau đó khơi dậy thù hận, tạo ra mâu thuẫn. Chương đầu của cuốn “Mao tuyển” (Những tác phẩm chọn lọc của Mao Trạch Đông) là phần “Phân tích các giai cấp trong xã hội Trung Quốc” (năm 1925), mở đầu đã viết: “Ai là kẻ thù của chúng ta? Ai là bạn của chúng ta? Vấn đề này là vấn đề đầu tiên của cách mạng.” [12] Đảng Cộng sản tùy tiện tạo ra khái niệm giai cấp, vốn chưa từng tồn tại, rồi gượng ép phân ra giai cấp đối lập, sau đó kích động người ta đấu tranh lẫn nhau. Đây là một trong những “bảo bối” của cộng sản để nổi lên đoạt quyền.
Phương thức chủ yếu mà chủ nghĩa cộng sản kích động đấu tranh là: phóng đại một cách phiến diện các loại vấn đề xã hội do nhân tâm bại hoại gây ra, rồi giải thích rằng nguyên nhân căn bản của những vấn đề này không phải là do đạo đức suy thoái, mà là do thể chế xã hội đã sinh bệnh rồi, mà nguyên nhân sinh bệnh là do tồn tại loại áp bức nào đó, và người ta ắt phải tìm ra kẻ áp bức này, rồi kích động đấu tranh giai cấp để giải quyết “tệ nạn xã hội”.
Thù hận tranh đấu mà chính trị cộng sản chủ nghĩa kích động không chỉ giới hạn giữa nhà tư bản và công nhân. Lãnh đạo cộng sản Cuba, Fidel Castro, đã tuyên bố với người Cuba rằng “kẻ thù chung của nhân dân” là sự “hủ bại” của Fulgencio Batista cùng những người ủng hộ ông, và cái gọi là sự “áp bức” của chủ đồn điền là căn nguyên của mọi “bất công”, “bất bình đẳng”. Chủ nghĩa cộng sản hứa hẹn lật đổ những kẻ “áp bức” để lập nên “xã hội bình đẳng” không tưởng, từ đó khơi dậy sự thù hận, đấu tranh giữa những người Cuba với nhau, trải đường cho cộng sản chuyên chính đoạt quyền ở Cuba.
Ở Trung Quốc “sáng kiến” của Mao Trạch Đông là hứa hẹn với nông dân sẽ “chia ruộng đất”, hứa hẹn cho công nhân làm “chủ” nhà máy, hứa hẹn với phần tử trí thức về “tự do, hoà bình, dân chủ”, khiến nông dân và địa chủ, công nhân và nhà tư bản, phần tử trí thức và chính phủ quốc dân đấu đến mức anh chết tôi sống, từ đó ĐCSTQ thừa cơ đoạt quyền.
Ở Algeria, lãnh đạo cộng sản Ahmed Ben Bella phát hiện ra việc khuấy động tranh chấp tôn giáo, và các nhóm dân tộc là con đường tắt để giành chính quyền, bởi vậy đã kích động hận thù, giết chóc giữa các môn đồ Hồi giáo và Cơ Đốc giáo, giữa người Ả Rập và người Pháp, trở thành bàn đạp cho Ben Bella thành lập nên chính quyền cộng sản. [13]
Đối với một quốc gia như Mỹ, các nhà lập quốc đã dùng Hiến pháp để lập quốc, mỗi công dân đều phải biết và tuân thủ Hiến pháp; xã hội thông qua gia đình, giáo hội, cộng đồng mà hình thành mối liên kết bền vững. Bởi vậy, quan niệm giai cấp trong toàn xã hội tương đối yếu, phương thức đấu tranh giai cấp khó mà có tác dụng.
Song, tà linh cộng sản tận dụng mọi cơ hội, mọi phương diện sinh hoạt xã hội để gây chia rẽ, phân hóa xã hội. Để phân hóa người làm công và chủ lao động, nó thông qua công đoàn mà khuếch đại mâu thuẫn giữa người làm công và chủ lao động. Nó phân hóa các dân tộc khác nhau, như người da đen, người Hồi giáo, người châu Á, người gốc La-tinh, mượn nhân quyền để cổ động đấu tranh giữa các tộc duệ thiểu số với người da trắng. Nó kích động đấu tranh giữa những người khác giới như vận động nữ quyền khiêu chiến với chế độ xã hội truyền thống. Nó phân hóa nhóm người có xu hướng giới tính khác, như vận động quyền lợi của người đồng tính (LGBT), thậm chí vì để tăng cường đấu tranh mà tạo ra những nhóm người mang giới tính mới. Nó phân hóa người của các tôn giáo và mượn “đa dạng văn hoá” để khiêu chiến với văn hóa truyền thống và di sản phương Tây. Nó phân hóa các nhóm người mang quốc tịch khác nhau, chẳng hạn thông qua cổ động ủng hộ “quyền lợi” của di dân phi pháp mà tạo ra xung đột giữa “người nước ngoài” và “người trong nước”. Nó phân hóa dân chúng và cán bộ chấp pháp, lấy danh nghĩa “tự do” để kích động đối kháng giữa thường dân và cảnh sát, giữa dân nhập cư phi pháp và cán bộ chấp pháp di dân liên bang, giữa cảnh sát bang và cán bộ chấp pháp liên bang v.v..
Khi xã hội bị phân hóa đến mức càng ngày càng nhỏ vụn, bất kể người nào chỉ cần nói một câu, làm một việc gì sơ suất đều có thể chọc giận một nhóm người khác, thậm chí dẫn đến tranh chấp, xung đột. Đấu tranh đã trở thành trạng thái bình thường của xã hội, gieo rắc thù hận vào trong tâm của mỗi người – đó chính là dụng tâm hiểm ác của chủ nghĩa cộng sản.
Chủ nghĩa cộng sản tiến hành đồng bộ: vừa phân hóa quần thể người, vừa khơi mào thù hận. Lenin viết: “Đối với những người phản đối chúng ta, chúng ta có thể và phải thông qua ngôn ngữ mà gieo rắc thù hận, xa lánh, miệt thị, v.v. trong quần chúng.” [14]
Thủ đoạn chính trị mà tà linh cộng sản sử dụng ở phương Tây là nắm bắt mọi cơ hội, thông qua các loại vấn đề về “công bằng xã hội” trên bề mặt để khuếch đại và kích động thù hận, khiến cho xung đột không ngừng phóng đại, leo thang.
Năm 1931, trong vụ án các cậu bé Scottsboro, chín thanh niên da đen bị buộc tội cưỡng hiếp hai phụ nữ da trắng, gây xung đột nghiêm trọng giữa người da đen và người da trắng ở Mỹ. Đảng Cộng sản Mỹ lập tức phát động người da đen biểu tình, lợi dụng vụ án này để đóng vai người chủ trì công đạo cho người da đen, đã thu hút một lượng lớn người ủng hộ, trong đó có Frank Marshall Davis, người sau này trở thành cố vấn của một tổng thống cánh tả. [15]
Tiến sỹ Paul Kengor, một học giả Mỹ, đã chỉ ra, trong vụ này, mục đích của Đảng Cộng sản Mỹ không chỉ là thu hút lượng lớn người Mỹ da đen cho đến những người theo chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa tiến bộ và muôn hình muôn vẻ những người tranh đấu vì “công bằng xã hội” gia nhập Đảng Cộng sản Mỹ, mà quan trọng hơn là mượn việc này để bêu xấu hình ảnh Mỹ thành một quốc gia bất công, kỳ thị chủng tộc, tuyên bố những vụ án tương tự là rất phổ biến – tuyên truyền rằng chỉ có chủ nghĩa cộng sản và hệ tư tưởng của phái tả mới có thể giải phóng người Mỹ khỏi hệ thống bệnh hoạn, tà ác này. [16]
Năm 1935, ở khu người da đen ở Harlem, New York phát sinh bạo loạn do tin đồn một đứa trẻ da đen ăn trộm đồ ở cửa hàng bị đánh chết. Đảng Cộng sản Mỹ lập tức lợi dụng vụ việc này để tổ chức người da đen biểu tình thị uy quy mô lớn ở Washington DC. Leonard Patterson, sau khi ra khỏi Đảng Cộng sản Mỹ đã tiết lộ rằng bản thân năm đó nhận được lệnh tổ chức cuộc biểu tình này.
Patterson kể về việc những người cộng sản đã được huấn luyện các thủ đoạn của chủ nghĩa Lenin nhằm xúi giục và kích động xung đột ra sao. Họ học cách biến biểu tình thành bạo động bạo lực và ẩu đả đường phố, cũng như cố ý tạo ra xung đột không đâu có. [17]
Ở Mỹ hiện nay, mỗi vụ xung đột, bạo loạn quy mô lớn đều không thiếu bóng dáng của các tổ chức cộng sản chọc gậy bánh xe từ bên trong. Năm 1992, đoạn băng hình về Rodney King, một cư dân da đen ở Los Angeles, vì lái xe khi say rượu đã bị cảnh sát da trắng đánh đập trong khi bắt giữ được công bố trên truyền hình. Vụ án được phán quyết xong, khi nhóm người biểu tình hòa bình chuẩn bị giải tán thì đột nhiên có người dùng tấm biển kim loại nện vào một chiếc xe ô tô đang qua đường, cuộc biểu tình nhanh chóng thăng cấp thành một vụ bạo loạn, cướp bóc, đốt phá quy mô lớn. [18]
Cảnh sát trưởng Sherman Block của quận Los Angeles, khi được hỏi về sự tham gia của đảng viên Đảng Cộng sản Mỹ trong cuộc bạo loạn, cho biết: “Không nghi ngờ gì là nhóm người này ở trong đó phóng hỏa, đập phá, cướp bóc.” Trong mấy ngày bạo loạn, các trường học và trên đường khắp nơi đều có truyền đơn của các tổ chức cộng sản như Đảng Cộng sản Cách mạng Mỹ, Đảng Công nhân Xã hội Chủ nghĩa, Đảng Lao động Tiến bộ, Đảng Cộng sản Mỹ. Có tờ rơi có câu: “Vì phán quyết hôm nay phục hận!… Hãy mang súng ống tới đây! Binh sỹ và công nhân liên hợp lại!…” Một cảnh sát ở Los Angeles tiết lộ: “Trước khi tuyên bố phán quyết, những kẻ vô lại này đã đang phát truyền đơn rồi.”[19]
Lenin từ sớm đã chỉ thị cho đảng viên Đảng Cộng sản: “Bạo loạn – biểu tình – chiến đấu đường phố – đội ngũ cách mạng độc lập, đây là các giai đoạn phát triển của khởi nghĩa quần chúng.” [20]
Các tổ chức muôn hình muôn vẻ kích động bạo loạn, bạo lực ở xã hội phương Tây hiện nay, có thể tự xưng là “Đoàn kết nhất trí”, “Chống phát xít”, “Chấm dứt chế độ phụ quyền”, “Mạng của người da đen cũng là mạng”, “Cự tuyệt chủ nghĩa phát-xít” v.v., mặc dù danh xưng khác nhau, nhưng thực ra đều là người theo đảng cộng sản hoặc người ủng hộ chủ nghĩa cộng sản. Tổ chức bạo lực Antifa do người của các tổ chức cộng sản biến thể hợp lại, như người theo chủ nghĩa vô chính phủ, chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản hoặc chủ nghĩa tự do, chủ nghĩa xã hội dân chủ v.v.. Còn “Cự tuyệt chủ nghĩa Phát xít” (Refuse Fascism) là do chủ tịch Đảng Cộng sản Cách mạng Mỹ sáng lập, thực ra là tổ chức cấp tiến cánh tả. Nó đã tổ chức nhiều hoạt động biểu tình quy mô lớn, mục đích là lật đổ kết quả bầu cử tổng thống năm 2016. [21]
Những nhóm người này lấy danh nghĩa tự do ngôn luận để không ngừng kích động các loại xung đột ở xã hội phương Tây. Nếu muốn hiểu mục đích thực sự của họ, chỉ cần xem chỉ thị của Đảng Cộng sản Mỹ cho các đảng viên như được nêu trong báo cáo quốc hội năm 1956 là rõ ngay:
“Các đảng viên và các tổ chức tiền tuyến ắt phải liên tục sỉ nhục, bôi nhọ, hạ thấp những người phê bình chúng ta… Nếu như kẻ phản đối quá phiền phức thì gắn cho họ cái mác là phát-xít, Đức Quốc xã (Nazi), hoặc chống Do Thái… Không ngừng gắn cho kẻ phản đối những cái mác đầy tai tiếng. Khi không ngừng lặp đi lặp lại, việc gán mác ấy sẽ trở thành ‘sự thực’ trong tâm trí quần chúng.” [22]
Chương 7 (Phần 2) | Chương 8 (Phần 2) |
Tài liệu tham khảo
[1] Emily Ekins and Joy Pullmann, “Why So Many Millennials Are Socialists,” The Federalist, February 15, 2016, http://thefederalist.com/2016/02/15/why-so-many-millennials-are-socialists/.
[2] Steven Erlanger, “What’s a Socialist?” New York Times, June 30, 2012, https://www.nytimes.com/2012/07/01/sunday-review/whats-a-socialist.html.
[3] Werner Sombart, P. M. Hocking, Why is There no Socialism in the United States? Palgrave Macmillan; 1st ed. (1976 edition)
[4] Harold Meyerson,“Why Are There Suddenly Millions of Socialists in America? ”The Guardian, February 19, 2016, https://www.theguardian.com/commentisfree/2016/feb/29/why-are-there-suddenly-millions-of-socialists-in-america.
[5] Emily Ekins and Joy Pullmann, “Why So Many Millennials Are Socialists,” The Federalist, February 15, 2016, http://thefederalist.com/2016/02/15/why-so-many-millennials-are-socialists/.
[6] Milton Friedman, Rose D. Friedman, Free to Choose: A Personal Statement, Mariner Books, reprint edition. (November 26, 1990)
[7] Matthew Vadum, “Soros Election-Rigging Scheme Collapses: The Secretary of State Project’s death is a victory for conservatives,” FrontPage Magazine, July 30, 2012, https://www.frontpagemag.com/fpm/139026/soros-election-rigging-scheme-collapses-matthew-vadum.
[8] Rachel Chason, “Non-Citizens Can Now Vote in College Park, Md.,” Washington Post, September 13, 2017, https://www.washingtonpost.com/local/md-politics/college-park-decides-to-allow-noncitizens-to-vote-in-local-elections/2017/09/13/2b7adb4a-987b-11e7-87fc-c3f7ee4035c9_story.html?utm_term=.71671372768a.
[9] Luo Bingxiang, Western Humanism and Christian Thought, Furen Religious Research
[10] Brad Stetson, Joseph G. Conti, The Truth About Tolerance: Pluralism, Diversity and the Culture Wars (InterVarsity Press, 2005), 116.
[11] “‘Gender’ means sex, and includes a person’s gender identity and gender related appearance and behavior whether or not stereotypically associated with the person’s assigned sex at birth.” California Penal Code 422.56(c).
[12] Mao Zedong, “Analysis of the Classes in Chinese Society,” Selected Works of Mao Tse-tung: Vol. I, Foreign Languages Press, Beijing, China.
[13] G. Edward Griffin, Communism and the Civil Rights Movement, https://www.youtube.com/watch?v=3CHk_iJ8hWk&t=3s.
[14] Bilveer Singh, Quest for Political Power: Communist Subversion and Militancy in Singapore (Marshall Cavendish International (Asia) Pte Ltd, 2015).
[15] G. Edward Griffin, “Communism and the Civil Rights Movement,” https://www.youtube.com/watch?v=3CHk_iJ8hWk&t=3s.
[16] Như trên.
[17] Leonard Patterson, “I Trained in Moscow for Black Revolution,” https://www.youtube.com/watch?v=GuXQjk4zhZs&t=1668s. 
[18] William F. Jasper, “Anarchy in Los Angeles: Who Fanned the Flames, and Why?” The New American, June 15, 1992, https://www.thenewamerican.com/usnews/crime/item/15807-anarchy-in-los-angeles-who-fanned-the-flames-and-why.
[19] Chuck Diaz, “Stirring Up Trouble: Communist Involvement in America’s Riots,” Speak up America, http://www.suanews.com/uncategorized/the-watts-riots-ferguson-and-the-communist-party.html.
[20] V. I. Lenin, The Revolutionary Army and the Revolutionary Government, https://www.marxists.org/archive/lenin/works/1905/jul/10.htm
[21] Blake Montgomery, “Here’s Everything You Need To Know about the Antifa Network That’s Trying To Solidify A Nazi-Punching Movement,” BuzzFeed News, September 7, 2017, https://www.buzzfeed.com/blakemontgomery/antifa-social-media?utm_term=.byGA2PEkZ#.hd4bxVe0B
[22] 1956 Report of the House Committee on Un-American Activities (Volume 1, 347), quoted from John F. McManus, “The Story Behind the Unwarranted Attack on The John Birch Society,” The John Birch Society Bulletin (March 1992), https://www.jbs.org/jbs-news/commentary/item/15784-the-story-behind-the-unwarranted-attack-on-the-john-birch-society.